Một ông lão ăn mặc rách rưới đi vào nhà hàng mới vừa tổ chức xong bữa tiệc ăn uống linh đình. Ông rút từ trong túi quần ra mấy chiếc túi ni-lông rồi trút các món ăn thừa vào túi.
Bởi vì xung quanh vẫn còn rất nhiều người nên không có ai chú ý đến ông lão. Hôm đó đúng là ngày quản lý nhà hàng tới kiểm tra, lập tức trông thấy hành động của ông lão.
Nhân viên phục vụ đi cùng quản lý cũng thấy, định ra đuổi ông lão đi thì bị quản lý ngăn lại. Người quản ly đứng cùng nhân viên phục vụ đó chờ cho ông lão xong việc rời đi.
Sau đó, nhân viên phục vụ hỏi nguyên do, quản lý nói: "Theo quy định của nhà hàng, chúng ta có thể bắt ông ấy đi khỏi ngay lập tức, nhưng cậu có nghĩ rằng, nếu như không phải hoàn cảnh gia đình khó khăn, sao ông ấy phải làm việc lén lút này? Ông ấy chắc chắn không muốn bị ai phát hiện ra, giờ mà cậu đi vào chắc chắn sẽ khiến ông ấy lúng túng".
Cách làm này của người quản lý đã nhận được sự cảm động vô cùng của người nhân viên. Anh nhân viên này sau đó còn kể cho những người khác, tiếng lành đồn xa, danh tiếng của nhà hàng cũng được nâng cao vì thế. Vậy là lượng khách cứ tăng lên rõ ràng.
Bài học từ câu chuyện: Người nhân hậu ắt có phúc báo
Đối xử nhân hậu với người khác chính là trí huệ thượng đẳng. Người nhân hậu ắt có phúc báo. Có nghĩa, đó là người biết chừa lại một đường lui cho người khác. Họ không chỉ trích quá mức, cũng không gây khó dễ cho người ta.
Khi một sự việc đã xảy ra rồi mới ở đó mà trách mắng người khác cho hả giận sẽ làm tổn hại tới đức của mình, đồng thời cũng khiến người khác khó chịu.
Victor Hugo từng nói: "Trên đời này thứ mênh mông nhất là biển khơi, rộng lớn hơn cả biển khơi chính là bầu trời, mà bao la hơn cả bầu trời chính là lòng người".
Người nhân hậu không so đo lỗi lầm với người khác, bởi họ biết trên đời này không ai là người hoàn hải. Người nhân hậu sống thanh cao, bình thản, đau với niềm đau của người khác, vui với hạnh phúc của người khác.
Người sống nhân hậu, sống rộng lượng, phúc báo vô biên.
Team Uống Trà Thôi sưu tầm