/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.3): Khi khoa học huỷ hoại đức tin

2362 08:30, 20/12/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.3): Khi khoa học huỷ hoại đức tin"Les Sabines" (Les Sabines), tác giả: David, từ 1796 đến 1799 (Nguồn: Wikipedia).
Cùng với sự lan truyền càng ngày càng rộng của những tư tưởng phản Thần và phản truyền thống, đạo đức của con người đã bị hủy hoại một cách vô tình, không ý thức được, không cảm nhận được…

Sở dĩ tôi muốn nói về khoa học, là vì trong lịch sử nghệ thuật, bất luận là phát minh nhan liệu mới, hay sử dụng điều sắc dịch (toner), hay là canh tân lý luận nghệ thuật, hay sự biến hóa của chủ đề mỹ thuật… đều có liên quan đến khoa học. Trong một thời gian dài của lịch sử, sự phát triển của khoa học luôn ở trạng thái bán đình trệ. Bởi vì bộ óc của người cổ đại nói chung không có ý thức thúc đẩy phát triển khoa học, thậm chí nếu có, nó cũng chỉ giới hạn ở một nhóm người rất nhỏ, điều này cũng dẫn đến việc thế giới vật chất lúc bấy giờ không tồn tại một môi trường nghiên cứu khoa học tương tự như ngày nay. Vào thời đại hòa bình, cuộc sống hàng ngày của người xưa chủ yếu là bình tĩnh sống qua ngày, làm công việc truyền thống và đi tới giáo đường để lấp đầy tín ngưỡng của họ, v.v.. những việc hoàn toàn không liên quan gì đến khoa học hiện đại. Nhưng sau cải cách tôn giáo, rất nhiều sự tình đã phát sinh biến hóa.

Sự truyền bá tư tưởng khoa học kéo theo sự suy giảm của niềm tin tôn giáo

Tân giáo đã bỏ qua Tòa thánh về mặt giáo nghĩa, và nhấn mạnh mối quan hệ trực tiếp giữa cá thể và Thượng Đế. Đương nhiên, người ta hy vọng rằng các tín đồ đều có năng lực tự đọc Kinh Thánh, thay vì thông qua các giáo sĩ – những nhân viên của Thần. Tuy nhiên, ở các quốc gia châu Âu vào thế kỷ XVI, không có nhiều người có năng lực tự đọc sách. Vì vậy, các quốc gia theo Tân giáo bắt đầu bằng giáo dục, tận lực nâng cao tỷ lệ biết chữ của dân chúng để họ có thể đọc Kinh Thánh.

Sự gia tăng chung về tỷ lệ biết chữ và trình độ văn hóa trên toàn quốc đã tạo ra nhiều phần tử trí thức hơn; và trong số những người này, có nhiều tín đồ kiền thành cả đời truy cầu khám phá những bí ẩn của thế giới tự nhiên, để từ đó chứng minh cho nhân thế rằng sự sáng tạo của Thần là vĩ đại như thế nào. Trên thực tế, thái độ truy cầu hướng ngoại này hoàn toàn bất đồng với nguyên tắc tu nội của Cơ đốc giáo nguyên thủy, nhưng nó đã dần dần hình thành một trào lưu tư tưởng. Kết quả là, các thế hệ khoa học gia đã nỗ lực không mệt mỏi, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của khoa học.

Sự đề cao trình độ tri thức chung của dân chúng ở các quốc gia Tân giáo đương nhiên gây áp lực bội phần lên Giáo hội Thiên Chúa giáo. Nếu đâu đâu cũng có thể thấy các trí thức Tân giáo nói Tân giáo ưu tú thế nào thì làm sao Thiên Chúa giáo không gặp bất lợi trong việc thu hút tín đồ? Do đó, dưới sự thụ ý của lãnh đạo Thiên Chúa giáo, “Gia-tô hội” (Society of Jesus) đã được thành lập vào thế kỷ XVI để đối phó với tôn giáo cải cách. Hội đã phát huy tác dụng, bắt đầu vận hành mạnh mẽ các trường học để bồi dưỡng các giáo sĩ và phần tử trí thức trung thành với Tòa Thánh và các lực lượng Công giáo. Những hành động này cũng xúc tiến sự phát triển của khoa học.

Khi tín ngưỡng đang trạng thái tương đối thuần chính, sự phát triển của khoa học bản thân nó không nhất thiết hủy diệt tín ngưỡng. Như chúng ta đã biết, nhiều nhà khoa học lớn, nổi tiếng trong lịch sử nhân loại đều là những tín đồ tôn giáo kiền thành; họ không vì tri thức khoa học phong phú của mình mà ngừng tín Thần. Nhưng khi tín ngưỡng đã trở nên bất thuần, một khi các nhân tố phức tạp khác xen vào, liền có thể tạo thành một bước phá hoại đối với tín ngưỡng. Thuận theo sự phát triển của lịch sử, ngày càng có nhiều kết quả khoa học thực nghiệm được công bố và phát biểu, khiến con người ngày càng chỉ tin vào những gì mình tận mắt chứng kiến. Điều này đã dẫn đến việc khoa học dần dần thay thế tín ngưỡng chân chính, và tôn giáo dần dần bị coi như là một loại khái niệm xã hội học, hay một chủng văn minh nhân loại.

Sự biến hóa của nhân tâm và sự suy tàn của tôn giáo cũng liên quan trực tiếp đến bản thân các giáo nghĩa tôn giáo. Từ các chi tiết nhỏ chúng ta có thể phát hiện rằng, không ít nghiên cứu khoa học đương thời đã lật đổ không phải những tư tưởng cốt lõi của Cơ đốc giáo, mà chỉ lật đổ một số lý luận Thần học được phát triển trong lịch sử. Ví dụ, trong Thần học Cơ đốc giáo có nhiều lý luận của Aristotle. Thực nghiệm hai quả cầu có khối lượng khác nhau cùng lúc thả rơi từ Tháp nghiêng Pisa tiếp đất đồng thời, đã lật ngược lý luận của Aristotle rằng các vật có trọng lượng khác nhau rơi với tốc độ khác nhau, nó liền dẫn khởi một số người hoài nghi Thần học đặt câu hỏi liệu Thần có tồn tại hay không.

Nhưng bất cứ ai hiểu biết một chút về lịch sử đều biết rằng Aristotle không phải là một tín đồ Cơ đốc giáo, ông là một nhân vật trong thời đại từ năm 384 TCN đến năm 322 TCN; nghĩa là ông ấy chết hơn 300 năm thì Chúa Giêsu mới giáng sinh, mà Cơ đốc giáo được thành lập bởi các môn đệ của Chúa Giêsu sau khi Ngài ly thế. Lý luận của Aristotle đã gia nhập vào thể hệ lý luận của Cơ đốc giáo khi một số nhà truyền giáo thuở sơ khai chứng minh tính hợp lý của việc kết hợp giáo nghĩa Cơ đốc giáo với triết học Hy Lạp cổ đại. Những tư tưởng dị chất này đã hiển lộ những tác dụng có hại của chúng đối với tôn giáo trong thời kỳ văn nghệ Phục hưng; cùng với sự phát triển của thời đại, những tác dụng phụ diện của chúng ngày càng trở nên minh hiển hơn.

Tương ứng, có một số người phủ định “Kinh Thánh”. Như chúng ta đều biết, “Kinh Thánh” không phải do Đức Giê-hô-va hay chính Chúa Giê-su viết ra, mà được hậu thế ghi chép lại. Trong quá trình lưu truyền, chuyển thuật, hồi ức, viết ra ký tự và dịch thuật, rất dễ xuất hiện nhiều sai sót, và mọi người cũng khó lý giải được nội hàm chân chính và ám chỉ trong lời giảng của các bậc Giác Giả tại cao tầng; vì vậy trong quá trình ghi chép lại có thể có những sai khác về ngữ nghĩa, thậm chí cả tình huống nhận thức sai. Ví dụ, “Thiên” được các bậc Giác Giả đề cập đến và “thiên không”, hay “bầu trời” được các nhà khoa học nghiên cứu hoàn toàn không cùng một khái niệm. Tuy nhiên, do logic hạn hẹp và trí tuệ thấp kém của con người, khoa học và Thần học dần trở nên đối lập. Khoa học rất khó chứng minh sự tồn tại của Thần, mà tiềm ý thức của con người – nơi mà con người có thể giao cảm với Thần – dễ dàng bị ‘ngộ độc’ vì khoa học chứng minh Thần không tồn tại. Ngoài ra, sự hủ bại ngày càng nghiêm trọng và sự phản cảm của nhiều giáo sĩ tác uy tác phúc, đã thúc đẩy sự lan truyền của tư duy lý tính dạng chủ nghĩa duy vật.

Triết học tự nhiên (natural philosophy) của Aristotle được gắn với Thần học của Thiên Chúa giáo từ thời Trung cổ. Được mang diện mạo là Thần học tự nhiên (natural theology), nó đã phát triển lớn mạnh với sự hỗ trợ của Giáo hội Thiên Chúa giáo, vốn luôn nhất quán nhấn mạnh truyền thống cầu học thuật. Tất nhiên, trong quá trình này, cũng có những người phản đối Aristotle, nói rằng ông ta là một giáo đồ dị giáo. Tuy nhiên bất luận loại học vấn này được gọi là “Aristotle” hay bất kỳ cái tên nào khác, thì tinh thần của nó sớm đã không ngừng sinh trưởng như một bụi cây leo.

Khoa học cũng hủy hoại sự tín Thần

Khoa học sơ khai ở mọi quốc gia trên thế giới không phải là một ngành độc lập, mà được tích hợp thành nhất thể với các nhân tố như Thần học, thần bí học và tín ngưỡng. Ví dụ, thiên văn học có nguồn gốc từ các lý luận tinh tượng viễn cổ và thuật chiêm tinh học, hóa học được thoát thai từ luyện kim thuật, v.v. Trong quá trình phát triển khoa học thần bí, luyện kim thuật và chiêm tinh thuật phát triển cao độ ở khu vực Ả Rập cũng đã được truyền nhập vào châu Âu, tiến thêm một bước lây nhiễm và cải biến Cơ đốc giáo một cách tinh vi. Có vẻ như tri thức khoa học sau này đã thay thế triết học tự nhiên của Aristotle, nhưng, chính từ trong tôn giáo mà con đường nghiên cứu khoa học đã được phát triển từng bước từng bước.

Sau cuộc cải cách tôn giáo, lý luận của Tân giáo chủ trương “tất cả các tín đồ đều là linh mục” đã khiến nhiều nhà khoa học Tân giáo coi việc nghiên cứu khoa học tự nhiên như một hoạt động của các linh mục khám phá sự sáng tạo của Thượng Đế, một phong trào triết học thậm chí đã hình thành từ thế kỷ XVII. Kết quả là, với sự tài trợ vốn của các hội kín thuộc các phương diện khác nhau, triết học tự nhiên ban đầu đã dần dần thoát thai thành vật lý học ngày nay; khoa học hoàn toàn trở nên độc lập với Thần học, và đạp Thần học xuống dưới chân của nó.

Hành vi của các lực lượng tôn giáo ở các phương diện cũng đã đóng vai trò như một chất xúc tác làm chuyển biến tín ngưỡng này. Khi Nicolaus Copernicus công bố thuyết nhật tâm vào năm 1543 thách thức thuyết địa tâm của Thần học, Giáo hội đã áp dụng một thái độ khoan dung. Tòa thánh La Mã đã không cấm chỉ các tác phẩm của Copernicus trong hơn 70 năm. Tuy nhiên, vào thời điểm Galileo Galilei viết lập thuyết của mình, thái độ của Tòa thánh đã hoàn toàn chuyển biến. Khác với trường hợp Giordano Bruno bị hỏa thiêu – một án lệ không liên quan gì đến khoa học, Galileo bị Tòa án Dị giáo kết án chung thân tại nhà vào năm 1633, điều này có liên quan đến việc ông ủng hộ thuyết nhật tâm. Không ít tài liệu khoa học tương quan cũng được đưa vào Mục lục sách cấm (Index Librorum Prohibitorum) vào đầu thế kỷ XVII, và việc in ấn, nhập khẩu và buôn bán đều bị nghiêm cấm.

Phương thức thông qua bạo lực để áp chế này, tuy bề ngoài vẫn duy hộ được vẻ uy nghiêm của Tòa Thánh, nhưng trong thời đại mà tư tưởng của dân chúng dần dần trở nên sôi động, nó sẽ khiến người dân bị mất lòng tin. Tín ngưỡng tôn giáo được thiết lập trên cơ sở sự tín phụng của nhân tâm; một khi trong tâm người dân đã không còn tin tưởng tôn giáo, họ chỉ khuất phục trước vũ lực trừ ác của Giáo hội trên bề mặt, chứ không tâm phục khẩu phục Giáo hội. Tôn giáo vì thế mà không còn tác dụng giáo dục và đạo dẫn nhân tâm như thủa sơ khai, điều này tất dẫn khởi sự suy vong trên thực tế của tôn giáo.

Sự tăng trưởng của các nhân tố phụ diện cũng thể hiện ra từ tầng diện vật chất. Do sự phát triển của khoa học, phát minh súng hỏa mai và súng đá lửa vào thế kỷ XVII đã dẫn đến sức mạnh bảo vệ của áo giáp tấm, loại áo giáp mạnh nhất trong lịch sử vũ khí lạnh của nhân loại, không còn có thể chống chọi lại được với sức sát thương cực mạnh của súng, và nó dần dần bị vứt bỏ. Tại thời điểm này, lực lượng hủy diệt càng ngày càng vượt qua lực lượng phòng hộ, và xu thế nhân loại đi đến sự hủy diệt ngày càng trở nên minh hiển.

Chủ nghĩa duy vật và thuyết vô thần phá hủy đức tin chân chính và đạo đức nhân loại

Trong lĩnh vực tư tưởng, sự xuất hiện của chủ nghĩa “khải mông” (the Enlightenment) đã phá vỡ sự cân bằng giữa Chính và phản (tà) trước đây trong xã hội. Những khoa học gia của chủ nghĩa “khải mông”, vì để phát triển cơ sở lý luận của khoa học thực chứng, đã tôn sùng tư duy lý tính của chủ nghĩa duy vật, với logic sắc bén và tư biện giảo hoạt, đã đâm thấu tâm quyền uy của tôn giáo đang trong trạng thái không ngừng suy vong. Nếu sự xuất hiện của “Tự nhiên Thần luận” (Deism) với khuynh hướng chủ nghĩa duy vật vào thế kỷ XVII đã bị giới tôn giáo đương thời gọi là “dị đoan”, thì việc lý luận hóa và hệ thống hóa thuyết vô thần lại càng khiến các đại giáo phái phẫn nộ hơn. Nhưng bấy giờ các lực lượng đối địch như Cộng tế hội (Freemasonry), Quang minh hội (Illuminati, cũng gọi là Quang chiếu bang), hội thờ Sa tăng (Satanism), Lộ tây pháp chủ nghĩa (Luciferianism) v.v. đã giành đại thế, ẩn mình trong bóng tối mà lộng hành khi tôn giáo truyền thống đã không còn khả năng thống lĩnh tư tưởng đại chúng trong lĩnh vực ý thức hệ.

Nhiều linh mục tu hành không đủ đức hạnh, nên lực cảm hóa của họ không đủ, không cách nào để khiến người ta tâm phục khẩu phục. Ngược lại, nó còn khởi phát không ít những đối thủ lợi dụng đề tài để công kích tôn giáo. Ví dụ, Voltaire, người đã học trong Hiệp hội các tu sĩ Dòng Tên từ khi còn nhỏ, khi trưởng thành không những không trung thành với Tòa Thánh, mà còn dành cả đời để nguyền rủa Cơ đốc giáo, trong xã hội thượng lưu ông ta như cá trong nước, thu được cả danh cả lợi; thậm chí sau khi chết, ông ta còn được lưu danh trong lịch sử.

Cùng với sự lan truyền càng ngày càng rộng của những tư tưởng phản Thần và phản truyền thống, đạo đức của con người đã bị hủy hoại một cách vô tình, không ý thức được, không cảm nhận được. Chủ nghĩa “khải mông” đã cổ súy cho tự do cá nhân và lý tính khoa học, và bộ phận tự tư tự lợi trong tâm tính con người bắt đầu bành trướng. Nhân bất tín Thần, thì không còn tư tưởng nào ước thúc họ, mà “tùy tâm sở dục”, làm bất cứ điều gì họ muốn, xâm hại người khác cũng không thấy áy náy. Việc xuất bản Bách khoa toàn thư (Encyclopédie) trong phong trào “khải mông” – thực chất là bình luận các vấn đề thời sự dưới chiêu bài khoa học đại chúng, đưa vào một lượng lớn các quan điểm phản tôn giáo nhằm huyên tân đoạt chủ (làm ồn ào khiến công chúng mất tập trung, để đoạt lấy mục tiêu), hoặc tuyên truyền chính trị. Đối với việc lý giải thiên địa vạn sự, họ cũng dựa vào trình độ khoa học thấp lúc đương thời, hầu hết trong số họ sử dụng chủ nghĩa vô thần hoặc chủ nghĩa duy vật để tùy tiện đưa ra định nghĩa. Tuy có cả trăm kẽ hở, nhưng chúng đã thiết lập nên mô thức tư duy chỉnh thể của nhân loại hiện đại.

Phong trào “khải mông” thực chất là một chiến dịch tẩy não nhằm vào tất cả những người có tư tưởng truyền thống bình thường vào thời điểm đó, hy vọng làm bước đệm hỗ trợ khoa học thực chứng và quan điểm vô thần luận thay thế tín ngưỡng tôn giáo trong hình thái ý thức, và đặt cơ sở tư tưởng cho việc lật đổ trật tự xã hội truyền thống. Mục đích của nó là sử dụng tuyên truyền tẩy não để tiêu diệt chính tín của con người, và duy trì lý luận cho hàng loạt các cuộc cách mạng giết người quy mô lớn được lên kế hoạch từ cuối thế kỷ thứ mười tám – XVIII.

(Còn tiếp…)

Uống Trà Thôi
Theo DKN
Hương Thảo biên dịch
Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.3): Khi khoa học huỷ hoại đức tinBản sao bằng đá cẩm thạch của người La Mã của bức tượng chân dung Aristotles chế tác bởi Lysippos, c. 330 TCN, với phần vải alabaster hiện đại (Nguồn: Wikipedia)
Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.3): Khi khoa học huỷ hoại đức tinBản Kinh Thánh viết tay tiếng La Tinh, được trưng bày ở Tu viện Malmesbury, Wiltshire, Anh. Quyển Kinh Thánh này được viết tại Bỉ vào năm 1407 CN, dùng để xướng đọc trong tu viện (Nguồn: Wikipedia)
0 0 7,017 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Những kỷ lục của Tề Bạch Thạch
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
674 10:58, 12/07/2021
0 0 9,966 0.0
Những kỷ lục của Tề Bạch Thạch
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Một bộ tranh thủy mặc của danh họa Tề Bạch Thạch có tên gọi Thập nhị phong cảnh đồ, được ông sáng tác năm 1925 vừa lập kỷ lục thế giới khi được bán với giá 140,8 triệu USD vào ngày 17-12-2017 tại nhà đấu giá Poly ở Bắc Kinh.

Nếu không có ...
CUỘC ĐỜI PHONG LƯU, THÍCH MUA VUI LẦU XANH CỦA ĐƯỜNG BÁ HỔ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
612 08:29, 05/07/2021
0 0 8,015 0.0
CUỘC ĐỜI PHONG LƯU, THÍCH MUA VUI LẦU XANH CỦA ĐƯỜNG BÁ HỔ
Bên cạnh tài năng xuất chúng, Đường Bá Hổ (thi sĩ, họa sĩ đời Minh, Trung Quốc) còn thường được nhắc đến với cuộc sống phóng túng.

Đường Dần, tự Bá Hổ (1470-1524), người Tô Châu, đời Minh. Ông là nhà thơ, nhà thư pháp, họa sĩ kiệt xuất thời ...
THIẾU NỮ SAY ĐẮM TRONG VƯỜN NẮNG HẠ CỦA LÊ PHỔ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
380 14:10, 15/06/2021
0 0 9,862 0.0
Lê Phổ là họa sĩ khóa đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương, cùng khoá với hoạ sĩ Mai Trung Thứ. Ông được hiệu trưởng vừa là người thầy Victor Tardieu xếp vào nhóm 10 học sinh tinh hoa của trường. Năm 1931 họa sĩ Lê Phổ sang Pháp trang trí cho các triển lãm ở Paris, sau đó ông nhận được học bổng và theo ...
THIẾU NỮ CHOÀNG KHĂN - Đạt Mức Giá Triệu Đô
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
353 14:40, 14/06/2021
0 0 8,702 0.0
Phiên đấu giá 20th and 21 th century art evening sale của nhà Christie's Hong Kong đã vừa khép lại. Bức "Thiếu nữ choàng khăn" của danh họa Lê Phổ đã được gõ búa với những bước giá thành công.

Bức "Thiếu nữ choàng khăn" của danh họa Lê Phổ đã được mua với giá 8.650.000 HKD, tương đương hơn 1 triệu đô la, 26 tỷ ...
Lĩnh Nam họa phái và dòng tranh thủy mặc Việt Nam
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
260 17:28, 09/06/2021
0 0 9,263 0.0
Lĩnh Nam họa phái và dòng tranh thủy mặc Việt Nam
Các họa sĩ nổi tiếng về tranh thủy mặc (mực nước) hiện đại ở nước ta hiện nay như Trương Hán Minh, Lư Tòng Đạo, Lý Tùng Niên, Trương Lộ, Lý Khắc Nhu, Mạc Ái Hoàn… đều chịu ảnh hưởng của trường phái Lĩnh Nam.

Lĩnh Nam họa phái bắt nguồn từ trường phái ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!