/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Sự kết hợp hoàn hảo giữa trà và các loại kẹo truyền thống

2446 10:58, 05/02/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Sự kết hợp hoàn hảo giữa trà và các loại kẹo truyền thống
Từ xưa đến nay, thú vui uống trà đã đi vào cuộc sống người Việt, thưởng thức một tách trà đượm vị và nhấm nháp hương vị ngọt ngào của những món ăn đi kèm thì còn điều gì tuyệt vời hơn. Những món ăn vặt tuyền thống với vị ngọt sẽ khiến cho vị trà thêm phần đậm đà và thậm chí trở thành một nét ẩm thực dân dã nhưng đầy thi vị.

- Kẹo dồi lạc

Kẹo dồi có nguồn gốc từ tỉnh Nam Định, ban đầu chỉ được bán trong các chợ quê, dần dần trở thành một đặc sản của vùng đất này. Kẹo dồi có vị ngọt sắc, tạo nên bởi những hương liệu cũng rất thôn quê như mật mía, đường củ lạc. Cách làm kẹo dồi thì cầu kì vô cùng và phụ thuộc vào độ tài khéo của người thợ. Để có hương vị ngọt ngào, người làm kẹo phải đun mạch nha và đường đến khi đạt độ dẻo quánh nhất định, sau đó là rất nhiều công đoạn từ nhồi lớp nhân kẹo làm từ lạc đến uốn kẹo thành những khối thuôn vuông vức. Mùa đông, ăn một miếng kẹo dồi với ly trà nóng thì quả không gì sánh bằng.

- Bánh đậu xanh

Bánh đậu xanh ngon nổi tiếng cả nước có nguồn gốc từ Hải Dương. Miếng bánh có vỏ ngoài vàng, lớp nhân và vỏ mềm mịn tơi, thơm phức hương đậu xanh quyện tinh dầu bưởi. Nguyên liệu chính của món bánh là những hạt đậu xanh nguyên chất vỏ xanh, ruột vàng được pha trộn với đường theo tỉ lệ bí truyền của mỗi nhà làm bánh. Tuy được làm đơn giản, nhưng miếng bánh xinh xắn vừa vặn, hương vị ngọt ngào, màu sắc bắt mắt trở thành thứ ăn vặt không thể thiếu khi thưởng trà

- Kẹo lạc

Kẹo lạc và trà xanh sánh đôi với nhau trong những bữa trà, có mặt ở khắp các hàng quán vỉa hè. Các nguyên liệu để chọn làm món kẹo lạc là lạc, vừng, đường trắng, mạch nha và bột nếp. bao gồm nhân lạc là lạc chắc mẩy, rang chín tới dậy mùi thơm bùi. Thanh kẹo lạc vì thế giòn tan, có vị bùi béo và thơm của lạc, vừng, vị ngọt sắc.

- Bánh cốm

Từ lâu bánh cốm đã trở thành một loại bánh đặc sản của người dân Hà Nội. Bánh cốm dẻo, dai, ngon ngọt, ngậy hương thơm cốm, hương đậu xanh và lá dứa. Khi cắn, bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện tuyệt vời của phần bánh cốm và nhân đậu xanh, hương thơm nhẹ của lá dứa và mùi cốm mới. Nếu kết dùng trà xanh hay bạch trà để thưởng thì thật không còn gì bằng. Cùng ăn một miếng bánh cốm, uống ly trà và trò chuyện cùng những người thân yêu thì còn điều gì tuyệt vời hơn.

- Bánh Trung thu

Ăn bánh trung thu thì phải có trà. Trung Thu là món ăn kèm khi uống trà, bánh trung thu và trà được xem là sự kết hợp hoàn hảo. Lý do đơn giản là khi ăn miếng bánh ngọt ngào thường thì chúng ta chưa thỏa mãn được vị giác, nhấp thêm ngụm trà vị ngọt dịu của bánh sẽ đọng lại lâu hơn kết hợp với hương vị đậm đà sẽ giúp đọng lại trên đầu lưỡi vị thơm ngọt kéo dài hơn. Chén trà sẽ làm dịu đi vị ngọt đậm của bánh, cũng như miếng bánh, sẽ khiến ly trà thêm phần hương vị.

- Ô mai

Chẳng ai biết rõ ô mai đã có tự bao giờ, chỉ biết rằng cái thức quà dân dã này đã trở thành một “chất nghiện” của người dân Việt. Ô mai có hàng trăm loại rực rỡ sắc màu: nâu bóng, đỏ tươi, xanh mát mắt, ươm vàng màu nắng… với đủ loại hương vị nhưng không hề hòa lẫn vào nhau; đủ chua, cay, mặn, ngọt. Vị nào cũng toát lên cái chất tinh túy riêng của mình, khách chỉ ngửi thoáng qua cũng đã thấy tê tê, say say đầu lưỡi.

- Hạt bí, hạt dưa

Hạt dưa thường được sử dụng chủ yếu cùng với trà trong những ngày tết, Hạt bí hay hạt dưa đều là các loại hạt lấy từ quả cây, đem rửa sạch, phơi khô rồi rang lên. Nhiều nơi còn nhuộm màu hạt cho đẹp, hoặc rang với húng lìu để tạo vị ngòn ngọt thơm ngon. Trong những buổi tiếp chuyện, bàn luận cùng bạn bè thì bên cạnh ấm trà nếu có thêm đĩa hạt bí, hạt dưa. Chủ khách cùng nhau vừa thưởng trà, vừa tí tách cắn hạt, khiến cho không khí bỗng trở nên thật thân thiện, cởi mở.hơn rất nhiều.

- Các loại mứt cổ truyền

Nếu bánh trung thu được dùng để thưởng trà chủ yếu trong tiết trung thu thì các loại mứt cũng được ưu ái khi được đặt cạnh bộ ấm trà vào dịp Tết cổ truyền của người Việt. Mứt có nhiều loại chủ yếu làm từ các loại củ, quả sao đường, ngào đường như cà rốt, gừng, quýt, dừa, dứa, chuối, khế, hồng, nho, hạt sen… Không phải ngẫu nhiên mà người Việt để mứt đi chung với trà. Sau khi ăn một miếng bánh ngọt, người ta lại thèm một chút đắng chát ban đầu của trà để làm dịu đi, hương vị đọng lại cuối cùng là vị ngọt hậu của trà, của mứt.

Uống trà không chỉ mang lại cảm giác thư thái mà nó còn mang đến rất nhiều công dụng khác nhau. Hãy thưởng thức một chén trà, nhấm nháp hương vị ngọt ngào của món ăn kèm và hàn huyên, tâm sự với những người thân yêu, cùng nhau tận hưởng hương vị tuyệt vời của cuộc sống bạn nhé!

Uống Trà Thôi
Theo Tạp Chí Kinh Tế
Sự kết hợp hoàn hảo giữa trà và các loại kẹo truyền thống
Sự kết hợp hoàn hảo giữa trà và các loại kẹo truyền thống
Sự kết hợp hoàn hảo giữa trà và các loại kẹo truyền thống
Sự kết hợp hoàn hảo giữa trà và các loại kẹo truyền thống
Sự kết hợp hoàn hảo giữa trà và các loại kẹo truyền thống
Sự kết hợp hoàn hảo giữa trà và các loại kẹo truyền thống
0 0 7,975 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Trà và Thiền trong văn hóa Phật giáo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1971 09:21, 13/07/2022
0 0 6,973 0.0
Hương vị của trà đã thấm sâu vào trong cuộc sống thường nhật, vị chát rồi ngọt của trà đã đi vào tâm thức của bao lớp người trong kiếp nhân sinh. Rồi trà như cam lộ nhuận thắm cửa thiền sâu lắng, gợi lên khúc đại từ sắc sắc không không.

Không biết từ khi nào mà trà trở thành một trong những thứ không ...
Một tách trà là niềm vui thanh đạm, giữa phồn hoa ta thấy được thuần chân
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1965 09:08, 11/07/2022
1 1 6,476 0.0
Thuở nhỏ tôi rất sợ uống trà, vừa nhìn thấy liền nhăn mặt, đến khi cổ họng khát khô mới chịu vớ lấy chiếc chén mà nhắm mắt nhắm mũi uống, ực một cái là xong hết! Sau này lớn lên mới biết, thì ra, hoa có hương sắc của hoa, nước có ý vị của nước, ấm có tâm tình của ấm, mà trà lại có đạo lý của ...
Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1958 09:02, 08/07/2022
1 0 7,397 0.0
Nhiều tài liệu cho rằng, trà Trung Quốc lần đầu tiên được ghi chép trong triều đại nhà Chu, ban đầu người ta ca ngợi trà chỉ vì giá trị y học của nó. Ngay cả Khổng Tử (551 - 479 trước CN) cũng chưa từng thưởng thức trà.

Nhiều thời gian sau… Khổng Tử, trà mới thật sự trở thành thức uống ở Trung Quốc, rồi ...
Trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1953 09:00, 06/07/2022
0 0 9,326 0.0
Trà "cắm tăm" là cách pha trà đặc biệt. Chén trà đậm đặc đến nỗi nếu cắm que tăm vào vẫn có thể đứng thẳng trong chén.

Trà xanh gắn bó với đủ mọi tầng lớp nhân dân từ cao sang vương giả đến các tầng lớp bình dân lao động. Thưởng trà có nhiều cách, người thích vị trà nhẹ nhàng, có chút đắng nhẹ ...
Muốn đỡ khát uống nước, muốn tiêu sầu uống rượu, còn muốn tỉnh mộng mê thì uống trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1947 08:47, 03/07/2022
0 0 7,960 0.0
Trà là thức uống phổ biến và đã trở thành một trong ba thức uống không cồn chính (trà, cà phê, ca cao) được ưa chuộng trên toàn cầu. Cùng tìm hiểu chuyên khảo được cho là sớm nhất thế giới về trà để việc thưởng trà càng thêm thi vị.

Lục Vũ thời Đường năm 758 đã viết chuyên khảo sớm nhất thế giới ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!