/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Mèo - biểu tượng tốt lành trong tranh cổ

2428 00:02, 24/01/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Mèo - biểu tượng tốt lành trong tranh cổTác phẩm "Miêu trúc", dài 1,32 m, chiều ngang 63 cm, thuộc Bảo tàng Cố cung Đài Bắc
Trong tranh cách đây hàng trăm đến 1.000 năm, mèo ngụ ý trường thọ, cát tường, được vua chúa sủng ái.

Người Trung Quốc có tục ngữ: "Chó đến nhà thì giàu, mèo đến nhà thì quý". Theo The Paper, tranh về mèo có trước thời Đường (618-907). Mèo (miêu) hài âm với từ chỉ người sống lâu, vì vậy hình ảnh con vật này mang ý nghĩa trường thọ, may mắn, trở thành đề tài tốt đẹp trong hội họa.

Tới thời Tống, tranh về hoa cỏ, động vật phát triển mạnh, đề tài mèo cũng phổ biến rộng rãi, đạt đỉnh cao trong lịch sử hội họa cổ đại. Dưới đây là một số tác phẩm nổi tiếng về mèo, được lưu giữ trong các bảo tàng trên thế giới.

Bức "Sĩ nữ đồ" của Chu Văn Củ (khoảng 907-975), hiện lưu giữ ở Bảo tàng Cố cung Đài Bắc. Ông là họa sĩ cung đình thời Ngũ đại Thập quốc. Tác phẩm khắc họa cảnh mèo nằm dưới chân người phụ nữ đang đọc sách, dưới bóng râm cây ngô đồng. Trong tranh cổ, mèo thường được vẽ cùng bươm bướm, ngụ ý sống lâu.

Tranh "Phú quý hoa li" (Li là từ chỉ mèo thời cổ đại), miêu tả thú cưng dưới gốc cây mẫu đơn. Theo Ifeng, tác phẩm có từ thời Tống, không đề tên tác giả. Một số chuyên gia nhận định tranh của họa sĩ cung đình thời Tống Huy Tông (1082-1135). Bấy giờ, thú cưng trong cung thường được đeo dây màu đỏ, con mèo trong tranh mang đặc điểm này. Chú mèo được hình thành từ các nét bút thanh, mỏng, thể hiện bút pháp cao siêu của họa sĩ. Cùng loài bướm, thời xưa, mèo thường xuất hiện trong tranh với các loài mẫu đơn, cúc, đều biểu đạt không khí tươi vui, an bình, tốt lành. "Phú quý hoa li" hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Cố cung Đài Bắc.

Bức "Em bé chơi đùa ngày đông" cao gần 2 m, ngang khoảng 1 m. Tranh chỉ đề tên "Người Tống" nhưng phần lớn chuyên gia nhận định tác phẩm của Tô Hán Thần (1094-1172). Trang Sohu nhận xét gương mặt bé gái toát vẻ thông minh, lanh lợi, cả hai bé đều chăm chú nhìn mèo con, như đang điều khiển mèo làm theo ý mình. Làm nền cho con người là khung cảnh hoa mai, hoa trà, cây trúc, tảng đá. Tác phẩm sống động, gợi cuộc sống yên vui, sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ nhỏ.

Trong "Hán cung xuân hiểu" - một trong 10 bức họa cổ quý nhất Trung Quốc, họa sĩ Cừu Anh (thời Minh) khắc họa cảnh con mèo nằm trên bàn. Xung quanh, các phi tần, cung nữ chơi đàn, sưởi ấm, ngắm tranh, cắm hoa... Tác phẩm tái hiện cuộc sống ở hậu cung, mang không khí nhẹ nhõm, không hề nhuốm vẻ bi ai.

"Mèo dưới hoa", tranh của vua Minh Tuyên Tông (1399-1435), hoàn thành năm 1426. Tác phẩm miêu tả hai chú mèo dưới tảng đá và hoa cúc dại, mang phong cách nho nhã. Theo Sohu, Minh Tuyên Tông yêu mèo, vẽ nhiều tranh thú cưng, trong đó "Mèo dưới hoa" ở Bảo tàng Cố cung Đài Bắc nổi tiếng nhất.

Tác phẩm "Miêu trúc", dài 1,32 m, chiều ngang 63 cm, thuộc Bảo tàng Cố cung Đài Bắc. Tranh của Thẩm Chấn Lân - một trong họa sĩ cung đình chủ chốt thời vãn Thanh. Tác phẩm khắc họa ba chú mèo chơi đùa trên tảng đá, trong khung cảnh đào, trúc đan xen.

Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
Mèo - biểu tượng tốt lành trong tranh cổBức "Sĩ nữ đồ" của Chu Văn Củ (khoảng 907-975)
Mèo - biểu tượng tốt lành trong tranh cổTranh "Phú quý hoa li" (Li là từ chỉ mèo thời cổ đại)
Mèo - biểu tượng tốt lành trong tranh cổBức "Em bé chơi đùa ngày đông" cao gần 2 m, ngang khoảng 1 m.
Mèo - biểu tượng tốt lành trong tranh cổTrong "Hán cung xuân hiểu" - một trong 10 bức họa cổ quý nhất Trung Quốc
Mèo - biểu tượng tốt lành trong tranh cổ"Mèo dưới hoa", tranh của vua Minh Tuyên Tông (1399-1435), hoàn thành năm 1426
Mèo - biểu tượng tốt lành trong tranh cổTác phẩm "Miêu trúc", dài 1,32 m, chiều ngang 63 cm, thuộc Bảo tàng Cố cung Đài Bắc
0 0 5,359 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Hội hoạ Truyền thống phương Đông (P2): Tại sao chủ đề hội hoạ luôn xoay quanh tu luyện và tín ngưỡng
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3039 14:00, 30/11/2023
1 0 1,559 0.0
Nền nghệ thuật chính thống của Tây phương, dù là hội hoạ cũng vậy, điêu khắc hay âm nhạc cũng vậy, đều liên quan tới các chủ đề về tôn giáo hay tín ngưỡng: là triển hiện của Thần hoặc Phật tính, Thần tính. Ở Đông phương cũng vậy...

Phần 1 đã khái quát về quá trình phát triển của lối vẽ tả ý hoạ, ...
Hội hoạ Truyền thống phương Đông (P1): Bút pháp 'tả ý' và 'văn nhân'
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3031 13:00, 27/11/2023
1 0 1,821 0.0
Nương theo dòng chảy của lịch sử, ta thử tìm hiểu xem, thực chất nền hội hoạ xưa kia ra sao, có đáng để hậu nhân phải tôn trọng và gìn giữ hay không? Và cũng là thêm một bước nhìn thử bức tranh tổng thể về nền mỹ thuật phương Đông.

- Lời nói đầu

Nếu nói những toà điện đài tráng lệ đã đặt nên ...
Guernica – bức tranh phản chiến kinh điển của Picasso
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3027 09:04, 23/11/2023
0 0 1,852 0.0
Nếu Pablo Picasso (1881 – 1973) được suy tôn là họa sỹ vĩ đại nhất của thế kỷ 20, thì kiệt tác Guernica của ông có thể được coi là bức tranh kỳ diệu nhất thế kỷ cho đến tận giờ.

Guernica là bức vẽ nổi tiếng vẽ về đề tài chống chiến tranh. Tác phẩm được giới mỹ thuật đánh giá là một đỉnh cao trong ...
Vào cõi tranh Thiền
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3003 19:00, 17/11/2023
2 0 2,010 0.0
Trong môn họa truyền thống của Trung Quốc (thường được gọi là Quốc Họa) ta thường bắt gặp những chủ đề ước lệ quen thuộc được thể hiện với màu sắc đậm nhạt thích mắt, thậm chí những màu tươi vui sặc sỡ.Vô Lượng Thọ Phật (tranh Tề Bạch Thạch)Các chủ đề này lặp đi lặp lại đây đó đến mức ...
Tìm Hiểu Về Giấy Xuyến Chỉ, Giấy Tuyên
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3002 19:00, 16/11/2023
1 0 2,519 0.0
Nguồn gốc giấy xuyếnGiấy tuyên 宣纸, ở Việt Nam thường gọi là giấy xuyến , một số người còn gọi là giấy xuyến chỉ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Có thuyết cho rằng từ đời Tùy, Đường đã có loại giấy tuyên chỉ. Từ đời Đường về sau nhiều nơi ở trung quốc đã phát triển mạnh nghề làm giấy như ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!