/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

NGUYỄN KIM - ĐÀO VĂN BỒI

234 10:02, 07/06/2021
Team Uống Trà Thôi

( từ)

NGUYỄN KIM - ĐÀO VĂN BỒI
Cơ sở Điêu khắc tượng Phật- Tranh gỗ – Gia đình Nghệ nhân Đào Văn Bồi đã tạc tượng Phật, điêu khắc tranh gỗ từ những năm 1939.

Với hơn 75 năm sản xuất (ba đời điêu khắc tượng Phật, tranh gỗ), chúng tôi vinh dự nhận Danh hiệu “Nghệ nhân bàn tay vàng lĩnh vực điêu khắc Tranh gỗ” từ những năm 1980.

Đời nghệ nhân đầu tiên gồm có ông Đào Văn Bồi và ông Nguyễn Kim là hai trong rất ít nghệ nhân Điêu khắc tượng gỗ, tranh gỗ tại miền Bắc, hai ông đã truyền nghề cho hàng trăm thợ nghề tại Bắc Ninh, Đông Anh, Hà Tây, TP Hồ Chí Minh. Hiện ông Đào Văn Bồi đã tạ thế, ông Nguyễn Kim đã cao tuổi. Nghệ nhân Nguyễn Kim cũng là đại biểu Quốc hội khóa V, VI, VII của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Gia đình ông Nguyễn Kim dù không trực tiếp tham gia nhưng vẫn đảm nhiệm vị trí Cố vấn về điêu khắc Rồng, Lân, Nghê và các loại linh vật cho Cơ sở.

Lớp Nghệ nhân thứ hai là ông Đào Văn Bắc, con trai ông Đào Văn Bồi. Hiện ông Bắc vẫn tiếp tục đảm nhiệm công việc Cố vấn của Cơ sở.

Đời thứ ba là những người cháu thế hệ 8x của ông Đào Văn Bồi. Hiện nay, người quản lý chung của Cơ sở là ông Nguyễn Ngọc Phương. Ông Phương là người có khiếu thẩm mỹ, am hiểu Kỹ thuật làm Tranh gỗ, có kiến thức về Lịch sử – Văn hóa – Nghệ thuật Việt Nam, có quan hệ với nhiều nhà sử học, quyết đoán và kỹ tính. Khác các thế hệ Quản lý trước, ông đề cao việc một Bức tranh không chỉ độ thẩm mỹ cao hay phô diễn kỹ thuật đục kênh bong mà quan trọng nhất phải có một cốt truyện có ý nghĩa, nhân vật trong tranh phải có hồn và đặc sắc.

Theo ông, Tranh gỗ để chơi nhiều đời nên không đặt nặng chuyện đục kênh bong mà nên tập trung vào Cốt truyện của Tranh, nhân vật có hồn, đậm đà bản sắc văn hóa, tôn giáo, có tính xã hội cao, tinh xảo, tinh tế. Ông trực tiếp tư vấn, quản lý Chất lượng tượng trong quá trình sản xuất và chỉ huy chung việc sản xuất.
Nguồn sưu tầm
0 0 35,033 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Sự Khác Biệt Giữa Tỳ Hưu, Nghê Và Kì Lân
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
929 11:01, 16/08/2021
1 0 2,809 10.0
Trong tín ngưỡng văn hóa dân gian tại Việt Nam thì Tỳ Hưu, Nghê và Kỳ Lân đều là linh thú biểu tượng cho may mắn, thịnh vượng, tài lộc,... Có vai trò rất quan trọng trong chấn trạch ngôi nhà giúp xua đuổi tà ma, giữ gìn bình an cho gia chủ. Tuy nhiên, 3 linh vật này có nhiều điểm tương đồng khiến chúng ta dễ nhầm ...
Mugicha - Trà lúa mạch đến từ Nhật Bản
Team Uống Trà Thôi TRÀ GẠO
928 10:57, 15/08/2021
0 0 1,086 0.0
Mugicha (trà lúa mạch) là một loại trà ngũ cốc phổ biến ở Nhật Bản, được chế biến từ loại lúa mạch nội địa (tên là Mugi) giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Trà Mugicha mang đến hương vị thơm ngon hoàn toàn mới lạ, thư giãn thưởng thức tách trà từ nguyên liệu thiên nhiên này sẽ giúp người thưởng ...
Hoa hồng tặng mẹ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
927 08:57, 15/08/2021
1 0 11,161 10.0
Hoa hồng tặng mẹ
Anh dừng lại. tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng ba trăm ki-lố-mét. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
Cháu muốn mua một bồng hoa hồng để tặng mẹ cháu – nỏ nức nở – nhưng ...
Giai thoại về Nguyễn Bá Lân - Ông nghè bị cha đánh khi làm quan.
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
926 08:52, 15/08/2021
0 0 11,274 0.0
Giai thoại về Nguyễn Bá Lân - Ông nghè bị cha đánh khi làm quan.
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Nguyễn Bá Lân (1701-1785) người Hoài Bão, Tiên Du, Bắc Ninh. Ông là hậu duệ trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo thời Lê Huy Tông. Cha của Nguyễn Bá Lân là Nguyễn Công Hoàn, hay chữ có tiếng nhưng thi cử không hiểu sao chẳng đỗ đạt ...
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 2): CHU NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
923 16:51, 14/08/2021
1 2 2,811 9.5
CHU NÊ là loại khoáng có tính chất đặc biệt trong nhóm Tử sa Hồng nê, nó được gọi là tinh phẩm khoáng liệu của Hồng nê.

Trước đây, không có sự phân biệt rõ ràng giữa “chu nê” và “hồng nê”. Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, "chu nê" được gọi chung là hồng nê và không có tên gọi riêng. Mãi đến thời Trung ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!