/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.5): Kiêu ngạo và tha hoá

2395 08:48, 06/01/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

15 phút đọc (3947 từ)

Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.5): Kiêu ngạo và tha hoáMột phần bức hoạ La pastorella của Jean-Honoré Fragonard (ảnh: Wikimedia Commons).
Trên thực tế, sự suy tàn của nghệ thuật trong quá trình phát triển không xuất hiện sau thời kỳ Phục hưng, mà nó đã xuất hiện nhiều lần trong lịch sử lâu dài. Muốn hỏi nhân loại giỏi về cái gì, thì tôi e rằng phải nói, họ giỏi lặp đi lặp lại những sai lầm của quá khứ. Bởi vì lịch sử của nhân loại không ngừng lặp lại, trong thâm sâu đều có định số…

Người Hy Lạp cổ đại trước Công nguyên có truyền thống tô màu trên các tượng Thần và đền thờ Thần. Thời xưa khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, nhiều nhan liệu có nguồn gốc từ quặng quý hiếm nên giá thành cao. Theo sự phát triển của thời đại, nhân loại dần dần có một số lựa chọn rẻ tiền thay thế cho nhan liệu đắt tiền, nhưng ngay cả như vậy, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy những mảng lớn bằng vàng và bạc thật phủ trên các bức tượng hoặc tranh Thánh thời Trung cổ và Phục hưng. Mặc dù thời thế có thay đổi, con người cũng biến đổi, tín ngưỡng Thần cũng khác, nhưng tâm sùng kính và kiền thành của con người đối với các vị Thần thì không hề thay đổi.

Ảnh hưởng của đạo đức nhân loại với truyền thừa nghệ thuật
Phẩm cách tốt đẹp và lương thiện còn được thể hiện ở thái độ đối với công việc mỹ thuật. Vào thế kỷ XIX, nhà sử học nghệ thuật và nhà khoa học vật liệu hội họa người Pháp Charles Dalbon đã ghi lại một số quy tắc hành nghề nghiêm ngặt của Hội họa sĩ Ghent trong thời kỳ Phục hưng: Để đảm bảo tính kiên cố của các tác phẩm hội họa, nếu quy định yêu cầu sử dụng nhan liệu có phẩm chất cao (chẳng hạn như lapis lazuli, thiết thạch anh, v.v.), nhưng nghệ sĩ sử dụng nhan liệu rẻ tiền cùng màu sắc trộn vào, thì khi bị phát hiện, anh ta bị phạt mười livres (tương đương với thu nhập hai tháng của một người đánh xe ngựa lúc đó). Đồng thời, người quản lý Hội sẽ định kỳ đến các xưởng họa hoặc nhà của các họa sĩ để thực hiện các cuộc kiểm tra đột kích xem có gian lận nhan liệu hoặc vi phạm các quy tắc khác hay không. Các quy định tương tự cũng có ở các khu vực khác lúc đương thời.

Những quy tắc hành nghề này đảm bảo sự cao cấp, đoan chính và ổn định của chất liệu hội họa giúp bức tranh có thể được tồn tại lâu dài, cho phép chúng ta đến ngày nay vẫn được thưởng thức những tác phẩm xuất sắc hàng trăm năm trước đây. Chỉ là những quy tắc này đã bị bãi bỏ cùng với sự phát triển của khoa học, khi lợi ích vật chất được lấy làm chuẩn tắc, khi tư tưởng truy cầu giảm giá thành và tăng hiệu suất tràn ngập tâm trí con người, thì văn hóa sẽ trở thành như thể thứ đồ ăn nhanh. Sự phát triển khoa học và kinh tế khiến mọi sự tình liên quan đến vật liệu mỹ thuật đều được giao cho xưởng nhan liệu, kéo theo đó là các kĩ pháp mỹ thuật liên quan chặt chẽ cẩn mật đến nhan liệu cũng dần dần bị mai một. Giới giáo dục mỹ thuật ngày nay đều biết, lý luận học thuật và thực tiễn cụ thể có thể nói là hoàn toàn thoát ly nhau. Các học viện nghệ thuật ở các quốc gia phương Tây căn bản không dạy về chất liệu và kỹ pháp; tranh vẽ bằng bút chì hầu hết bị các “nghệ sỹ” bỏ rơi, và không ít giáo viên nghệ thuật chuyên nghiệp thậm chí hoàn toàn không vẽ được.

Học giả kỹ pháp và nhan liệu nổi tiếng Cennino Cennini (khoảng 1360 – 1440) trong thư luận của mình đã mô tả khoảng thời gian cần thiết để phát triển từ một người học việc thành một họa sĩ như sau: Đầu tiên, cần học một năm về vẽ phác thảo cơ bản; sau đó trong khi đào tạo kỹ năng cơ bản, cần trải nghiệm 6 năm trong xưởng họa, học từ việc nghiền nhan liệu, chuẩn bị các vật liệu cơ bản và bắt đầu tìm hiểu tất cả các chi tiết của vật liệu vẽ tranh; sau đó, còn cần dành thêm 6 năm học chuyên sâu về cách vận dụng màu sắc, kỹ xảo bích họa v.v… và khóa nâng cao – phải kinh qua ít nhất 13 năm huấn luyện khắc khổ bạn mới có thể thành nghề. Đây chỉ là một con số cơ bản, không ít họa sĩ dù đã thành thạo các kỹ năng chuyên môn cần thiết của họa sĩ, nhưng họ vẫn chọn ở lại với những giáo viên có kinh nghiệm để học thêm. Cienini đưa ra một ví dụ về Taddeo Gaddi, đệ tử của họa sĩ người Ý Giotto, người đã ở bên Giotto 24 năm trước khi ra vẽ riêng.

Bất cứ ai đã nghiên cứu sâu về nghệ thuật phương Tây đều biết rằng, các bậc thầy mỹ thuật truyền thống trong lịch sử về cơ bản là những học giả bác học; sự hiểu biết và thành thạo về lịch sử nghệ thuật, lịch sử kỹ pháp và lịch sử nhan liệu của họ vượt xa những người đồng trang lứa khác. Hầu hết trong số họ đều không từ lao khổ, tự thân du lịch các nước, quan sát ở cự ly gần, học tập nguyên tác của các bậc thầy tiền bối, nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật của các lưu phái khác nhau. Những nỗ lực bền bỉ của các thế hệ nghệ sĩ cũng đã mở đường cho tính hàn lâm của nghệ thuật phương Tây và làm phong phú thêm di sản và nội hàm của nghệ thuật.

Từ tầng diện kỹ thuật mà xét, làm tốt nghệ thuật truyền thống bao hàm hai nhân tố trọng yếu: một là năng lực tạo hình, hay nói chung là vấn đề ý tưởng thiết kế của tác phẩm; và hai là cảm thức nghệ thuật của tác phẩm – liên quan đến vấn đề về phương diện tính nhân văn, lịch sử và sự truyền thừa của nghệ thuật. Nhân tố đầu tiên rất dễ hiểu, bất luận là một họa sĩ hay một nhà điêu khắc đều cần không ít những kỹ năng cơ bản cần thiết; nhưng nhân tố thứ hai, thì những người không rành về lịch sử nghệ thuật phương Tây có thể không biết rõ. Dưới đây là một ví dụ tương tự về thư pháp Trung Quốc.

Mọi người đều biết rằng “Lan đình tự” của Vương Hy Chi được biết đến là “Thiên hạ đệ nhất hành thư” trong giới học thuật, nhưng những người không hiểu về thư pháp so sánh nó với các hành thư khác, liền cho rằng chẳng phải đều được viết như vậy sao? Trong đó có một số chữ mà kết cấu không gian của nó không nhất định được tất cả mọi người cảm thấy đẹp, và dường như không thể hiện phẩm vị của “Thiên hạ đệ nhất”. Chỉ một chuyên gia mới có thể đánh giá được vẻ đẹp của thư pháp từ mọi phương diện như thể loại, nét vẽ, bố cục, phong cách và di sản văn hóa. Chính là nguồn gốc của tác phẩm này trong lịch sử thư pháp làm cho vị trí lịch sử của nó trở nên siêu việt.

Bầu không khí văn hóa của nghệ thuật được nuôi dưỡng và ấp ủ từ trong lịch sử. Trong nghệ thuật thư pháp, giai thư nhan thể thể hiện vẻ hồn hậu, liễu thể có cốt cảm của sự mảnh mai, mỗi gia mỗi phái đều có đặc điểm riêng. Một người học thư pháp không thể chỉ dựa vào kết cấu khung chữ của tự hình để được tính là nhập môn, mà còn phải hiểu cách sử dụng một loạt các thủ pháp tinh tế như vận bút chính xác lực độ hợp lý v.v.. nhất hệ liệt pha đều giảng phương thức riêng, mới có thể viết ra cảm quan nghệ thuật của các lưu phái thư pháp. Muốn siêu việt các bậc tiền bối, phải tìm hiểu thật kỹ những cảm quan nghệ thuật này, rồi mới mong đạt đến trình độ đó.

- Nghệ thuật ngày càng suy bại

Nghệ thuật phương Tây cũng vậy, luôn tồn tại vấn đề kế thừa lịch sử. Các lưu phái khác nhau được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, bao gồm nhiều thể hệ nhan liệu, kỹ pháp mỹ thuật chuyên nghiệp và lý niệm nghệ thuật v.v.. khác nhau mọi phương diện. Vì vậy, nếu người học nghề họa sĩ chỉ phát triển các kỹ năng cơ bản và có thể vẽ rất giống, nhưng không đáp ứng được các yêu cầu ở các khía cạnh khác như tính đặc sắc nghệ thuật, cách điệu, tính kế thừa… các phương diện, thì sẽ không đạt yêu cầu. Tuy nhiên, theo dòng lịch sử, những lý niệm trân quý ấy đã cùng với sự suy tàn của đạo đức mà mai một dần.

Văn hóa truyền thống phương Tây luôn nhấn mạnh rằng đứng đầu trong “thất tông tội” là ngạo mạn, nhưng mọi người thường quên mất những châm ngôn cổ xưa này. Vào cuối thế kỷ XVII, Charles Perrault, một viện sĩ của Viện Hàn lâm Pháp, đã viết một bài báo nhận định rằng nghệ thuật đương đại đã vượt qua thời đại của Raphael về nhiều mặt như độ tương phản sáng tối, quang ảnh tiệm biến, và bố cục kết cấu tranh, dẫn đến một số người trong giới nghệ thuật xuất hiện sự kiêu ngạo và nghi ngờ lý luận nghệ thuật của các bậc tiền nhân – đặc biệt là Leonardo da Vinci, người luôn nhấn mạnh nguyên tắc khiêm tốn quan sát và học hỏi từ quan sát tự nhiên. Vào thế kỷ XVIII, lý luận “Vẽ tự nhiên mà không cần nhìn nó” (Savoir copier la nature sans la voir) dần trở nên phổ biến ở Pháp, khiến các nghệ sĩ từ bỏ mô hình quan sát, trực tiếp thông qua tưởng tượng mà sáng tạo.

Là một nghệ sĩ chuyên nghiệp sống dựa vào cọ vẽ, qua nhiều khóa huấn luyện, hầu hết họ đều có thể luyện các kỹ thuật sáng tác mà không cần sử dụng mô hình. Tuy nhiên, do việc loại bỏ mô hình và đồ vật, thiếu quan sát cụ thể tự nhiên trong quá trình sáng tạo, vẽ tranh chỉ dựa trên kinh nghiệm, dẫn đến các họa sĩ vẽ tranh từ con người, đồ vật tới hoàn cảnh… rất nhiều nội dung cụ thể đều nghìn tranh nhất luật. Vì để phân biệt các tác phẩm tương ứng của họ, giới mỹ thuật bắt đầu coi những dấu vết nhân công như bút xúc, bút pháp… của họ coi thành đặc sắc cá nhân. Nghệ thuật thời điểm này, xem ra vẫn là miêu tả thực cảnh tự nhiên, nhưng đã có bầu không khí đặt nghệ thuật lên trên tự nhiên. Các nghệ sĩ trong tác phẩm của mình phần nhiều là biểu đạt bản thân, thay vì như trước đây, thông qua khiêm tốn học hỏi tự nhiên mà biểu hiện cái thần của Tạo vật.

Trào lưu thể hiện kỹ xảo cọ vẽ này đã dần đi đến cực đoan trong thời đại của Jean-Honoré Fragonard (1732-1806). Hầu hết các bức tranh của Fragonard đều dựa trên chủ đề hưởng lạc và tình dục, vì vậy ông luôn sử dụng kỹ thuật bút xúc rất khinh khoái và rõ ràng, phối hợp với màu sắc hoa lệ để đánh bóng. Do muốn thể hiện sự khinh khoái của nét cọ này, tiết tấu vận bút cần hoạt bát, động tác tay cần bảo trì tốc độ nhất định, vì vậy ông vẽ nhanh đến nỗi không ít nghệ thuật gia phương Tây sau này gọi ông là “nghệ sĩ tức hứng biểu diễn” (Improvisateur). Bản thân Fragonard cũng tự hào về tốc độ vẽ của mình, thậm chí còn vì tốc độ mà bỏ cả chất lượng, cho ra đời hàng loạt tác phẩm hoàn thành trong một giờ. Ở mặt sau của một bức chân dung hoàn thành năm 1769, ông viết “En une heure de temps” (tạm dịch: Bức tranh vẽ trong một giờ) để khoe khoang. Nhưng mọi người đều biết một bức tranh sơn dầu hoàn thành trong một giờ sẽ như thế nào, vì vậy một số nhà sử học nghệ thuật gọi đùa ông là “Maître de l’ébauche” (Khởi cảo đại sư – bậc thầy vẽ tranh nháp).

Sau những hành vi biến nghệ thuật tao nhã và nghiêm túc thành trò tiêu khiển tục tĩu và ngẫu hứng đến mức cực đoan, giới nghệ thuật thời bấy giờ đã được cảnh tỉnh. Mọi người đã phát hiện ra rằng, nghệ thuật thực sự đang thoái hóa. Nghệ thuật gia từ chỗ coi tự nhiên là sư pháp thì sau này bị phong bế trong những bút xúc chật hẹp và nhân tạo, những gì người nghệ sĩ biểu đạt không còn là một thế giới rộng lớn, mà là một giá trị cá nhân nhỏ bé. Từ quá trình phát triển của mỹ thuật trong lịch sử, các nghệ sĩ phương Tây chủ lưu cũng thấy rằng, nghệ thuật càng phát triển thì càng dễ xuất hiện vấn đề, do đó họ không ngừng biểu thị sự cần thiết ‘dĩ cổ vi điển’ (lấy cổ nhân làm điển hình) và khiêm tốn học hỏi từ các bậc tiền bối. Đặc biệt, sự xuất hiện và hưng thịnh của chủ nghĩa tân cổ điển (Néo-classicisme) đã triệt để thuần chính lại những tệ đoan của bút xúc bất lương, để việc hạ bút vẽ không còn những vết sẹo thô thiển, đồng thời nhấn mạnh truyền thống hồi quy cổ pháp. Bởi vì chỉ bằng cách quay trở lại, mới có thể ngăn chặn nghệ thuật đi về hủy diệt.

Trên thực tế, sự suy tàn của nghệ thuật trong quá trình phát triển không xuất hiện sau thời kỳ Phục hưng, mà nó đã xuất hiện nhiều lần trong lịch sử lâu dài. Muốn hỏi nhân loại giỏi về cái gì, thì tôi e rằng phải nói, họ giỏi lặp đi lặp lại những sai lầm của quá khứ. Bởi vì lịch sử của nhân loại không ngừng lặp lại, trong thâm sâu đều có định số.

Chúng ta biết rằng nghệ thuật Trung cổ trước thời kỳ Phục hưng phương Tây còn rất non nớt. Các nghệ sĩ của thời kỳ Phục hưng châu Âu đã cho phép sự phát triển của nghệ thuật phương Tây đạt đến đỉnh cao sau khi học tập nghệ thuật của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Có thể thấy rằng nghệ thuật của hai nghìn năm trước đã trưởng thành hơn rất nhiều so với nghệ thuật của một nghìn năm trước. Đây là một sự thật trái ngược với quan niệm của hầu hết mọi người: văn hóa và nghệ thuật của nhân loại không nhất định phải tiến bộ cùng với sự phát triển của lịch sử, và nghệ thuật của một thời đại chưa chắc đã ưu tú hơn thời đại trước.

Theo ghi chép của sử sách phương Tây, từ thời kỳ phát đạt của nghệ thuật trước đó đến thời kỳ nghệ thuật không thành thục sau này, mặc dù luôn có chiến loạn, ôn dịch và các chủng tai nạn, nhưng nhân loại không bị diệt vong trong những thời kỳ đó, và cũng không xuất hiện tình huống các nghệ sĩ bị diệt tuyệt quy mô lớn. Có thể thấy, sự suy bại của nghệ thuật thành thục không xảy ra đột ngột mà là một quá trình tích tụ theo thời gian.

Nhà sử học nghệ thuật người Pháp Charles Moreau-Vauthier (1857-1924) trong tác phẩm của ông hơn một trăm năm trước, đã trích dẫn những luật thuật về hội họa còn lưu lại của nhà tự nhiên học kiêm nhà văn La Mã cổ đại Gaius Plinius Secundus (khoảng năm 23 – năm 79), từ đó chúng ta có thể khám phá nghệ thuật đã thành thục như thế nào, rồi từng bước bị rơi vào tình trạng suy tàn do sự biến dị của quan niệm con người. Theo mô tả của ông, người dân thời đó không còn hứng thú với những tác phẩm ưu mỹ thường thấy, phẩm vị nghệ thuật của họ chuyển hướng sang những tác phẩm dang dở, cho rằng chỉ có những tác phẩm chưa hoàn thiện mới có thể thể hiện tốt hơn những tư tưởng của người nghệ sĩ. Do đó, để thể hiện các tác phẩm “có tư tưởng”, các họa sĩ nỗ lực làm việc theo hướng vẽ các bức họa dở dang. Ông lão Plinius thở dài: “Cứ như thể người ta không còn biết mô tả linh hồn thế nào nữa, bây giờ người ta thậm chí không quan tâm đến vẽ cơ thể như thế nào nữa.”

- Đâu là căn nguyên?

Vậy căn nguyên của sự suy thoái này là gì? Có thể thấy từ nguyên nhân của sự hủy diệt của thành cổ Pompeii vào năm 79 sau Công nguyên: đạo đức con người không còn tốt nữa. Theo hồ sơ khảo cổ, một số bức bích họa được khai quật ở Pompeii thực sự là tác phẩm của những thợ trang trí trình độ không cao, nhưng nội dung của các bức bích họa chứa đầy những trường cảnh dâm loạn và thậm chí là biến thái; điều này có liên quan đến tâm lý truy cầu kích thích tinh thần và ăn chơi hưởng lạc mù quáng của người dân đương thời. Vì vậy, trong nghệ thuật, người ta cũng muốn nếm trải những khẩu vị khác nhau, khiến các họa sĩ từ bỏ phẩm vị nghệ thuật truyền thống và miệt mài với những bức ký họa “có tư tưởng”. Từ tầng cao mà nhìn, nghệ thuật mà Thần truyền lại cho con người không phải để con người dùng để tuyên dâm. Khi nghệ thuật bị chìm xuống thành công cụ phá hoại đạo đức, Thiên thượng sẽ không cho phép thứ “nghệ thuật” này tiếp tục hưng thịnh, và ngay cả những người liên quan sẽ bị Trời trừng phạt. Việc thành phố cổ đại Pompeii bị chôn vùi hoàn toàn dưới dung nham phun trào của núi lửa Vesuvio chỉ qua một đêm là đủ để minh chứng cho quan điểm này.

Có thể thấy, khi đạo đức con người bị băng hoại, thì mọi thứ về con người, bao gồm văn hóa, nghệ thuật đều theo đó mà suy đồi, bại hoại. Đặc biệt là sau khi Đế quốc La Mã đàn áp Cơ đốc giáo, nghệ thuật càng bị suy giảm mạnh. Thấu thị pháp và giải phẫu học đã dần bị thất truyền từ thế kỷ thứ III sau Công nguyên, các nghệ sĩ đã không thể tạo ra các tác phẩm điêu khắc đạt tiêu chuẩn vì họ không còn kiến ​​thức liên quan, vì vậy, khi Vòm Constantine được xây dựng vào năm 312, người ta phải dỡ bỏ các bức phù điêu ở các công trình công cộng khác ở Rome để trang trí.

Các tác phẩm nghệ thuật thời Trung cổ còn rất non nớt, thậm chí một số còn trông giống như tranh vẽ của trẻ em, nguyên nhân là do đã thất truyền các kỹ năng trước đó. May mắn thay, loại hình nghệ thuật này thôi bại nhưng chưa đến mức bị hủy diệt; sau khi bắt đầu thời kỳ văn nghệ Phục hưng, nghệ thuật đã có thể hồi thăng. Nghệ thuật nhân loại vì đánh mất truyền thống mà thoái hóa, nhưng nhờ chuyển hướng học hỏi truyền thống, quay trở lại con đường truyền thống mà lại trở nên hưng thịnh – đây chính là một minh chứng rõ ràng của lịch sử.

Sự suy tàn của mỹ thuật trong thế kỷ XVIII rất giống với sự suy tàn của nó ở thời kỳ La Mã cổ đại, như thể lịch sử đang lặp lại chính nó. Đặc biệt là sau sự xuất hiện của trường phái Ấn tượng vào thế kỷ XIX, nghệ thuật truyền thống đã phải chống chọi với thảm họa. Vô số tư tưởng nghệ thuật cao quý, thủ pháp tạo hình và kỹ thuật truyền thống không ngừng bị thất truyền. Cho đến ngày nay, giới mỹ thuật đang phải đối mặt với tình trạng nghệ thuật gần như không còn cảnh địa (đất diễn) nữa. Giới nghệ thuật phương Tây về cơ bản đã từ bỏ hội họa và điêu khắc truyền thống; một bộ phận của giới nghệ thuật phương Đông cũng hướng theo trường phái hiện đại của phương Tây, còn bộ phận khác tuân theo con đường sáo rỗng của nghệ thuật của Liên Xô cộng sản một cách không mệt mỏi!

Tổng quan lịch sử, theo xu hướng chung “thành trụ hoại diệt” trong quá khứ, mỹ thuật của hai trăm năm sau thời kỳ văn nghệ Phục hưng đã thể hiện một quá trình mà trong đó các nhân tố sinh trưởng và kìm hãm lẫn nhau (tương sinh tương khắc), đã dần dần trượt dốc từ trạng thái cân bằng sang trạng thái mất cân bằng. Bất luận lịch sử có diễn bao nhiêu vở kịch náo động, thì chúng thực chất cũng chỉ là những hiện tượng bề ngoài, và nguyên nhân thực sự là do nhân tâm biến hóa tạo thành. Sự suy đồi của đạo đức làm cho mọi hình thức đều mất đi sự ỷ thác (điểm tựa và giao phó), và sự biến dị của các quan niệm không chỉ là vấn đề của trạng thái tư tưởng – mọi thứ trong văn hóa nhân loại sẽ đi theo nó đến một vùng đất cằn cỗi và chết chóc, nơi nó không cách nào sinh trưởng.

Lịch sử đã qua có thể cho chúng ta những bài học và tham khảo, để con người không lặp lại những sai lầm tương tự, đầu óc sáng suốt, có cái nhìn sâu sắc về sự khôn ngoan và bí ẩn của vũ trụ, đây cũng là một trong nhiều ý nghĩa quan trọng của nhân tướng học lịch sử. Trong thời đại ngày nay, chúng ta cần trở về lịch sử với chính kiến, cảm nhận nghệ thuật bằng trái tim chân chính và lòng nhân ái. Bằng cách này, nghệ thuật của con người sẽ không bị khô héo. Bởi chỉ bằng cách tái sinh như một con phượng hoàng ở cuối cõi Niết bàn, chúng ta mới có thể đi trên con đường của các vị Thần thông qua nghệ thuật chính thống.

Tác giả Arnaud H., Epoch Times
Hương Thảo biên dịch
Theo DKN
Uống Trà Thôi
Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.5): Kiêu ngạo và tha hoáCennino Cennini, Giám mục được phong Chân phước và Giáo hoàng được phong Chân phước, Gemäldegalerie, Berlin (Nguồn: Wikipedia)
Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.5): Kiêu ngạo và tha hoá“Lan đình tập tự thần long bản” còn lưu tồn trên thế giới được coi là bản sao gần nhất của “Lan đình tự”; chính bản của “Lan đình tự” của Vương Hy Chi đã bị thất truyền (ảnh: Phạm vi công cộng).
Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.5): Kiêu ngạo và tha hoáChân dung tự họa của Jean-Honoré Fragonard, tại Musée Fragonard ở Grasse – quê hương ông (Nguồn: Wikipedia)
Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.5): Kiêu ngạo và tha hoáComo và hồ Como năm 1834, do Jean-Baptiste Camille Corot vẽ (Nguồn: Wikipedia).
0 0 7,117 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Ngắm các bức tranh cổ động gắn liền với thời kỳ xây dựng hậu phương lớn miền Bắc XHCN
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1355 09:18, 08/11/2021
0 0 6,574 0.0
Các bức tranh cổ động gắn liền với thời kỳ xây dựng hậu phương lớn miền Bắc XHCN, nằm trong bộ sưu tập của Hội Mỹ thuật Việt Nam vừa được ra mắt người xem tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội.

Uống Trà Thôi
Theo anninhthudo.vn
Bức tranh từng thuộc sở hữu của vua Bảo Đại sẽ tạo ra bất ngờ với giới sưu tầm?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1349 09:17, 06/11/2021
0 0 6,045 0.0
Có giá khởi điểm là 2.800.000 đến 3.800.000 HKD, tức là 8 tỷ đồng đến 11 tỷ đồng, bức tranh sơn mài "Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long" được dự đoán sẽ là bức tranh "bom tấn" của hội họa Việt Nam trên sàn quốc tế vào những ngày cuối năm. Bức tranh từng thuộc sở hữu của vua Bảo Đại, sau đó được tặng ...
Kinh ngạc những tác phẩm nghệ thuật ghép từ đá
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1345 11:39, 04/11/2021
0 0 6,181 0.0
Dưới đây sẽ là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của Justin Bateman.

Nghệ sĩ Justin Bateman đến từ Vương quốc Anh đã tạo ra một số tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời nhất mà bạn từng thấy - những bức tranh ghép phức tạp được tạo thành từ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn viên sỏi nhiều màu sắc.

Nhìn vào ...
Phóng to bộ tranh thiếu nữ, người xem không tin vào mắt mình: Họa sĩ đã giết chết máy ảnh!
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1337 10:55, 02/11/2021
0 0 5,925 0.0
Những bức tranh của vị họa sĩ người Brazil giống như một bữa tiệc thị giác thịnh soạn cho người xem.

Khi ngành quay phim, nhiếp ảnh nở rộ vào cuối thế kỷ 20, nhiều người vội vàng nhận định rằng hội họa sẽ sớm đi tới giai đoạn lụi tàn và sớm thôi sẽ chẳng ai còn xem tranh nữa. Thế nhưng nhiều năm trôi ...
Những bức tranh thấm đẫm mồ hôi, nắng gió, khói bụi của một thời kỳ gian khổ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1329 10:30, 31/10/2021
0 0 8,272 0.0
Cố họa sĩ Hoàng Công Luận có 20 năm gắn bó với mảnh đất Quảng Ninh từ thời thanh niên sôi nổi, ngay sau khi tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Việt Nam khóa Tô Ngọc Vân 1955-1957. Sống và làm việc tại vùng mỏ, ông đã có nhiều tác phẩm phản ánh về hoạt động của công nhân, sinh hoạt của vùng mỏ bằng nhiều chất ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!