/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

TÔI THA THỨ, NHƯNG TÔI KHÔNG THỂ QUÊN!

2352 12:48, 16/12/2022
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

3 phút đọc (741 từ)

TÔI THA THỨ, NHƯNG TÔI KHÔNG THỂ QUÊN! - Giáo sư Trần Văn Khê -
TÔI THA THỨ, NHƯNG TÔI KHÔNG THỂ QUÊN!

Giáo sư Trần Văn Khê được mời dự buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản, tổ chức tại Paris (Pháp). Tham dự hầu hết là người Nhật và người Pháp, duy chỉ mình ông là người Việt.

Diễn giả hôm đó là một cựu Thủy sư Đề đốc người Pháp đã mở đầu bài thuyết trình bằng câu: “Thưa quý vị, tôi là Thủy sư Đề đốc đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể. Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã thấy một rừng văn học, trong đó Tanka là một đóa hoa tuyệt đẹp, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm với chỉ 31 âm tiết. Chỉ hai điều này thôi, các nước khác không dễ có được...".

Lời phát biểu đã chạm đến lòng tự trọng dân tộc của Giáo sư Trần Văn Khê. Khi đến phần giao lưu, ông xin phép được bày tỏ:

"Thưa Ông Thủy sư Đề đốc, ông nói rằng ông đã ở Việt Nam cả 20 năm mà không thấy áng văn nào đáng kể. Tôi là người Việt, khi nghe câu đó tôi đã rất ngạc nhiên. Chẳng biết khi ngài qua Việt Nam, ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của nước Việt? Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút xách...

Phải chi ngài chơi với giáo sư Emile Gaspardone thì ngài sẽ biết đến một thư mục gồm 1300 sách báo về văn chương Việt Nam mà giáo sư đã in trên Tạp chí Viễn Đông Bác cổ của Pháp. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durand thì sẽ có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông ấy đã cất công sưu tập... Nếu ngài làm bạn với những người như thế, ngài sẽ biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng vạn áng văn kiệt tác..."

Giáo sư Trần Văn Khê tiếp tục chia sẻ với giọng nói đanh thép: "Ngài nói trong thơ Tanka, chỉ cần một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm. Tôi chỉ là nhà nghiên cứu âm nhạc nhưng với kiến thức văn chương học thời trung học cũng đủ để trả lời ngài: Việt Nam có câu: “Đêm qua mận mới hỏi đào/Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”. Trai gái thường mượn hoa lá để bày tỏ tình cảm.

Còn về số âm tiết, tôi nhớ sử Việt Nam chép rằng ông Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang nhà Nguyên (Trung Quốc) gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ “nhất”. Mạc Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền:

“Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!”

Khi Giáo sư Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này thì khán giả vỗ tay nhiệt liệt.
Ông Thủy sư Đề đốc đỏ mặt: “Tôi chỉ biết ông là một nhà âm nhạc nhưng khi nghe ông dẫn giải, tôi biết mình đã sai khi vô tình làm tổn thương giá trị văn chương của dân tộc Việt Nam, tôi xin thành thật xin lỗi ông và xin lỗi cả dân tộc Việt Nam".

Kết thúc buổi nói chuyện, ông Thủy sư lại đến gặp riêng Giáo sư và ngỏ ý mời ông đến nhà dùng cơm để được nghe nhiều hơn về văn hóa Việt Nam. Giáo sư tế nhị từ chối, còn nói người Việt không mạo muội đến dùng cơm ở nhà người lạ.

Vị Thủy sư Đề đốc nói: “Vậy là ông chưa tha thứ cho tôi”.
Giáo sư đáp lời: “Có một câu mà tôi không thể dùng tiếng Pháp mà phải dùng tiếng Anh.
Đó là: I forgive, but I cannot yet forget (Tôi tha thứ, nhưng tôi chưa thể quên)”.
- Giáo sư Trần Văn Khê -
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
0 0 20,487 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Nhân quả và khẩu nghiệp – Tiếng vọng trên vách đá
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3713 09:00, 01/04/2025
1 0 880 9.0
Ngày xưa, ở một ngôi làng hẻo lánh dưới chân núi, có một người đàn ông tên Lữ An, nổi tiếng là kẻ lắm lời. Ông rất thích bàn luận chuyện thiên hạ, mỗi câu nói đều như mũi kim đâm vào lòng người khác. Nếu có ai phật ý, ông ấy cười khẩy:  “Lời nói là gió thoảng, ai giữ trong lòng kẻ ấy tự khổ, ...
LỜI PHẢN BÁC ĐANH THÉP DÀNH CHO KẺ KHÔNG TÔN TRỌNG VĂN HỌC VIỆT NAM !
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3712 07:05, 31/03/2025
0 0 906 10.0
GIÁO SƯ TRẦN VĂN KHÊ : NGÀI CHƠI VỚI AI MÀ KHÔNG BIẾT MỘT ÁNG VĂN NÀO CỦA NƯỚC VIỆT...?Giáo sư Trần Văn Khê được mời dự buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản, tổ chức tại Paris (Pháp). Tham dự hầu hết là người Nhật và người Pháp, duy chỉ mình ông là người Việt. Diễn giả hôm đó là một cựu ...
Ngẫm
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3711 19:00, 28/03/2025
1 0 1,165 10.0
Trong Thế chiến II, nhà toán học thiên tài Abraham Wald được giao nhiệm vụ tìm cách giúp máy bay ném bom sống sót tốt hơn. Quân đội chỉ cho ông những chiếc máy bay trở về với đầy vết đạn và hỏi nên gia cố phần nào.Hầu hết mọi người sẽ nói: “Bọc giáp ở những chỗ có nhiều vết đạn nhất”.Nhưng Wald lại ...
THIỆN NIỆM LÀ HẠT GIỐNG, THIỆN TÂM LÀ ĐÓA HOA VÀ THIỆN HẠNH LÀ MỘT TRÁI CHÍN NGỌT
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3710 09:00, 28/03/2025
0 0 1,178 0.0
Cha một đời tiết kiệm, nhưng mỗi khi gặp những người khó khăn cơ nhỡ, ông chưa bao giờ do dự hay tính toán. Ngay cả khi phải chắt chiu từng đồng không ăn không uống, ông cũng cố gắng hết sức để giúp đỡ người nghèo. Có một lần, cha đã đưa tất cả lộ phí đi đường của mình cho một người già bị ...
CAO NHÂN KẾT GIAO BẰNG HỮU NHƯ THẾ NÀO?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3709 09:00, 27/03/2025
0 0 1,299 0.0
Những bậc trưởng bối thường nói rằng: Trong đời người rất khó có được người bạn tâm giao thực sự. Vậy bậc cao nhân đã kết giao bằng hữu như thế nào?Khi mới bước vào đời, gặp ai chỉ hơi hợp ý một tí chúng ta cũng dễ coi đó là tri kỷ của mình, nhưng giao tiếp lâu rồi mới thấy đó vẫn chưa thể gọi ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!