/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Mèo - biểu tượng tốt lành trong tranh cổ

2428 00:02, 24/01/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Mèo - biểu tượng tốt lành trong tranh cổTác phẩm "Miêu trúc", dài 1,32 m, chiều ngang 63 cm, thuộc Bảo tàng Cố cung Đài Bắc
Trong tranh cách đây hàng trăm đến 1.000 năm, mèo ngụ ý trường thọ, cát tường, được vua chúa sủng ái.

Người Trung Quốc có tục ngữ: "Chó đến nhà thì giàu, mèo đến nhà thì quý". Theo The Paper, tranh về mèo có trước thời Đường (618-907). Mèo (miêu) hài âm với từ chỉ người sống lâu, vì vậy hình ảnh con vật này mang ý nghĩa trường thọ, may mắn, trở thành đề tài tốt đẹp trong hội họa.

Tới thời Tống, tranh về hoa cỏ, động vật phát triển mạnh, đề tài mèo cũng phổ biến rộng rãi, đạt đỉnh cao trong lịch sử hội họa cổ đại. Dưới đây là một số tác phẩm nổi tiếng về mèo, được lưu giữ trong các bảo tàng trên thế giới.

Bức "Sĩ nữ đồ" của Chu Văn Củ (khoảng 907-975), hiện lưu giữ ở Bảo tàng Cố cung Đài Bắc. Ông là họa sĩ cung đình thời Ngũ đại Thập quốc. Tác phẩm khắc họa cảnh mèo nằm dưới chân người phụ nữ đang đọc sách, dưới bóng râm cây ngô đồng. Trong tranh cổ, mèo thường được vẽ cùng bươm bướm, ngụ ý sống lâu.

Tranh "Phú quý hoa li" (Li là từ chỉ mèo thời cổ đại), miêu tả thú cưng dưới gốc cây mẫu đơn. Theo Ifeng, tác phẩm có từ thời Tống, không đề tên tác giả. Một số chuyên gia nhận định tranh của họa sĩ cung đình thời Tống Huy Tông (1082-1135). Bấy giờ, thú cưng trong cung thường được đeo dây màu đỏ, con mèo trong tranh mang đặc điểm này. Chú mèo được hình thành từ các nét bút thanh, mỏng, thể hiện bút pháp cao siêu của họa sĩ. Cùng loài bướm, thời xưa, mèo thường xuất hiện trong tranh với các loài mẫu đơn, cúc, đều biểu đạt không khí tươi vui, an bình, tốt lành. "Phú quý hoa li" hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Cố cung Đài Bắc.

Bức "Em bé chơi đùa ngày đông" cao gần 2 m, ngang khoảng 1 m. Tranh chỉ đề tên "Người Tống" nhưng phần lớn chuyên gia nhận định tác phẩm của Tô Hán Thần (1094-1172). Trang Sohu nhận xét gương mặt bé gái toát vẻ thông minh, lanh lợi, cả hai bé đều chăm chú nhìn mèo con, như đang điều khiển mèo làm theo ý mình. Làm nền cho con người là khung cảnh hoa mai, hoa trà, cây trúc, tảng đá. Tác phẩm sống động, gợi cuộc sống yên vui, sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ nhỏ.

Trong "Hán cung xuân hiểu" - một trong 10 bức họa cổ quý nhất Trung Quốc, họa sĩ Cừu Anh (thời Minh) khắc họa cảnh con mèo nằm trên bàn. Xung quanh, các phi tần, cung nữ chơi đàn, sưởi ấm, ngắm tranh, cắm hoa... Tác phẩm tái hiện cuộc sống ở hậu cung, mang không khí nhẹ nhõm, không hề nhuốm vẻ bi ai.

"Mèo dưới hoa", tranh của vua Minh Tuyên Tông (1399-1435), hoàn thành năm 1426. Tác phẩm miêu tả hai chú mèo dưới tảng đá và hoa cúc dại, mang phong cách nho nhã. Theo Sohu, Minh Tuyên Tông yêu mèo, vẽ nhiều tranh thú cưng, trong đó "Mèo dưới hoa" ở Bảo tàng Cố cung Đài Bắc nổi tiếng nhất.

Tác phẩm "Miêu trúc", dài 1,32 m, chiều ngang 63 cm, thuộc Bảo tàng Cố cung Đài Bắc. Tranh của Thẩm Chấn Lân - một trong họa sĩ cung đình chủ chốt thời vãn Thanh. Tác phẩm khắc họa ba chú mèo chơi đùa trên tảng đá, trong khung cảnh đào, trúc đan xen.

Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
Mèo - biểu tượng tốt lành trong tranh cổBức "Sĩ nữ đồ" của Chu Văn Củ (khoảng 907-975)
Mèo - biểu tượng tốt lành trong tranh cổTranh "Phú quý hoa li" (Li là từ chỉ mèo thời cổ đại)
Mèo - biểu tượng tốt lành trong tranh cổBức "Em bé chơi đùa ngày đông" cao gần 2 m, ngang khoảng 1 m.
Mèo - biểu tượng tốt lành trong tranh cổTrong "Hán cung xuân hiểu" - một trong 10 bức họa cổ quý nhất Trung Quốc
Mèo - biểu tượng tốt lành trong tranh cổ"Mèo dưới hoa", tranh của vua Minh Tuyên Tông (1399-1435), hoàn thành năm 1426
Mèo - biểu tượng tốt lành trong tranh cổTác phẩm "Miêu trúc", dài 1,32 m, chiều ngang 63 cm, thuộc Bảo tàng Cố cung Đài Bắc
0 0 6,177 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Nghệ sĩ đường phố gây sốt với tranh tường cao ngất
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1311 09:22, 25/10/2021
0 0 5,003 0.0
Nghệ sĩ đường phố Fin DAC, 54 tuổi, gây sốt với loạt tranh chân dung phụ nữ vẽ trên tường cao ngất, có khi cao hơn 60m.

Fin DAC tên thật là Finbarr Notte, đến từ thành phố Cork ở Ireland, bắt đầu sự nghiệp nghệ sĩ đường phố ở tuổi 40, sau một mối tình tan vỡ.

Nhà giám tuyển, phê bình nghệ thuật Yasha Young cho ...
Những nghề mưu sinh thời bao cấp: Vẽ truyền thần
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1304 08:52, 23/10/2021
0 0 6,416 0.0
Ở phố Hàng Bột, đoạn ngã ba với phố Hồ Giám bây giờ có hiệu vẽ truyền thần của họa sỹ Nùng Sơn. Hiệu ở số nhà 37, đối diện bên kia là đền Sòng Sơn.

Ông họa sỹ đã già và hiệu truyền thần này cũng có từ lâu, hồi chính quyền Pháp còn cai quản Hà Nội.

Ông hay mặc đồ Tây, áo sơ mi bỏ trong quần và ...
Các bức tranh về phụ nữ Việt Nam lập kỷ lục trên sàn đấu giá quốc tế
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1299 09:00, 21/10/2021
0 0 5,366 0.0
Không hẹn mà thành, các bức tranh lập kỷ lục của hội họa Việt Nam trên sàn đấu giá quốc tế đều là các tác phẩm vẽ về phụ nữ Việt Nam, do các họa sĩ nổi tiếng thực hiện. Điều đó nói lên rằng, đây là một đề tài đắt giá của mỹ thuật Việt và đang được các thế hệ nghệ sĩ tiếp nối.

Uống Trà ...
Nhớ về nông thôn Việt Nam qua tranh của các họa sĩ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1291 09:17, 19/10/2021
0 0 7,233 0.0
Các họa sĩ như Trần Văn Cẩn, Lưu Công Nhân, Thục Phi, Nguyễn Phan Chánh.... đã vẽ nhiều tác phẩm về nông thôn Việt Nam cách đây vài thập kỷ. Đó là một vẻ đẹp xưa cũ nhưng thân thương, nhung nhớ, gợi lại trong mỗi người ký ức về làng quê với lũy tre xanh, con bò nằm nhẩn nha gặm cỏ....

Uống Trà Thôi
Theo ...
Team Uống Trà Thôi BÙI XUÂN PHÁI
1279 09:57, 15/10/2021
0 0 2,312 0.0
Nếu có một thống kê cụ thể, có lẽ Bùi Xuân Phái là họa sĩ gắn liền với kỷ lục buồn của hội họa Việt. Ông chính là người có tranh bị làm giả, làm nhái nhiều nhất hiện nay.

Trong bộ tứ kiệt xuất thứ hai của mỹ thuật Việt là "Sáng-Liên-Nghiêm-Phái ", tức Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!