/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

TRANH CỦA ĐƯỜNG BÁ HỔ ĐƯỢC BÁN VỚI GIÁ CAO NGẤT; CHUYÊN GIA: PHÓNG TO LÊN THÌ KHÔNG PHẢI LÀ TRANH

2343 13:01, 13/12/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

TRANH CỦA ĐƯỜNG BÁ HỔ ĐƯỢC BÁN VỚI GIÁ CAO NGẤT; CHUYÊN GIA: PHÓNG TO LÊN THÌ KHÔNG PHẢI LÀ TRANHTang Bohu
Những bức tranh gốc của Đường Bá Hổ được bán đấu giá với giá cao ngất ngưởng. Khi phóng đại bức tranh lên rồi quan sát các chuyên gia phải thốt lên rằng: đây cơ bản không phải là tranh vẽ…
‘Đường Bá Hổ Điểm Thu Hương’ là một bộ phim nổi tiếng, hẳn rất nhiều người đã từng xem qua. Bộ phim này thể hiện tinh tế một Đường Bá Hổ với hình tượng tài tử phong lưu, đa số người xem đều chú ý đến tính cách phong lưu mà không chú trọng đến tài hoa của ông. Kỳ thực Đường Bá Hổ là một nhà thư pháp, thi nhân, họa sĩ nổi tiếng thời nhà Minh.
Phong cách hội họa của Đường Bá Hổ rất độc đáo, ông kết hợp giữa hai trường phái hội họa phía Bắc và phía Nam, với nét vẽ tỉ mỉ, bố cục phóng khoáng, phong cách tao nhã, màu sắc tươi tắn, giỏi vẽ phong cảnh, vẽ chim bằng mực, vẽ nhân vật. Ông rất có thiên phú trong lĩnh vực hội họa và đạt được không ít thành tựu.
Tuy nhiên, nửa đời sau của Đường Bá Hổ sống rất nghèo khó, vất vả, dựa vào bán tranh vẽ để kiếm sống, hết sức gian khổ.
Khi Đường Bá Hổ còn sống, không một ai đánh giá cao những bức tranh của ông, nhưng sau khi ông mất, những bức tranh của ông đã được bán với giá cao ngất trời. Cuối những năm 1980, bức tranh ‘Sơn tĩnh nhật trường đồ’ của ông đã được bán đấu giá ở Hoa Kỳ với giá 660.000 USD, so với thời điểm đó thì giá này vô cùng đắt đỏ.
Có chuyên gia đã từng phóng to bức ‘Sơn tĩnh nhật trường đồ’, sau khi nhìn vào đã kinh ngạc thốt lên rằng: Đây căn bản không phải là tranh! Vẽ thật sự quá giống như thật. Cành lá trong tranh rất rõ ràng, đường vân của lá và thân cây vô cùng chi tiết. Nhìn bức tranh từ xa người ta cảm nhận được ý vị tuyệt vời, nhìn gần sẽ cho người ta cảm giác rung động sâu sắc.
Hiện tại những bức thư pháp và tranh của Đường Bá Hổ còn quý hơn nữa. Bức ‘Tùng nhai biệt nghiệp đồ quyển’ của ông đã được bán với giá 71,3 triệu nhân dân tệ vào năm 2013. Những ai có thể sở hữu các tác phẩm gốc của Đường Bá Hổ thì đều rất trân quý.
Ai đã từng xem bộ phim ‘Đường Bá Hổ Điểm Thu Hương’ thì đều biết rằng Đường Bá Hổ trong phim có rất nhiều thê thiếp, cuộc sống vô cùng giàu có khiến nhiều người ngưỡng mộ. Nhưng thực tế cuộc sống của Đường Bá Hổ hoàn toàn ngược lại.
Cha của Đường Bá Hổ là một thương nhân, thời nhà Minh, địa vị của thương nhân không cao, nhưng cuộc sống của gia đình họ cũng không nghèo khổ. Cho đến khi cha ông mất, gia đình bắt đầu sa sút, không lâu sau mẹ và chị gái của ông cũng lần lượt qua đời. Đường Bá Hổ không hề có nhiều thê thiếp, cũng chưa từng theo đuổi Thu Hương, nửa đời sau của ông vô cùng túng thiếu, khổ cực.
Chỉ bất quá nửa đời trước ông có cuộc sống như ý, khi cưới được vợ vừa trẻ vừa đẹp, thi đậu Trạng nguyên, sau đó ông bị người ta hãm hại làm lỡ mất con đường làm quan. Sau khi bị vợ bỏ, Đường Bá Hổ bắt đầu mất hy vọng vào cuộc sống, đắm chìm trong tửu sắc, thậm chí trước khi chết cũng không có tiền để mai táng bản thân mình.
Cuộc đời của ông không khỏi khiến người khác phải xúc động, những bức “tranh nhưng không phải tranh” của Đường Bá Hổ chính là những miêu tả chân thực trong cuộc đời của ông, là thái độ bất bình đối với sự nghiệp lận đận của mình, thổ lộ cảm xúc có tài nhưng không gặp thời, cũng là nửa đời lao tao cùng khổ nạn.
Nghệ thuật thực sự cần phải rèn luyện cả đời, muốn đạt được trình độ đó thì phải trải qua những khó khăn gian khổ trong cuộc sống. Chính vì vậy ông mới có thể vẽ ra những tác phẩm sâu sắc và tạo ra sự khác biệt. Tài năng của Đường Bá Hổ thực sự đáng khâm phục, những thành tựu nghệ thuật của ông là không thể thay thế và rất khó vượt qua.
Tác giả: Lý Tĩnh Nhu
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
TRANH CỦA ĐƯỜNG BÁ HỔ ĐƯỢC BÁN VỚI GIÁ CAO NGẤT; CHUYÊN GIA: PHÓNG TO LÊN THÌ KHÔNG PHẢI LÀ TRANHMột phần của "Núi lặng và ngày dài"
TRANH CỦA ĐƯỜNG BÁ HỔ ĐƯỢC BÁN VỚI GIÁ CAO NGẤT; CHUYÊN GIA: PHÓNG TO LÊN THÌ KHÔNG PHẢI LÀ TRANHMột phần của "Cuộn sách Bieye vách đá thông"
0 0 6,994 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Hành trình 100 năm kiến tạo mỹ thuật Việt
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3223 09:27, 15/03/2024
5 0 2,209 0.0
Kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương (nay là Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam), giới nghệ thuật trong và ngoài nước tổ chức nhiều sự kiện.

Sau 100 năm kể từ ngày thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, hội họa Việt Nam được kiến tạo trên nền tảng vững chắc của hội họa phương Tây kết ...
Nhành hoa hé lộ mối nguy của người mẫu trong bức tranh ‘Tháng sáu cháy bỏng’
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3217 08:55, 11/03/2024
1 0 2,365 0.0
Người mẫu nằm ngủ trưa ngỡ đang được thư giãn nhưng họa sĩ Frederic Leighton dường như gửi gắm một cảnh báo ngầm phía sau.

Khi Frederic Leighton trưng bày bức Tháng sáu cháy bỏng vào năm 1895 tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Anh ở London, các nhà phê bình đánh giá đây là một trong những tác phẩm xuất sắc của ...
Kinh thành nhà Thanh dưới thời Càn Long
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3211 09:38, 07/03/2024
0 0 2,162 0.0
Tranh của họa sĩ cung đình ghi lại cảnh Càn Long thỉnh an mẫu hậu, đại thần vào cung, phố mua sắm.

Bức "Kinh sư sinh xuân thi ý" (Ý thơ ở kinh thành khi xuân tới) của Từ Dương hiện được triển lãm tại Bảo tàng Cố Cung, Bắc Kinh. Tranh lụa hoàn thành mùa xuân năm 1767, chiều dọc 256 cm, chiều ngang 233 cm. Theo DPM, tác ...
Tranh Kim Hoàng – sự hồi sinh một dòng tranh dân gian
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3206 08:56, 04/03/2024
0 0 2,189 0.0
Tranh dân gian miền Bắc, nếu thiếu đi tranh Kim Hoàng, sẽ thiếu đi một nốt nhạc hay trong bản nhạc, cũng thiếu đi một vị lạ trong ngũ vị, và thiếu đi một màu độc đáo trong phổ màu.

Làng Kim Hoàng (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) từng là một làng quê nổi tiếng với nghề làm tranh, nhưng không may trong một trận lụt ...
Lý giải dòng chữ kỳ quặc trong bức tranh ‘Tiếng thét’ nổi tiếng toàn cầu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3203 09:44, 29/02/2024
0 0 2,268 0.0
Ở góc trên bên trái của bức tranh ‘Tiếng thét’ do Edvard Munch sáng tác là dòng chữ “Chỉ có thể do một kẻ điên vẽ!”.

Bức tranh Tiếng thét năm 1893 của Edvard Munch đã có tác động lớn đến văn hóa đại chúng, từng gợi cảm hứng cho các bộ phim như Ở nhà một mình hay Tiếng thét.

Đây vẫn là một trong những ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!