/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tính chân thực đáng kinh ngạc của hội họa thời cổ đại

2415 08:43, 14/01/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Tính chân thực đáng kinh ngạc của hội họa thời cổ đạiBức hoạ “Quan Vũ cầm tướng đồ” (tranh Quan Vũ bắt tướng) của Thương Hỷ thời nhà Minh.
Những tác phẩm hội họa có thể lưu truyền đến ngày nay đều rất chân thật. Hơn nữa, đằng sau sự chân thật còn có những ẩn ý của Thần…

Chúng ta đều biết rằng nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống sinh hoạt nhưng điểm xuất phát lại cao hơn. Bởi thế, ở phương diện này, người xưa đã không ngừng nỗ lực khiến cho nghệ thuật trở nên chân thực hơn. Họ coi trọng sự giản dị mộc mạc mà chân thật, cho nên các tác phẩm nghệ thuật của cổ nhân không chỉ lưu truyền ngàn năm mà còn khiến người đời sau hết lòng tán thán. Trong lĩnh vực hội họa, các nghệ sĩ xưa cũng yêu cầu tính chân thực hết sức cao khiến con người ngày nay không khỏi kinh ngạc và thán phục. Dưới đây là câu chuyện về Vương Duy và Ngô Đạo Tử.

- Tinh thần tìm kiếm sự chân thực của người họa sĩ xưa

Một lần, khi Vương Duy đến ngôi nhà bỏ hoang của Dữu Kính ở Chiêu Quốc Phường tại kinh thành Trường An, ông thấy trên tường có vẽ một bức họa “Tấu nhạc đồ”. Sau khi xem xong, Vương Duy không khỏi mỉm cười. Người đi cùng ông liền hỏi: “Ngài cười gì vậy?” Vương Duy nói: “Bức họa này chính là vẽ lại cảnh tượng của màn diễn tấu nhịp thứ nhất của bài 3 của ‘Nghê thường vũ y khúc’ “. Người bạn của ông là một người cầu chân thân, sau khi biết chuyện liền mời nhạc công đến kiểm tra, vị nhạc công này nói rằng một chút lỗi nhỏ cũng không có (Nguồn từ “Quốc sử bổ”).

- Sức mạnh chuẩn xác của Ngô Đạo Tử

Trong bức tranh vẽ ‘Chung quỳ tróc quỷ đồ’ do Ngô Đạo Tử thời nhà Đường vẽ, có thể thấy Đạo Chung Quỳ mặc áo xanh lam, một chân quấn da, một mắt nheo lại và đeo một cái hốt bản – vật dùng để ghi chép ngắn gọn của quan lại thời xưa. Trên đầu Đạo Chung Quỳ có quấn một dải vải, tóc rối rủ xuống hai bên thái dương. Tay trái đang tóm một con quỷ, tay phải khoét mắt quỷ. Lực vẽ của bức họa vô cùng mạnh mẽ, chân thật. Nó được coi là điểm nhấn kỳ diệu trong các bức vẽ thời Đường.

Người sưu tập bức tranh này đã đem tặng nó cho Thục quân vương Mạnh Sưởng. Mạnh Sưởng vô cùng yêu thích bức họa nên đã treo nó trong phòng ngủ tại cung điện. Một ngày nọ, Mạnh Sưởng mời Hoàng Thuyên đến để thưởng thức bức tranh ‘Chung quỳ tróc quỷ đồ’. Hoàng Thuyên vừa nhìn thấy bức họa liền thốt lên: “Thật là tuyệt diệu”. Đợi Hoàng Thuyên thi lễ xong, Mạnh Sưởng nói: “Nếu vẽ Đạo Chung Quỳ dùng ngón cái móc mắt quỷ, bức họa sẽ càng có sức mạnh hơn, mong ngươi sửa giúp ta một chút”. Hoàng Thuyên nghe Mạnh Sưởng nói vậy, ông cẩn thận cầm bức vẽ về nhà để sửa. Nhưng mấy ngày sau, Hoàng Thuyên cảm giác thấy không thể nào sửa đổi được bức họa này. Vì vậy ông đã căng tấm vải lụa và vẽ một bức ‘Chung quỳ tróc quỷ đồ’ khác, đem tặng cho Mạnh Sưởng cùng với bức họa của Ngô Đạo Tử.

Sau khi xem xong, Mạnh Sưởng hỏi: “Ta vốn dĩ đưa bức họa để ngươi sửa, vì lẽ gì ngươi lại đi vẽ một bức khác?” Hoàng Thuyên đáp: “Ngô Đạo Tử họa bức ‘Chung quỳ tróc quỷ đồ’, sức mạnh biểu hiện ra ở toàn thân thể, thần sắc, ánh mắt đều tập chung ở ngón trỏ, không nằm ở ngón cái. Cho nên tôi không thể tùy tiện sửa đổi. Tôi vẽ bức họa này, mặc dù không thể sánh với Ngô Đạo Tử, nhưng khí lực cùng nội tâm đều tập trung tại ngón cái”.

Sau khi nghe điều này, Mạnh Sưởng rất vui và rất ngưỡng mộ tài năng của Hoàng Thuyên. Vì vậy, ông đã ban thưởng lụa là gấm vóc, vàng bạc châu báu để khen ngợi kiến thức uyên thâm của Hoàng Thuyên.

- Nghệ thuật là do Thần truyền lại

Đằng sau nghệ thuật có mang theo nội hàm chân thực. Trước đây tôi có từng xem một bộ phim, nội dung phim có nói về một điển cố như thế này. Một họa sĩ rất tài giỏi đã vẽ bức tranh sơn thủy, sau đó mời một họa sĩ bình thường tới sao chép. Bức tranh chép trông không khác nhiều so với tranh thật, rất nhiều nhà giám định tranh cũng không phân biệt được đâu là bức tranh thật và đâu là bản sao.

Sau đó, người họa sĩ tài giỏi này mới vẽ tiếp một chú chim vào mỗi bức tranh. Nhìn bức tranh thật do chính tay họa sĩ vẽ thì cảm giác thấy con chim rất vui vẻ như đang cất tiếng hót, giống như đang được tự do bay nhảy trong rừng núi. Còn con chim trong bức tranh chép lại không thấy có biểu hiện gì. Điều này nói lên rằng đằng sau mỗi bức họa đích thực luôn có nội hàm, người nhìn không thấy nhưng muông thú lại cảm nhận được.

Những tác phẩm có thể lưu truyền đến ngày nay đều rất chân thật. Hơn nữa, đằng sau sự chân thật còn có những ẩn ý của Thần. Những ẩn ý này cũng được gọi là linh tính, kỳ thực đó chính là phản ánh một phần sự tồn tại của Thần.

Nghệ thuật là do Thần truyền cho con người. Chỉ khi tôn trọng tính chân thực, dụng tâm làm việc thì mới có thể tạo ra được tác phẩm lưu truyền ngàn năm. Bởi vì, một tác phẩm được đánh giá là tốt, là mang theo thông điệp tích cực và thuần chính thì sẽ có nhân tố của Thần tồn tại.

Uống Trà Thôi
Theo DKN
Tính chân thực đáng kinh ngạc của hội họa thời cổ đạiMột bức tranh nhà Minh vẽ Chung Quỳ người bán quỷ với năm con dơi tượng trưng cho năm phước lành cũng như cái bình, san hô đỏ và nấm – do ma quỷ nắm giữ… (Nguồn: Wikipedia)
0 0 5,520 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Hội hoạ Truyền thống phương Đông (P6): Ý nghĩa sâu xa của ‘Tranh vẽ như người'
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3082 13:14, 20/12/2023
0 0 2,227 0.0
Cá nhân, đạo đức và nghệ thuật, đó là ba nhân tố tạo nên nội tại của một bức “tranh cũng như người", và trong đó, đạo đức chiếm vai trò tuyệt đối, là thước đo và là chỉ đạo cho nhân phẩm và hoạ phẩm. Nhân phẩm cao thấp sẽ quyết định cảnh giới nội hàm của hội họa đó là cao hay thấp, nội hàm ...
Hội hoạ Truyền thống phương Đông (P5): Tranh cũng như người
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3074 14:24, 17/12/2023
1 0 2,430 0.0
Đổi một góc nhìn khác mà nói, khi quan niệm về thẩm mỹ phổ thông của con người xuất hiện sự sai lệch, coi cái không đẹp thành đẹp, thì đó cũng là lúc quan niệm đạo đức của nhân loại bắt đầu trượt dốc.

Từ xưa con người đã tin rằng, giữa hoạ phẩm và nhân phẩm là có mối liên quan với nhau. Nhưng quan ...
Hội hoạ truyền thống phương Đông (P4): Tả thực
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3071 08:42, 13/12/2023
0 0 2,469 0.0
Nguyên nhân ở đây là do kỹ thuật tả thực của bản thân những người theo lối vẽ này không đủ, nên thường “đi đường vòng", né tránh mà không dám đối diện. Còn một nguyên nhân khác, rằng rất có thể những người thời này chịu ảnh hưởng của tư tưởng của các môn pháp tu luyện.

Ý nghĩa cơ bản của tả ...
Tranh 600 tuổi được đấu giá hơn 40 triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3066 14:01, 10/12/2023
0 0 2,491 0.0
Tác phẩm khoảng 600 tuổi, thời Nguyên, được bán với giá 287,5 triệu nhân dân tệ (40,5 triệu USD).

Con số 287,5 triệu tệ bao gồm thuế phí. Theo trang The Paper, hôm 30/11, bức Rửa nghiên mực được hãng China Guardian mở phiên đấu giá riêng, mức khởi điểm là 180 triệu nhân dân tệ (25,4 triệu USD).

Tranh kích thước 65x34 ...
Hội hoạ truyền thống phương Đông (P3): ‘Cổ ý’ trong hội hoạ Trung Hoa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3058 09:13, 07/12/2023
1 0 2,495 0.0
‘Cổ ý’ không đơn thuần là tác phẩm hội hoạ theo phong cách cổ đại. Vậy việc "phục cổ" trong hội họa có thể chỉ nhìn nhận một cách đơn giản hay không?

Có rất nhiều nghệ thuật gia hiện đại đều đang hướng đến lý tưởng đạt được cái gọi là “cổ ý". Nói đúng hơn, đó là thú vui của họ, là theo ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!