/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Đời bi kịch của 'họa sĩ triệu USD' Sanyu

2405 08:42, 10/01/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Đời bi kịch của 'họa sĩ triệu USD' SanyuSanyu (tên tiếng Trung: Thường Ngọc) 1895-1966, quê ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: TheValue
Họa sĩ Pháp gốc Hoa Sanyu chết trong đói nghèo nhưng hiện tại tác phẩm của ông bán giá hàng chục triệu USD.

Sanyu được ca ngợi là "Matisse của Trung Quốc" và là cái tên được săn lùng trên thị trường đấu giá. Những bức tranh vẽ hoa, phụ nữ khỏa thân của ông được bán hàng chục triệu USD. Thế nhưng, sinh thời, tranh của họa sĩ không được chú ý. Ông chết trong đói nghèo.

Sanyu sinh năm 1890 trong một gia đình giàu có ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ông tiếp xúc với nghệ thuật lúc còn rất nhỏ, khi xem cha chép, vẽ tranh. Sau đó, ông được gia đình cho học thơ, thư pháp và hội họa từ nhà nho Triệu Hi. Sanyu nhanh chóng bộc lộ tài năng với những bức vẽ thanh thoát, sinh động. Ông được cha kỳ vọng trở thành tên tuổi về hội họa truyền thống Trung Quốc.

Tuy nhiên, Sanyu sớm nuôi mộng chu du bốn bể. Họa sĩ có hai anh trai. Anh cả là doanh nhân, anh hai theo học tại Học viện Mỹ thuật Quốc gia Thượng Hải. Qua những câu chuyện của anh trai về Thượng Hải - với những tòa nhà cao tầng, đường phố tấp nập, cảnh quan tươi đẹp khiến Sanyu khao khát được bước ra thế giới bên ngoài. Sau đó, ông xin bố đến Thượng Hải học tập. Tại đây, ông gặp những người bạn tốt là Từ Bi Hồng, Lâm Phong Miên.

Năm 1921, Sanyu là một trong số sinh viên được ra nước ngoài du học. Cha anh - một học giả truyền thống - không muốn con cái rời khỏi quê hương. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của anh cả, họa sĩ cùng những người bạn lên thuyền đến Paris, Pháp. Thế nhưng, chính Sanyu cũng không ngờ rằng sau lần chia tay đó, cả đời ông không trở lại quê nhà nữa.

Tại Pháp, Sanyu sống tại Montparnasse - khi đó là con hẻm nhỏ chật hẹp, với nhiều quán rượu và những căn nhà cho thuê giá rẻ. Nhiều nhân vật nổi tiếng trong giới hội họa như Picasso, Matisse, Zao Wou Ki, Tsuguharu Foujita... từng đến thăm hoặc sống tại đây. Được gia đình chu cấp, Sanyu được coi là một thiếu gia giàu có trong giới du học sinh. Ông sống cùng Từ Bi Hồng, tham gia vào những cuộc vui. Họa sĩ du lịch nhiều nơi, trưng bày triển lãm tại Pháp, Hà Lan, Mỹ. Họa sĩ theo đuổi phong cách mới lạ, kết hợp nghệ thuật hiện đại của phương Tây và hội họa truyền thống của Trung Quốc. Ông chủ yếu vẽ tĩnh vật, hoa và phụ nữ khỏa thân.

Tuy nhiên, tranh của ông không được đón nhận vì khác lạ và tối giản. Vì vậy, họa sĩ không có thu nhập. Lúc này, tại quê nhà, anh trai của Sanyu cũng làm ăn thất bại, gia đình ly tán. Mất đi sự ủng hộ của người thân, họa sĩ sống trong cảnh khốn khó. Theo Sohu, trên thực tế, có một số nhà mối giới đến mua tranh, nhưng trả giá rẻ mạt. Họa sĩ coi đó là sự sỉ nhục, không xứng đáng với tâm hồn và sự chăm chỉ của ông. Vì vậy, ông thà chịu đói chứ không bán tranh. Ngược lại, nếu gặp tri kỷ, người có thể đồng cảm với tâm hồn nghệ thuật của mình, ông sẽ tặng tranh để bày tỏ sự tôn trọng.

Những năm cuối đời, ông chủ yếu sống dựa vào sự hỗ trợ của bạn bè. Thậm chí, ông không đủ tiền mua đồ dùng vẽ tranh. Theo CNN, trong thư gửi nhà soạn nhạc người Hà Lan Johan Franco năm 1932, ông viết: "Sự khốn khổ trong cuộc đời của các nghệ sĩ. Họ phải nghèo, luôn nghèo cho đến cùng". Năm 1966, khi đang sưởi ấm trong căn phòng thuê tồi tàn, ông không để ý đến van gas bị rò rỉ. Ông qua đời vì ngộ độc khí gas, ở tuổi 66.

Sanyu hiện là cái tên được săn đón trên thị trường. Tác phẩm của họa sĩ hầu như không được chú ý cho đến cuối những năm 1980, khi Bảo tàng Mỹ thuật Đài Bắc trưng bày tác phẩm của ông trong một cuộc triển lãm về mối liên hệ giữa nghệ thuật Trung Quốc và Pháp. Những năm 1990, tên tuổi ông được nhắc đến tại nhiều triển lãm, ấn phẩm nghệ thuật. Vào năm 1995, Sotheby's giới thiệu loạt tác phẩm của Sanyu ra thị trường quốc tế. Năm 2004, Bảo tàng Guimet tổ chức sự kiện Sanyu: l'écriture du corps. Năm 2017, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Đài Loan trưng bày bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật mà ông đã lưu giữ từ những năm 1960.

Sau đó, tranh của họa sĩ ngày càng tăng giá. Tháng 5/2005, Hoa cúc trong bình thủy tinh giá 10,5 triệu USD (248 tỷ đồng) trong phiên Asian 20th Century & Contemporary Art. Bức Hoa cúc trong bình thủy tinh khác, kích thước 91,6x125 cm, cán mốc 13,3 triệu USD (314 tỷ đồng) hồi tháng 11/2016.

Tháng 10/2019, bức tranh khỏa thân cuối cùng của ông Nu (1965) bán giá 25,2 triệu USD (594 tỷ đồng) tại Sotheby's Hong Kong. Vài ngày sau, tác phẩm Five Nudes (1950-1959) cán mốc 38,7 triệu USD (912 tỷ đồng) tại Christie's tháng 10/2019. Fleurs dans un pot bleu et blanc (1950) bán giá 25,5 triệu USD (601 tỷ đồng) hồi tháng 10/2020, gấp 40 lần giá trị của 16 năm về trước.

Theo CNN, 109 triệu USD thu được từ các phiên đấu giá tác phẩm trong năm 2019, đưa Sanyu trở thành nghệ sĩ có tranh bán chạy thứ 16 trên toàn thế giới, vượt Mark Rothko và Roy Lichtenstein. Thứ hạng này cũng vượt xa số 873 của ông vào năm 2000. Những bức vẽ hàng chục triệu USD đưa ông trở thành một trong những cái tên được tìm kiếm nhiều nhất trong thị trường nghệ thuật châu Á.

Artprice - trang về cơ sở dữ liệu giá nghệ thuật trực tuyến của Pháp - nhận định: "Nhà sưu tập châu Á mua tác phẩm của Sanyu ngày nay giống như người phương Tây mua tranh của Matisse". Danh họa Matisse là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất thế kỷ 20 của Pháp.

Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
Đời bi kịch của 'họa sĩ triệu USD' SanyuHọa sĩ Sanyu (trái) và nhiếp ảnh gia Robert Frank. Ảnh: TheValue
Đời bi kịch của 'họa sĩ triệu USD' SanyuBức "Five Nudes" giá 38,7 triệu USD. Ảnh: Christie's
0 0 6,868 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Street-art: từ luật… đường phố đến luật bản quyền
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2886 09:31, 25/09/2023
1 0 2,954 0.0
Street-art (nghệ thuật đường phố) thu hút sự chú ý của người yêu nghệ thuật, lẫn của người… không quan tâm đến nghệ thuật, không chỉ vì khía cạnh khiêu khích, nổi loạn của loại hình nghệ thuật này, mà còn vì các tác phẩm street-art luôn xuất hiện ở những nơi công cộng, đập vào mắt người qua lại.

- ...
Giữa mê hồn trận tranh giả - tranh chép
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2877 09:19, 21/09/2023
2 0 3,302 0.0
Dù đã gần 80 tuổi, họa sĩ người Anh John Myatt vẫn vẽ tranh theo ý tưởng sáng tạo của bản thân hoặc mượn ý tưởng hay sao chép lại tranh của người khác và “thổi” vào đó “hồn” của mình. Nhưng trên hết, ông luôn công khai phân định rạch ròi với người mua tranh - điều mà có lúc ông không làm được và rơi ...
Đường Bá Hổ từng xuất bản một câu đối có thể nói là vĩnh cửu, sau 500 năm, cuối cùng cũng có người xuất bản.
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2874 13:32, 19/09/2023
3 0 3,118 0.0
Câu đối là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa Trung Quốc. Những câu đối tưởng chừng ngắn nhưng những hiểu biết văn hóa, sự tu dưỡng chứa đựng trong đó không hề thua kém thơ ca. Từ xa xưa, câu đối đã là trò chơi chữ trong giới trí thức, một số là để cạnh tranh tài năng, trong khi một số khác là để hài hước ...
Nàng thơ của Picasso: Cuộc đời sóng gió dù người tình và chồng đều kiệt xuất
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2869 09:19, 18/09/2023
4 0 3,070 10.0
Nữ họa sĩ Gilot sống 10 năm với Picasso và có chung 2 con. Sau đó, bà lấy nhà virus học Jonas Salk - người sáng chế ra vắc xin bại liệt.

Ngày 24/8/2023, Claude Picasso, con trai của danh họa Picasso mất ở tuổi 76. Ông là người chịu trách nhiệm quản lý tài sản của cha. Claude và em gái Paloma là chứng nhân cho mối tình vừa ...
Tìm lại được bức tranh bị đánh cắp của danh họa Vincent van Gogh
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2864 08:55, 14/09/2023
0 0 3,697 0.0
Bức tranh "Parsonage Garden at Nuenen in Spring" (tạm dịch "Vườn nhà cha xứ ở Nuenen trong mùa Xuân") trị giá từ 3-6 triệu euro đã bị đánh cắp khỏi bảo tàng Singer Laren gần Amsterdam ngày 30/3/2020.

Ngày 12/9, cảnh sát Hà Lan cho biết thám tử nước này Arthur Brand đã tìm lại được bức tranh quý giá của danh họa Vincent van Gogh ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!