/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Có một loại trà được coi là bảo vật của Việt Nam, đó là cây chè cổ thụ Bạch Long của núi Hoàng Liên Sơn. Giá cao nhất cho loại trà đặc biệt là 680 triệu đồng/kg.

246 13:28, 08/06/2021
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Có một loại trà được coi là bảo vật của Việt Nam, đó là cây chè cổ thụ Bạch Long của núi Hoàng Liên Sơn. Giá cao nhất cho loại trà đặc biệt là 680 triệu đồng/kg.
Việt Nam là một trong những nước trên thế giới đã biết đến cây chè và thưởng thức uống trà đầu tiên trong lịch sử loài người.

Tại Việt Nam người dân đã uống trà từ hàng ngàn năm nay, điều này đã được chứng mình nhiều bằng dữ liệu lịch sử, tư liệu khảo cổ, tác phẩm văn học, các truyền thuyết, phả lục, nhân chứng, vật chứng… Đặc biệt, là ở vùng Tây Bắc của đất nước có dãy núi Hoàng Liên Sơn, nơi đây được coi là nguồn gốc của cây chè tại Việt Nam và thế giới.

Uống trà là bản sắc văn hóa truyền thống Á Đông, ở các nước chấu Á như Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc thì trà được tôn vinh là 'quốc ẩm', là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.

Hiện nay, có rất nhiều giống chè và giá cả khác nhau do sự khác biệt về hương vị, sản lượng và độ kỳ công trong chế biến, đặc biệt nhiều loại trà còn đắt và quý giá hơn vàng vì khan hiếm và lợi ích của nó mang lại. Vậy đâu là một trong những loại trà đắt nhất ở Việt Nam?

Có một loại trà được coi là bảo vật của Việt Nam, đó là cây chè cổ thụ Bạch Long của núi Hoàng Liên Sơn. Giá cao nhất cho loại trà đặc biệt là 680 triệu đồng/kg.

Loại trà đắt như vàng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn, Việt Nam.

Thân cây chè cổ thụ Bạch Long cổ thụ được rêu mốc bao phủ, mọc hoang dã trong rừng sâu lẫn trong làn sương mờ ảo ở độ cao 2.400-2.700m so với mực nước biển trên dãy núi Hoàng Liên Sơn, nơi có rất ít dấu chân người. Những cây chè cổ thụ ở đây có đường kính một người ôm không xuể. Gọi là cây 'cổ thụ' vì tuổi thọ của những cây chè theo các nhà khoa học có thể đến hàng ngàn năm tuổi, chúng sống như thể hóa thạch giữa rừng già, trường tồn và thách thức thời gian.

Được biết những cây chè có tuổi đời hàng ngàn năm tuổi này chỉ có khoảng 50 đến 60 gốc. Đến nay chúng được coi là những cây chè quý hiếm, độc đáo và lớn nhất trên thế giới.

Những cây chè có tuổi đời hàng ngàn năm này chỉ có khoảng 50 đến 60 gốc.

Cây chè cổ thụ Bạch Long đã tích tụ dưỡng chất suốt cả trăm, thậm chí cả ngàn năm, có lẽ, hương của trời, vị của đất đã thấm đẫm trong những lá chè mang tới hương vị riêng rất đặc biệt làm chinh phục lòng người.

Những cây chè cổ thụ có độ tuổi hàng ngàn năm được những người nông dân khai thác và chế biến thủ công một cách tinh xảo để cho ra đời loại trà BẠCH LONG siêu cao cấp, để chế biến được loại trà này, người nông dân phải mất 2-3 giờ đồng hồ, để trèo và hái hết được số búp non của một cây chè cổ thụ, mỗi búp non đạt trọng lượng từ 100-300gr mới đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Búp chè bạch long ở độ cao 2419m so với mực nước biển nằm sau trong rừng già của dãy núi Hoàng Liên Sơn.

Để làm ra được 1kg trà khô thì phải hái được khoảng 3-3,8kg búp chè tươi cổ thụ và để hái được 3-3,8kg búp chè tươi thì phải trèo hết 30 cây chè. Chính vì vậy mà trong vòng 01 năm người nông dân chỉ khai thác được 2-3kg trà siêu cao cấp loại này và giá của nó lên đến 680 triệu đồng/kg là vì vậy.

Có thể khẳng định rằng, những cây chè cổ thụ 'hoang dã' trên dãy núi Hoàng Liên Sơn là một kho tàng gene chè 'hoang dã' quý hiếm. Đây cũng là một báu vật quốc gia và là một di sản quan trọng của nền văn minh nhân loại cần được bảo tồn. Chúng là 'hóa thạch sống' để các nhà khoa học nghiên cứu về nguồn gốc và sự tiến hóa của cây chè trong lịch sử và văn hóa trà của người Việt xưa, cũng như di sản lịch sử của nhân loại trên thế giới.

Loại chè cổ thụ quý hiếm này cần được bảo tồn và phát triển.

Thiết nghĩ, để bảo vệ và tận dụng tốt nguồn tài nguyên di sản là những cây chè cổ thụ 'hoang dã' ở dãy núi Hoàng Liên Sơn, thì các cơ quan chức năng có liên quan cần có những phương án cụ thể, thiết thực để bảo tồn, phát triển và nâng tầm những tài sản quý giá này mà thiên nhiên đã ban tặng.

Theo Lan Anh
https://tieudung.vn/thi-truong/tra-cua-viet-nam-gia-ban-toi-680-trieu-dongkg-co-gi-dac-biet-46973.html
Có một loại trà được coi là bảo vật của Việt Nam, đó là cây chè cổ thụ Bạch Long của núi Hoàng Liên Sơn. Giá cao nhất cho loại trà đặc biệt là 680 triệu đồng/kg.
Có một loại trà được coi là bảo vật của Việt Nam, đó là cây chè cổ thụ Bạch Long của núi Hoàng Liên Sơn. Giá cao nhất cho loại trà đặc biệt là 680 triệu đồng/kg.
1 0 11,035 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

15 DÒNG TRÀ NGON NÊN THƯỞNG THỨC
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
93 13:44, 27/05/2021
0 0 10,828 0.0
TOP 15 Loại Trà Ngon, Nổi Tiếng Thế Giới Nhất Định Phải Thử Qua 1 Lần

Trong thời buổi văn hóa trà đạo ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới, việc thưởng thức những loại trà ngon đã trở thành nhu cầu tối thiểu của giới sành trà. Cùng điểm qua danh sách 15 loại trà ngon nhất định phải thử qua một ...
Vì sao Người Việt Nam luôn mời nhau uống trà khi gặp mặt?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
34 11:44, 25/05/2021
2 0 11,798 9.5
Nhiều người thường đặt câu hỏi Việt Nam có trà đạo không? Tại sao Việt Nam không có một nền văn hóa trà để sánh với trà đạo Nhật Bản, với trà nghệ Trung Hoa, với trà buổi chiều của Anh quốc?

Nếu chúng ta cho rằng, đạo là con đường, là cung cách uống trà thì Việt Nam hẳn nhiên có trà đạo. Đó là cách ...
Trà và Thiền trong văn hóa Phật giáo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1971 09:21, 13/07/2022
0 0 7,627 0.0
Hương vị của trà đã thấm sâu vào trong cuộc sống thường nhật, vị chát rồi ngọt của trà đã đi vào tâm thức của bao lớp người trong kiếp nhân sinh. Rồi trà như cam lộ nhuận thắm cửa thiền sâu lắng, gợi lên khúc đại từ sắc sắc không không.

Không biết từ khi nào mà trà trở thành một trong những thứ không ...
Một tách trà là niềm vui thanh đạm, giữa phồn hoa ta thấy được thuần chân
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1965 09:08, 11/07/2022
1 1 6,955 0.0
Thuở nhỏ tôi rất sợ uống trà, vừa nhìn thấy liền nhăn mặt, đến khi cổ họng khát khô mới chịu vớ lấy chiếc chén mà nhắm mắt nhắm mũi uống, ực một cái là xong hết! Sau này lớn lên mới biết, thì ra, hoa có hương sắc của hoa, nước có ý vị của nước, ấm có tâm tình của ấm, mà trà lại có đạo lý của ...
Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1958 09:02, 08/07/2022
1 0 7,966 0.0
Nhiều tài liệu cho rằng, trà Trung Quốc lần đầu tiên được ghi chép trong triều đại nhà Chu, ban đầu người ta ca ngợi trà chỉ vì giá trị y học của nó. Ngay cả Khổng Tử (551 - 479 trước CN) cũng chưa từng thưởng thức trà.

Nhiều thời gian sau… Khổng Tử, trà mới thật sự trở thành thức uống ở Trung Quốc, rồi ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!