/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Phân biệt đất tử sa nguyên khoáng và đất tử sa ngoại sơn

2404 08:48, 09/01/2023
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT

( từ)

Phân biệt đất tử sa nguyên khoáng và đất tử sa ngoại sơn
Những ai đam mê trà đạo chắc chắn sẽ không thể không biết đến danh tiếng của chiếc ấm tử sa Nghi Hưng Trung Quốc. Sở hữu một chiếc ấm tử sa không khác nào đang sở hữu một “báu vật” đối với những trà nhân thực thụ. Trà được pha bởi chiếc ấm tử sa mang đến vị ngon bậc nhất mà không một loại ấm nào có thể sánh được. Tuy nhiên loại đất tử sa được dùng để tạo nên ấm trà tử sa có nhiều loại khác nhau và chúng cũng mang đến chất lượng không giống nhau. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn phân biệt về tử sa nguyên khoáng và đất tử sa ngoại sơn. Đây là hai loại đất được sử dụng chủ yếu nhất để tạo nên chiếc ấm tử sa “trứ danh”.

- Thành phần hóa học đất tử sa Hoàng Long Sơn và đất tử sa ở các vùng khác

Chúng ta sẽ sử dụng 3 mẫu đất sau để so sánh về các thành phần hóa học có trong đất tử sa Hoàng Long Sơn và đất tử sa ở các vùng lân cận. Cụ thể:

+ Mẫu đất tử nê ở Hoàng Long Sơn Nghi Hưng có màu tím đậm và có các đốm màu xanh xám

+ Mẫu đất tử nê ở Trương Chử Nghi Hưng bề mặt màu đỏ lẫn vàng và bên trong có màu tím đậm

+ Mẫu đất tử nê ở huyện Quảng Đức tỉnh An Huy có màu tím đậm.

- Nhận xét

Sau khi phân tích thành phần hóa học trong quặng gốc có thể đưa ra kết luận như sau:

Trong cả 2 loại đất tử nê đều có hàm lượng Al203 khá cao từ 22-25wt.%, hàm lượng này nằm giữa đất cao lanh và đá sứ.

Tỉ lệ mol giữa SiO2 và Al2O3 lại khá thấp chỉ đạt từ 4.10-4.90.

Với hàm lượng Al203 cao có tác dụng nâng cao độ cứng cho thành phẩm còn tỉ lệ mol thấp lại thể hiện mức độ chịu nhiệt và tính ổn định nhiệt rất tốt.

Hàm lượng Fe203 đạt 7-9wt.% chính là nguyên nhân khiến 3 loại đất trên có màu tím. Từ kết quả thành phần hóa học có được cho thấy thành phần hóa học của 3 loại đất tử sa này khá giống nhau.

Những điểm khác biệt của đất tử sa so với các loại đồ gốm khác là vì thành phẩm sau khi nung xong bề ngoài của các sản phẩm từ đất tử sa có cảm giác cát được hình thành từ những hạt thạch anh và vẻ ngoài màu tím đỏ.

Sau khi phóng đại bề mặt tử sa chúng ta có thể thấy các hạt thạch anh và mảnh mica màu trắng.

+ Trong đất Hoàng Long Sơn các khoáng chất được phân bố khá đều.

+ Trong đất tử nê ở Trương Chử thì các hạt thạch anh và mảnh mica khá ít, kích thước nhỏ.

+ Trong đất tử nê An Huy các hạt thạch anh và mảnh mica phân bố không đều, phía bên trên thì các hạt phân bố không đều, phần dưới chủ yếu là đất nền. Bên cạnh đó kích thước hạt thạch anh của loại đất này cũng có sự khác biệt khá lớn về kích thước.

Sự khác biệt giữa 3 loại đất tử sa Hoàng Long Sơn, Trương Chử, An Huy

Để thấy sự khác biệt giữa 3 loại đất này thì khi dùng kính hiển vi soi thành phẩm chúng ta sẽ thấy:

+ Đất tử sa Hoàng Long sơn có cấu trúc cốt liệu, giữa cấu trúc cốt liệu và chất kết dính sẽ hình thành các khí khổng hình chuỗi. Trong nội bộ cấu trúc cốt liệu cũng sẽ hình thành những khí khổng hình oval và hai loại khí khổng này tạo thành cấu trúc “khí khổng kép”. Chính nhờ cấu trúc này giúp cho đồ tử sa có tính thấu khí tốt và lưu lại được hương trà tốt nhất.

Ngoài ra chúng ta có thể thấy các cấu trúc cốt liệu này có kích thước từ 300 đến 900 µm và trong các cấu trúc này có nhiều hạt thạch anh, mảnh mica. Đồng thời kích thước hình dạng của các khoáng chất cũng giống với cấu trúc cốt liệu vậy nên loại đất tử sa Hoàng Long Sơn này giúp giữ được hương vị trà nguyên vẹn nhất.

+ Đối với đất tử nên Trương Chử và An Huy sau khi quan sát kính hiển vi chúng ta không thể phát hiện ra những cấu trúc cốt liệu giống đất tử nê Hoàng Long Sơn. Vậy nên tất yếu đồ tử sa thành phẩm của 2 loại đất này sẽ không thể có cấu trúc “khí khổng thép” để có được tính thấu khí tốt và lưu lại hương trà ngon được.

- Kết luận

Qua bài viết có thể tổng kết lại đó là thành phần khoáng chất của 3 loại đất tử sa Hoàng Long Sơn, Trương Chử, An Huy khá giống nhau. Tuy nhiên do sự khác biệt về cấu trúc hiển vi chỉ có đất tử sa Hoàng Long Sơn có cấu trúc “khí khổng thép” nên mới mang được đặc tính thấu khí và giữ hương trà tốt nhất. Đồng thời loại đất này cũng tạo nên thành phẩm có ngoại hình đẹp và bắt mắt hơn nhờ các hạt mica và thạch anh phân bố đều.

Uống Trà Thôi
Theo hangtra
Phân biệt đất tử sa nguyên khoáng và đất tử sa ngoại sơn
Phân biệt đất tử sa nguyên khoáng và đất tử sa ngoại sơn
0 0 1,746 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Ấm Đoàn
1723 05:36, 06/04/2022
0 0 3,160 0.0
100 ml, ấm cũ
TÌM HIỂU VỀ TỬ SA (Phần 3): LỊCH SỬ SỬ DỤNG ĐẤT TỬ SA
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
1208 18:44, 26/09/2021
0 0 2,808 0.0
Ghi chép về việc sử dụng đất tử sa  được tìm thấy trong sách chuyên khảo về tử sa thời xưa như: "Dương Tiện minh hồ hệ" của Chu Cao Khởi vào cuối thời nhà Minh; "Dương tiện danh đào lục" (gồm những nội dung cơ bản của "Dương Tiện minh hồ hệ" có bổ sung) của Ngô Trại vào đầu Thời nhà Thanh; "Minh hồ đồ ...
TÌM HIỂU VỀ ĐẤT TỬ SA (PHẦN 2): PHÂN LOẠI ĐẤT TỬ SA
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
1085 19:00, 11/09/2021
0 0 3,548 0.0
ĐẤT TỬ SA có lịch sử phát triển và sử dụng lâu đời hơn rất nhiều so với lịch sử của ấm tử sa. Theo kết quả khai quật khảo cổ học, men ngọc trong các lăng mộ của Lục triều và men ngọc ở lò rồng cổ thời Đường đều được làm bằng đất tử sa, mặc dù thời đó chỉ sử dụng đất sét phổ thông nhưng ...
TÌM HIỂU VỀ ĐẤT TỬ SA (PHẦN 1): TÊN CỦA ĐẤT TỬ SA
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
1069 12:07, 08/09/2021
0 0 2,972 0.0
Sau những bài phóng sự về hiện trạng của Tử sa Nghi Hưng trên báo chí và truyền thông những người chơi ấm tử sa hết sức quan tâm đến chất lượng khoáng tử sa và lo lắng về chất lượng những chiếc ấm tử sa họ đang có, liệu những chiếc ấm tử sa họ đang có có phải là ấm tử sa thật hay không? Làm sao có ...
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 12): THẠCH HOÀNG - THẠCH HỒNG
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
1058 08:03, 06/09/2021
2 0 3,086 10.0
Khái niệm "thạch hoàng" hiện tại chúng ta hay gọi không phải là để chỉ "thạch hoàng nê" được gọi trong thời nhà Minh và nhà Thanh. Như trong các bài viết trước về hồng nê đã được giải thích, "thạch hoàng nê" trong thời nhà Minh và nhà Thanh là để chỉ "tiểu hồng nê" hiện tại. Ghi chép trong "Dương Tiện minh hồ ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!