/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Bức tranh 800 năm tuổi về nhà thơ 'coi hoa mai là vợ'

2449 08:42, 08/02/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Bức tranh 800 năm tuổi về nhà thơ 'coi hoa mai là vợ'
Tranh khoảng 800 tuổi về thi sĩ ẩn dật Lâm Hòa Tĩnh, tái hiện cảnh nhà thơ ngắm mai - loài hoa được ví như vợ ông.

Tác phẩm Lâm Hòa Tĩnh ngắm mai dưới trăng, cao 24,5 cm, ngang gần 39 cm, hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Quốc gia Tokyo, Nhật Bản. Theo Hangzhou News, tranh không đề tên tác giả nhưng giới chuyên môn công nhận là của Mã Viễn (1140-1225) - bậc thầy hội họa thời Nam Tống.

Bức tranh khắc họa cụ già bận đồ trắng, ngồi trên sườn núi ngắm trăng. Quanh ông là hai cây mai đổ nghiêng xuống núi, phía sau thấp thoáng một đồng tử, phụ tá của Lâm Hòa Tĩnh.

Lâm Hòa Tĩnh ngắm mai dưới trăng là một trong tác phẩm nghệ thuật ra đời từ chuyện đời Lâm Hòa Tĩnh (921-1003) - nhà thơ nức tiếng triều đại Bắc Tống. Cha mẹ mất sớm, từ nhỏ, Lâm Hòa Tĩnh nuôi chí học hành, tinh thông sử sách. Tuy vậy, ông không ứng thí làm quan. Khoảng 40 tuổi, Hòa Tĩnh dựng căn nhà trên sườn núi ở Hàng Châu sống ẩn dật, hơn 20 năm không vào trong thành.

Lâm Hòa Tĩnh không lấy vợ, sinh con, ông trồng hoa, nuôi hạc trắng bầu bạn. Loài hoa ông yêu thích nhất là mai, từng sáng tác nhiều bài thơ vịnh hoa. Trong đó, bài Sơn viên tiểu mai nổi tiếng nhất, với các câu lưu danh thiên cổ: "Khi tất thảy loài hoa khác tàn lụi, chỉ riêng hoa mai vẫn xinh tươi/ Trong khu vườn nhỏ, sắc mai độc bá / Bóng cành mai thưa nghiêng nghiêng soi trên mặt nước trong/ Hương thầm lan tỏa buổi hoàng hôn trăng mờ".

Vương Thập Bằng, trạng nguyên thời Nguyên từng nói các câu thơ của Lâm Hòa Tĩnh nói trọn hồn cốt hoa mai, từ cổ chí kim không tác phẩm nào vượt qua bài thơ của ông về loài mai.

Lâm Hòa Tĩnh vốn tên Lâm Bô, tự Quân Phục, sau khi chết, hoàng đế Tống Chân Tông ban cho nhà thơ tên Hòa Tĩnh tiên sinh. Câu chuyện Lâm Hòa Tĩnh có "mai thê hạc tử" (mai là vợ, hạc là con) lưu truyền rộng rãi, dần trở thành chủ đề sáng tác thi họa trong các thời kỳ sau này. Lâm Hòa Tĩnh ngắm mai dưới trăng là một trong số đó.

Bức tranh của Mã Viễn thể hiện sự thư thái, tiêu dao, tính cách cô độc và cuộc đời ẩn dật của nhà thơ. Tác phẩm cho thấy thủ pháp nghệ thuật cao minh của họa sĩ. Ông sở trường vẽ sơn thủy, nhân vật, hoa và chim muông. Tranh sơn thủy của Mã Viễn thường có bố cục đơn giản, chắc, màu sắc đậm, đường nét sống động.

Biệt tài của Mã Viễn là miêu tả một góc của sự vật, từ đó có thể bật lên toàn bộ khung cảnh, làm cho không gian rộng lớn hiện lên rõ nét, gây ấn tượng mạnh với người xem. Phương pháp vẽ này có từ trước thời của Mã Viễn nhưng hiếm người thực hiện điêu luyện như ông.

Trong lịch sử hội họa Trung Quốc, gia tộc Mã Viễn là "hiện tượng" vì cố, ông, cha, bác, anh em và con trai của ông đều là họa sĩ cung đình, để lại những tác phẩm giá trị. Không nhiều tranh của Mã Viễn còn được lưu giữ, các bảo tàng Cố cung Bắc Kinh, Cố cung Đài Bắc, Bảo tàng Thượng Hải mỗi nơi có một vài tác phẩm của ông.

Chuyện Lâm Hòa Tĩnh sống cô độc, yêu hoa mai nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Thời Minh, một người tự nhận là cháu đời thứ 10 của Lâm Hòa Tĩnh, tới tìm Trần Tự Sơ - viên quan Quốc sử của triều đình. Trần Tự Sơ tiếp đón nhiệt tình, mang cho thư sinh cuốn Lâm Hòa Tĩnh truyện bảo chàng đọc. Tới đoạn "Lâm Hòa Tĩnh cả đời không lấy vợ, không con cái", thư sinh cúi đầu, im lặng, mặt đỏ phừng. Trần Tự Sơ lấy bút mực viết cho thư sinh: "Hòa Tĩnh năm đó không lấy vợ, làm sao có cháu con nối dõi. Ta nghĩ thư sinh là bông cỏ nhàn rỗi, nào phải cành mai ở cô sơn".

Uống Trà Thôi
Theo Vnexpress
Bức tranh 800 năm tuổi về nhà thơ 'coi hoa mai là vợ'
0 0 5,351 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Street-art: từ luật… đường phố đến luật bản quyền
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2886 09:31, 25/09/2023
1 0 2,956 0.0
Street-art (nghệ thuật đường phố) thu hút sự chú ý của người yêu nghệ thuật, lẫn của người… không quan tâm đến nghệ thuật, không chỉ vì khía cạnh khiêu khích, nổi loạn của loại hình nghệ thuật này, mà còn vì các tác phẩm street-art luôn xuất hiện ở những nơi công cộng, đập vào mắt người qua lại.

- ...
Giữa mê hồn trận tranh giả - tranh chép
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2877 09:19, 21/09/2023
2 0 3,309 0.0
Dù đã gần 80 tuổi, họa sĩ người Anh John Myatt vẫn vẽ tranh theo ý tưởng sáng tạo của bản thân hoặc mượn ý tưởng hay sao chép lại tranh của người khác và “thổi” vào đó “hồn” của mình. Nhưng trên hết, ông luôn công khai phân định rạch ròi với người mua tranh - điều mà có lúc ông không làm được và rơi ...
Đường Bá Hổ từng xuất bản một câu đối có thể nói là vĩnh cửu, sau 500 năm, cuối cùng cũng có người xuất bản.
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2874 13:32, 19/09/2023
3 0 3,123 0.0
Câu đối là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa Trung Quốc. Những câu đối tưởng chừng ngắn nhưng những hiểu biết văn hóa, sự tu dưỡng chứa đựng trong đó không hề thua kém thơ ca. Từ xa xưa, câu đối đã là trò chơi chữ trong giới trí thức, một số là để cạnh tranh tài năng, trong khi một số khác là để hài hước ...
Nàng thơ của Picasso: Cuộc đời sóng gió dù người tình và chồng đều kiệt xuất
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2869 09:19, 18/09/2023
4 0 3,078 10.0
Nữ họa sĩ Gilot sống 10 năm với Picasso và có chung 2 con. Sau đó, bà lấy nhà virus học Jonas Salk - người sáng chế ra vắc xin bại liệt.

Ngày 24/8/2023, Claude Picasso, con trai của danh họa Picasso mất ở tuổi 76. Ông là người chịu trách nhiệm quản lý tài sản của cha. Claude và em gái Paloma là chứng nhân cho mối tình vừa ...
Tìm lại được bức tranh bị đánh cắp của danh họa Vincent van Gogh
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2864 08:55, 14/09/2023
0 0 3,777 0.0
Bức tranh "Parsonage Garden at Nuenen in Spring" (tạm dịch "Vườn nhà cha xứ ở Nuenen trong mùa Xuân") trị giá từ 3-6 triệu euro đã bị đánh cắp khỏi bảo tàng Singer Laren gần Amsterdam ngày 30/3/2020.

Ngày 12/9, cảnh sát Hà Lan cho biết thám tử nước này Arthur Brand đã tìm lại được bức tranh quý giá của danh họa Vincent van Gogh ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!