/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Triết lý sống Wabi - Sabi của người Nhật

2370 11:35, 23/12/2022
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

Triết lý sống Wabi - Sabi của người Nhật
Triết lý sống Wabi - Sabi của người Nhật
Đừng cố tìm sự hoàn mỹ
Theo triết lý Wabi-Sabi thì trên đời chẳng có thứ gì là hoàn hảo hay tồn tại vĩnh viễn, một chiếc bình vỡ cũng có vẻ đẹp riêng, một nếp nhăn cũng là cả câu chuyện nên đừng cố tìm tới sự hoàn mỹ vì nó không tồn tại.
Nếu như vào năm 2016, cả thế giới quay cuồng với phong cách sống Hygge của người Bắc Âu thì tới năm 2017, mọi chuyện lại bắt đầu quay về với người Nhật cùng lối sống của Nhật Bản. Khái niệm Wabi-Sabi không còn xa lạ với nhiều người khi nó là phong cách sống có từ khá lâu đời vừa dựa trên học thuyết Zen của Phật giáo Nhật Bản. Thế nhưng, Wabi-Sabi là gì và nó sẽ giúp chúng ta ra sao?
Wabi-Sabi là một phong cách sống giúp chúng ta tìm ra những thứ không hoàn hảo, khiếm khuyết trong cuộc sống, chấp nhận chúng để cuộc sống nhẹ nhàng hơn.
Để giải nghĩa Wabi-Sabi là điều rất phức tạp bởi nó không để dịch được trực tiếp ra một ngôn ngữ khác. Thế nhưng, tác giả Leonard Koren, tác giả của cuốn sách về Wabi-Sabi cho rằng Wabi-Sabi là vẻ đẹp của 3 yếu tố không hoàn thiện, không vĩnh viễn và không hoàn tất.
Nó hướng chúng ta tới suy nghĩ rằng chẳng có gì hoàn thiện 100%, chẳng có gì tồn tại mãi mãi và quan trọng nhất là chẳng có gì hoàn hảo.
Wabi-Sabi lần đầu xuất hiện vào thế kỉ 15, khi đó con người chẳng có siêu thị, những mặt hàng sản xuất đại trà hay những chiếc bát cả nghìn cái giống nhau như đúc, mọi thứ thời đó đều được làm bằng tay, đều có khuyết điểm. Wabi-Sabi hướng con người tới cái đẹp của những khuyết điểm đó, nhìn ra mặt còn lại của một vấn đề, ví dụ như một ngày trời mưa buồn tầm tã, Wabi-Sabi cũng có thể tìm ra được nét đẹp bên trong nó.
Dù cho mọi thứ có tệ hại tới mức nào, ta vẫn luôn nhìn được nét đẹp bên trong nó và dù cho mọi thứ có hoàn hảo ra sao, bên trong nó vẫn tồn tại những khuyết điểm chết người.
Lấy ví dụ minh họa thì có nhiều người có nếp nhăn ở khóe mắt, trông thì xấu thậm tệ nhưng nó lại là kết quả của khoảng thời gian người ấy cười rất nhiều, hạnh phúc rất nhiều và đó chính là tác giả của những nếp nhăn kia.
Trong cuộc sống bộn bề hiện tại, ai cũng đi tìm thứ hoàn hảo, thứ tuyệt vời, một thứ gì đó ta có thể tự hào mỗi khi nghĩ tới. Thế nhưng, theo triết lý Wabi-Sabi, thứ này không hề tồn tại vì đằng sau vẻ hào nhoáng bao giờ cũng là một sự thật đau lòng.
Ví dụ như bạn cố gắng làm tốt công việc trên văn phòng, mọi thứ tuyệt vời khiến đồng nghiệp ngưỡng mộ, bạn sẽ chẳng có thời gian dành cho gia đình và sẽ không hiểu được sự hạnh phúc gia đình ra sao.
Nếu biết áp dụng Wabi-Sabi, nhìn mọi thứ không hoàn thiện, biết chấp nhận sự thật này ta sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều và có cái nhìn rất khác về cuộc sống. Quan điểm của Wabi-Sabi không ép bạn phải chấp nhận hay sống chung với những thứ không hoàn thiện, Wabi-Sabi nói về những thứ không hoàn thiện vì nó là sự thật, nó luôn ở đó và bạn hãy tập làm quen dần với nó đi".
Wabi-Sabi có thể giúp ích gì cho mỗi người?
1. Hiểu rằng trên đời mọi thứ đều không hoàn hảo.
Bước đầu tiên để áp dụng Wabi-Sabi chính là bạn phải làm cho bản thân hiểu trên đời không có thứ gì hoàn hảo, hãy dành thời gian mỗi ngày tìm ra khiếm khuyết, khuyết điểm trong những thứ bạn tưởng chừng tuyệt vời nhất và tìm ra thứ hạnh phúc, tươi đẹp trong những thứ đen đủi, không tốt của bản thân.
Một khi bạn nhìn ra mấu chốt của vấn đề, Wabi-Sabi sẽ bắt đầu giúp ích được cho bạn. Mọi thứ đều không hoàn hảo, chỉ thế thôi.
2. Tối giản hóa cuộc sống, giảm stress và hạnh phúc hơn
Gặp phải chuyện không vui? Kém may mắn trong cuộc sống? Hãy áp dụng Wabi-Sabi và tìm ra vẻ đẹp sau những sự bất hạnh đó, dành cho mình thời gian để biết trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp sinh ra từ bất hạnh này.
Chân lý của Wabi-Sabi chính là đề cao vẻ đẹp của những thứ độc đáo, từ một vết nứt trên chiếc bình đắt tiền hay một đầu việc bạn làm chẳng ra đâu vào đâu.
3. Tôn trọng bản thân và tôn trọng những gì mình có
Nhớ về ví dụ nếp nhăn bên trên chứ? Đừng lo nếu nó làm khuôn mặt bạn kém hấp dẫn, hãy nhớ rằng nó là kết quả của khoảng thời gian dài hạnh phúc mà bạn có được, nó chính là vẻ đẹp của sự hạnh phúc chứ không phải khiếm khuyết trên cơ thể.
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
0 0 13,917 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Rαu càng cuα – Xúc động một câu chuγện ý nghĩα giàu tính nhân văn
1023 19:59, 30/08/2021
0 0 15,209 0.0
Ở một làng nọ, có một giα đình nghèo, đông con, người chα, chủ giα đình thì không mαγ mất sớm, mọi việc trong ngoài đều do người mẹ đảm đương, lo toαn. Do không có đất cαnh tάc, người mẹ hàng ngàγ ρhải chạγ vạγ, muα gάnh, Ьάn Ьưng ngoài chợ để kiếm tiền, kiếm gạo đấρ đổi quα ngàγ với ...
Người đàn ông ở siêu thị
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1019 13:12, 30/08/2021
1 0 13,421 5.5
Người đàn ông ở siêu thị

Khi nhân viên thu ngân tính tiền cho tôi, tôi bị thiếu mất 12$. Tôi bắt đầu bỏ bớt đồ trong túi ra, bỗng có một người đàn ông bước đến và đòi thanh toán cái hóa đơn 20$ đó cho tôi. "Ông không cần phải làm thế đâu", tôi nói với ông ta.

"Để tôi kể cậu nghe một câu chuyện thế ...
Miếng bánh mỳ cháy
1016 21:06, 29/08/2021
0 0 16,944 0.0
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi ...
Đạo và đức
1000 20:03, 26/08/2021
1 0 14,663 10.0
Nếu bạn đang theo một tôn giáo nào đó, thì bạn được xem là người có đạo. Nhưng đạo và đức là hai điều hoàn toàn khác nhau. Vì một người có đạo, thường xuyên đi nhà thờ, đi chùa chưa chắc rằng họ đã sống có đức.

Vì đức thường được xuất phát từ cái TÂM và sự nhận thức của một người mà ra, ...
Câu chuyện 3 lần mẹ Mạnh Tử chuyển nhà vì con
995 16:08, 26/08/2021
1 0 19,171 10.0
Mạnh Tử từng là một người xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia…

Thời kỳ đó, Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử với chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Ông cũng là người ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!