/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tính chân thực đáng kinh ngạc của hội họa thời cổ đại

2415 08:43, 14/01/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Tính chân thực đáng kinh ngạc của hội họa thời cổ đạiBức hoạ “Quan Vũ cầm tướng đồ” (tranh Quan Vũ bắt tướng) của Thương Hỷ thời nhà Minh.
Những tác phẩm hội họa có thể lưu truyền đến ngày nay đều rất chân thật. Hơn nữa, đằng sau sự chân thật còn có những ẩn ý của Thần…

Chúng ta đều biết rằng nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống sinh hoạt nhưng điểm xuất phát lại cao hơn. Bởi thế, ở phương diện này, người xưa đã không ngừng nỗ lực khiến cho nghệ thuật trở nên chân thực hơn. Họ coi trọng sự giản dị mộc mạc mà chân thật, cho nên các tác phẩm nghệ thuật của cổ nhân không chỉ lưu truyền ngàn năm mà còn khiến người đời sau hết lòng tán thán. Trong lĩnh vực hội họa, các nghệ sĩ xưa cũng yêu cầu tính chân thực hết sức cao khiến con người ngày nay không khỏi kinh ngạc và thán phục. Dưới đây là câu chuyện về Vương Duy và Ngô Đạo Tử.

- Tinh thần tìm kiếm sự chân thực của người họa sĩ xưa

Một lần, khi Vương Duy đến ngôi nhà bỏ hoang của Dữu Kính ở Chiêu Quốc Phường tại kinh thành Trường An, ông thấy trên tường có vẽ một bức họa “Tấu nhạc đồ”. Sau khi xem xong, Vương Duy không khỏi mỉm cười. Người đi cùng ông liền hỏi: “Ngài cười gì vậy?” Vương Duy nói: “Bức họa này chính là vẽ lại cảnh tượng của màn diễn tấu nhịp thứ nhất của bài 3 của ‘Nghê thường vũ y khúc’ “. Người bạn của ông là một người cầu chân thân, sau khi biết chuyện liền mời nhạc công đến kiểm tra, vị nhạc công này nói rằng một chút lỗi nhỏ cũng không có (Nguồn từ “Quốc sử bổ”).

- Sức mạnh chuẩn xác của Ngô Đạo Tử

Trong bức tranh vẽ ‘Chung quỳ tróc quỷ đồ’ do Ngô Đạo Tử thời nhà Đường vẽ, có thể thấy Đạo Chung Quỳ mặc áo xanh lam, một chân quấn da, một mắt nheo lại và đeo một cái hốt bản – vật dùng để ghi chép ngắn gọn của quan lại thời xưa. Trên đầu Đạo Chung Quỳ có quấn một dải vải, tóc rối rủ xuống hai bên thái dương. Tay trái đang tóm một con quỷ, tay phải khoét mắt quỷ. Lực vẽ của bức họa vô cùng mạnh mẽ, chân thật. Nó được coi là điểm nhấn kỳ diệu trong các bức vẽ thời Đường.

Người sưu tập bức tranh này đã đem tặng nó cho Thục quân vương Mạnh Sưởng. Mạnh Sưởng vô cùng yêu thích bức họa nên đã treo nó trong phòng ngủ tại cung điện. Một ngày nọ, Mạnh Sưởng mời Hoàng Thuyên đến để thưởng thức bức tranh ‘Chung quỳ tróc quỷ đồ’. Hoàng Thuyên vừa nhìn thấy bức họa liền thốt lên: “Thật là tuyệt diệu”. Đợi Hoàng Thuyên thi lễ xong, Mạnh Sưởng nói: “Nếu vẽ Đạo Chung Quỳ dùng ngón cái móc mắt quỷ, bức họa sẽ càng có sức mạnh hơn, mong ngươi sửa giúp ta một chút”. Hoàng Thuyên nghe Mạnh Sưởng nói vậy, ông cẩn thận cầm bức vẽ về nhà để sửa. Nhưng mấy ngày sau, Hoàng Thuyên cảm giác thấy không thể nào sửa đổi được bức họa này. Vì vậy ông đã căng tấm vải lụa và vẽ một bức ‘Chung quỳ tróc quỷ đồ’ khác, đem tặng cho Mạnh Sưởng cùng với bức họa của Ngô Đạo Tử.

Sau khi xem xong, Mạnh Sưởng hỏi: “Ta vốn dĩ đưa bức họa để ngươi sửa, vì lẽ gì ngươi lại đi vẽ một bức khác?” Hoàng Thuyên đáp: “Ngô Đạo Tử họa bức ‘Chung quỳ tróc quỷ đồ’, sức mạnh biểu hiện ra ở toàn thân thể, thần sắc, ánh mắt đều tập chung ở ngón trỏ, không nằm ở ngón cái. Cho nên tôi không thể tùy tiện sửa đổi. Tôi vẽ bức họa này, mặc dù không thể sánh với Ngô Đạo Tử, nhưng khí lực cùng nội tâm đều tập trung tại ngón cái”.

Sau khi nghe điều này, Mạnh Sưởng rất vui và rất ngưỡng mộ tài năng của Hoàng Thuyên. Vì vậy, ông đã ban thưởng lụa là gấm vóc, vàng bạc châu báu để khen ngợi kiến thức uyên thâm của Hoàng Thuyên.

- Nghệ thuật là do Thần truyền lại

Đằng sau nghệ thuật có mang theo nội hàm chân thực. Trước đây tôi có từng xem một bộ phim, nội dung phim có nói về một điển cố như thế này. Một họa sĩ rất tài giỏi đã vẽ bức tranh sơn thủy, sau đó mời một họa sĩ bình thường tới sao chép. Bức tranh chép trông không khác nhiều so với tranh thật, rất nhiều nhà giám định tranh cũng không phân biệt được đâu là bức tranh thật và đâu là bản sao.

Sau đó, người họa sĩ tài giỏi này mới vẽ tiếp một chú chim vào mỗi bức tranh. Nhìn bức tranh thật do chính tay họa sĩ vẽ thì cảm giác thấy con chim rất vui vẻ như đang cất tiếng hót, giống như đang được tự do bay nhảy trong rừng núi. Còn con chim trong bức tranh chép lại không thấy có biểu hiện gì. Điều này nói lên rằng đằng sau mỗi bức họa đích thực luôn có nội hàm, người nhìn không thấy nhưng muông thú lại cảm nhận được.

Những tác phẩm có thể lưu truyền đến ngày nay đều rất chân thật. Hơn nữa, đằng sau sự chân thật còn có những ẩn ý của Thần. Những ẩn ý này cũng được gọi là linh tính, kỳ thực đó chính là phản ánh một phần sự tồn tại của Thần.

Nghệ thuật là do Thần truyền cho con người. Chỉ khi tôn trọng tính chân thực, dụng tâm làm việc thì mới có thể tạo ra được tác phẩm lưu truyền ngàn năm. Bởi vì, một tác phẩm được đánh giá là tốt, là mang theo thông điệp tích cực và thuần chính thì sẽ có nhân tố của Thần tồn tại.

Uống Trà Thôi
Theo DKN
Tính chân thực đáng kinh ngạc của hội họa thời cổ đạiMột bức tranh nhà Minh vẽ Chung Quỳ người bán quỷ với năm con dơi tượng trưng cho năm phước lành cũng như cái bình, san hô đỏ và nấm – do ma quỷ nắm giữ… (Nguồn: Wikipedia)
0 0 5,406 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Tranh những bình hoa giá hàng chục triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2350 08:47, 16/12/2022
0 0 5,524 0.0
Tranh vẽ bình hoa cúc, loa kèn của họa sĩ Sanyu được bán với giá lên tới giá 24,6 triệu USD (582 tỷ đồng).

Sanyu hiện là cái tên được nhắc đến nhiều trên các mạng xã hội Trung Quốc khi 163, Sohu đăng tải bài viết về cuộc đời, sự nghiệp của ông. CNN từng gọi họa sĩ là "Người định giá thị trường nghệ ...
TRANH CỦA ĐƯỜNG BÁ HỔ ĐƯỢC BÁN VỚI GIÁ CAO NGẤT; CHUYÊN GIA: PHÓNG TO LÊN THÌ KHÔNG PHẢI LÀ TRANH
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2343 13:01, 13/12/2022
0 0 6,861 0.0
Những bức tranh gốc của Đường Bá Hổ được bán đấu giá với giá cao ngất ngưởng. Khi phóng đại bức tranh lên rồi quan sát các chuyên gia phải thốt lên rằng: đây cơ bản không phải là tranh vẽ…
‘Đường Bá Hổ Điểm Thu Hương’ là một bộ phim nổi tiếng, hẳn rất nhiều người đã từng xem qua. Bộ phim này ...
Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.2): Chủ nghĩa cổ điển và trường phái Baroque
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2331 08:55, 09/12/2022
0 0 5,833 0.0
Mỹ thuật chủ nghĩa cổ điển lấy nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại làm hình mẫu, sùng thượng lý tính, tuân theo các quy phạm, và tìm kiếm chân lý trong sự điền nhã và hài hòa của nghệ thuật. Còn các nghệ sĩ trường phái Baroque coi trọng các yếu tố màu sắc, sáng tối, động thế, kích tình… đã cố gắng mọi ...
BỨC TRANH VẼ CON VE SẦU CỦA TỀ BẠCH THẠCH BỊ CHẾ GIỄU VÌ VẼ SAI
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2312 11:06, 01/12/2022
0 0 5,583 0.0
BỨC TRANH VẼ CON VE SẦU CỦA TỀ BẠCH THẠCH BỊ CHẾ GIỄU VÌ VẼ SAI, CHUYÊN GIA: BỨC TRANH TRỊ GIÁ 3,000 TỶ ĐỒNG

Trong suốt chiều dài lịch sử, dù là thời cổ đại, thời cận đại hay hiện đại, có rất nhiều họa sĩ nổi tiếng, và những bức tranh do những họa sĩ này tạo ra thì lại vô cùng đáng quý.

Từ bức ...
Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.1): Khi vẽ Thần trở thành chủ đề cấm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2307 13:33, 28/11/2022
0 0 7,547 0.0
Trong một số cuốn sách lịch sử nghệ thuật xuất bản ở Trung Quốc, rất nhiều đều viết rằng: ‘Các họa sĩ Hà Lan đương thời không vẽ các chủ đề tôn giáo và thần thoại, là kết quả của sự dũng cảm thoát ly khỏi gông cùm của các chủ đề tôn giáo truyền thống và truy cầu tự do’. Nói như vậy cách xa sự ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!