/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tranh về đêm tiệc của quan Trung Quốc gần 1.200 năm trước

2436 09:34, 29/01/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Tranh về đêm tiệc của quan Trung Quốc gần 1.200 năm trướcPhần đầu của tác phẩm mô tả cảnh Hàn Hi Tái (râu dài) và Lang Sán (áo đỏ) ngồi nghe đàn. Ảnh: The Palace Museum
"Hàn Hi Tái dạ yến đồ" mô tả đêm tiệc trong biệt phủ quan lớn Trung Quốc thời Nam Đường, gần 1.200 năm trước.

Tác phẩm do họa sĩ Cố Hoành Trung sáng tác thời Ngũ Đại Thập Quốc (thế kỷ 10), khắc họa khung cảnh Hán Hi Tái - quan lớn triều Nam Đường - trong bữa tiệc đêm cùng khách, với nhiều hoạt động chơi đàn, thổi sáo, ca hát, nhảy múa...

Họa sĩ chia tranh thành năm khung cảnh tiệc, ngăn cách nhau bởi những bức bình phong. Phần một là Hàn Hi Tái và trạng nguyên Lang Sán ngồi nghe em gái của phó sứ Lý Gia Minh chơi đàn tỳ bà. Ngoài ra, bữa tiệc có sự tham gia của các nhân vật như Lý Gia Minh, ngự y Trần Chí Ung và học trò Vi Chu Tiển, kỹ nữ Vương Ốc Sơn... Cảnh hai là Hàn Hi Tái đánh trống cho Vương Ốc Sơn múa điệu Lục yêu. Cảnh ba mô tả một khách đang ngủ trong khi Hàn Hi Tái nói chuyện với các cô gái. Ở phần bốn, Hàn Hi Tái cởi áo ngồi nghe thổi sáo. Cuối cùng là tan tiệc - mọi người lưu luyến không rời.

Trong phần giới thiệu tác phẩm tại Bảo tàng Cố Cung, Đan Quốc Cường - nhà nghiên cứu, chuyên gia thẩm định tại bảo tàng - cho biết từng bối cảnh được mô tả như truyện tranh. Mỗi phần được ngăn cách bằng một bức bình phong, tạo sự kết nối khéo léo khiến bữa tiệc hiện lên thống nhất và hoàn chỉnh. Bố cục tác phẩm lúc thăng lúc trầm, khi căng thẳng, lúc thư giãn.

Họa sĩ khắc họa nhân vật sống động như thật. Ở cảnh nghe nhạc, trạng nguyên Lang Sán nghiêng người chăm chú lắng nghe, ánh mắt ân cần, quan tâm đến em gái của Lý Gia Minh. Cảnh Vương Ốc Sơn nhảy múa, họa sĩ miêu tả được dáng người nhỏ nhắn, thanh tú của cô.

Nổi bật nhất là chân dung Hàn Hi Tái với bộ râu dài, đội mũ cao phù hợp mô tả trong sử sách. Phong thái và nét mặt của ông bộc lộ nội tâm phức tạp. Một mặt, ông hòa mình vào bữa tiệc, tương tác với khách như đánh trống cho Vương Ốc Sơn múa... Đôi lúc, gương mặt ông lơ đãng, đầy tâm sự, nhìn vào khoảng không và cười, trong khi nghe hát lại nói chuyện phiếm với cô hầu gái đối diện...

Đan Quốc Cường nhận định: "Hàn Hi Tái dạ yến đồ được họa sĩ khắc họa sống động như thật, cả về ngoại hình và đào sâu về bản chất, suy nghĩ... của nhân vật lịch sử này".

Theo bảo tàng, trình độ nghệ thuật của tác phẩm đạt đến đỉnh cao. Hình dạng nhân vật chính xác và tinh tế, đường nét đẹp, mịn màng, màu sắc lộng lẫy và trang nhã. Cách sử dụng bút lông, mực vẽ cho từng nhân vật cũng đa dạng. Họa sĩ sử dụng màu sắc phong phú khi mô tả gương mặt trang điểm, trang phục lộng lẫy của các nhân vật nữ đối lập với trang phục xanh đen của đàn ông. Đồ nội thất như trường kỷ màu đen sẫm, còn rèm cửa, chiếc gối có hoa văn đầy màu sắc. Sự tương phản khiến tổng thể tươi sáng, thể hiện phong cách thanh lịch và hài hòa. Theo cuốn The arts of China, tranh được coi là tư liệu quý giá về cuộc sống của giới thượng lưu Trung Quốc vào thế kỷ 10.

Có hai giả thuyết về việc ra đời tác phẩm. Theo cuốn Tuyên Hòa họa phổ, Hàn Hi Tái là quan lớn của triều đình Nam Đường. Thời vua Lý Dục thích hưởng lạc, không quan tâm chính sự, triều đình có nguy cơ bị diệt vong. Hàn Hi Tái được vua phong làm tể tướng. Tuy nhiên, ông không bằng lòng vì nhận thấy tình hình đất nước bất ổn, một mình không thể thay đổi được. Để từ chối vua mà không mang họa vào thân, ông giả vờ sống buông thả, say mê tửu sắc. Trước những lời đàm tiếu về Hàn Hi Tái, Lý Dục cử hai họa sĩ Cố Hoành Trung, Chu Văn Củ đến phủ của ông kiểm tra. Họ dùng tài quan sát, ghi nhớ và mô tả lại bằng tranh để báo cáo sự việc cho vua.

Trong khi đó, tư liệu Ngũ Đại bổ sử viết vì tiếc nuối tài năng của Hàn Hi Tái, Lý Dục cho vẽ bức tranh để ông thấy xấu hổ. Từ đó, khuyên nhủ Hàn Hi Tái quay trở lại phụng sự triều chính.

Tác phẩm cũng chịu nhiều long đong. Theo Sina, sau khi thâm nhập vào phủ của Hàn Hi Tái, Cố Hoành Trung, Chu Văn Củ mỗi người vẽ một bức. Tuy nhiên, tác phẩm của Chu Văn Củ sau đó bị thất lạc, chỉ còn bức do Cố Hoành Trung vẽ được lưu truyền.

Sau khi triều Nam Đường sụp đổ, tranh thất lạc. Đến thời Khang Hy, tác phẩm được quan Niên Canh Nghiêu vô tình tìm thấy. Sau khi ông bị hoàng đế Ung Chính xử tội chết, tranh bị tịch thu và đưa vào cung.

Ghi chép của Thạch cừ bảo cấp cho thấy thời nhà Thanh, tranh được đưa vào thư phòng của triều đình, có một số con dấu trên đó. Mặt trước tranh có một dòng chữ của vua Càn Long, và những ký tự không hoàn chỉnh từ thời Nam Tống. Năm 1921, vua Phổ Nghi mang tranh nhiều báu vật cung đình khác đến Trường Xuân, sau đó lại chuyển về Bắc Kinh để bán. Mã Tễ Xuyên - chủ cửa hàng đồ cổ - mua lại với giá cao.

Năm 1945, Trương Đại Thiên biết được tung tích tác phẩm, quyết định mua lại tranh với giá 500 lượng vàng. Họa sĩ giữ tranh đến năm 1951 rồi bán lại cho Cục Di tích Văn hóa với giá 30.000 USD, chưa bằng 1/10 giá ban đầu. Tranh hiện nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Cố Cung.

Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
Tranh về đêm tiệc của quan Trung Quốc gần 1.200 năm trướcPhần đầu của tác phẩm mô tả cảnh Hàn Hi Tái (râu dài) và Lang Sán (áo đỏ) ngồi nghe đàn. Ảnh: The Palace Museum
Tranh về đêm tiệc của quan Trung Quốc gần 1.200 năm trướcCảnh Hàn Hi Tái đánh trống cho kỹ nữ múa. Ảnh: The Palace Museum
Tranh về đêm tiệc của quan Trung Quốc gần 1.200 năm trướcHàn Hi Tái (cầm quạt) nghe thổi sáo. Ảnh: The Palace Museum
0 0 8,033 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Kinh ngạc những tác phẩm nghệ thuật ghép từ đá
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1345 11:39, 04/11/2021
0 0 5,662 0.0
Dưới đây sẽ là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của Justin Bateman.

Nghệ sĩ Justin Bateman đến từ Vương quốc Anh đã tạo ra một số tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời nhất mà bạn từng thấy - những bức tranh ghép phức tạp được tạo thành từ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn viên sỏi nhiều màu sắc.

Nhìn vào ...
Phóng to bộ tranh thiếu nữ, người xem không tin vào mắt mình: Họa sĩ đã giết chết máy ảnh!
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1337 10:55, 02/11/2021
0 0 5,440 0.0
Những bức tranh của vị họa sĩ người Brazil giống như một bữa tiệc thị giác thịnh soạn cho người xem.

Khi ngành quay phim, nhiếp ảnh nở rộ vào cuối thế kỷ 20, nhiều người vội vàng nhận định rằng hội họa sẽ sớm đi tới giai đoạn lụi tàn và sớm thôi sẽ chẳng ai còn xem tranh nữa. Thế nhưng nhiều năm trôi ...
Những bức tranh thấm đẫm mồ hôi, nắng gió, khói bụi của một thời kỳ gian khổ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1329 10:30, 31/10/2021
0 0 5,687 0.0
Cố họa sĩ Hoàng Công Luận có 20 năm gắn bó với mảnh đất Quảng Ninh từ thời thanh niên sôi nổi, ngay sau khi tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Việt Nam khóa Tô Ngọc Vân 1955-1957. Sống và làm việc tại vùng mỏ, ông đã có nhiều tác phẩm phản ánh về hoạt động của công nhân, sinh hoạt của vùng mỏ bằng nhiều chất ...
Người phụ nữ có biệt tài 'biến' đất sét thành tranh vẽ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1324 13:38, 29/10/2021
0 0 6,511 0.0
Với sự tỉ mí, khéo léo, chị Phạm Thị Giáng Sinh (39 tuổi, TP HCM) đã “thổi hồn” biến những gôm đất sét thành tranh vẽ sống động y như thật.

Nghệ thuật là lĩnh vực mà ở đó con người có thể thỏa sức thể hiện sự sáng tạo bằng những ý tưởng độc đáo. Chị Sinh đã thỏa mong muốn của mình khi "thổi ...
Phố Phái, gái Liên
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1319 08:57, 27/10/2021
0 0 5,138 0.0
Họa sỹ Dương Bích Liên nổi tiếng với những bức tranh sơn dầu về phụ nữ Việt Nam. Bức tranh ông vẽ một phụ nữ mà tôi rất thích vì bức tranh thực sự đẹp (theo tôi) và xuất xứ bức tranh cũng thật đẹp.

Người mẫu trong tranh nguyên là Phụ trách lễ tân của khách sạn Thắng Lợi (thủa xưa). Họa sỹ đã tặng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!