/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

CHÉN TỐNG LÀ GÌ ? Chén Tống xưa và nay có gì khác?

2461 09:26, 15/02/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

CHÉN TỐNG LÀ GÌ ? Chén Tống xưa và nay có gì khác?Tống tử sa
Chén Tống một trà cụ không thể thiếu với người yêu trà và không phải ý tưởng của người Hoa . Đây là một sản phẩm Thuần Việt 100% do người Việt sáng tạo ra .

Nếu các bạn đã đọc bài viết ” Tổng luận về các kiểu chén trà ” của Cụ Vương Hồng Sển thì sẽ thấy các bộ đồ trà ký kiểu thời nhà Nguyễn được làm từ những năm 1804 đã xuất hiện chén tống . Hình dạng của chén tống lúc bấy giờ thường giống các chén quân được đặt trên một đĩa dầm riêng chỉ khác về mặt kích thước mà thôi .

” 1 chén chứa để dùng trà, dầm trà, trước gọi “chén tướng” nay vì kiêng cữ đành đọc trại ra “chén tống”, và để riêng ra trên một đĩa dầm, cho thêm phân biệt (vua ngự cung nội). “ đây là lời giải thích ngắn về công dụng và tên gọi chén tống của Cụ Vương Hồng Sển .

Công dụng và cách sử dụng Chén Tống :

Chén tống là một trà cụ không thế thiếu được trên bàn trà, được sử dụng để làm đều trà trước khi rót ra các chén quân, ta rót trà từ ấm ra chén tống trước rồi mới rót từ chén tống ra chén quân, vì vậy khi rót trà cho khách thì không bị chén đậm chén nhạt nước . Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng trước khi có chén tống người ta thường sử dụng các cách rót trà khác cũng có mục đích làm đều trà khi rót trà ra các chén quân cụ thể như cách :

” Hàn tín điểm quân ” : rót trà vào chén quân lần lượt điểm mỗi chén một chút trà cho đến khi đầy chén

” Quan Công Tuần Hành ” : đặt các chén quân thành một hàng sát cạnh nhau rồi rót trà từ ấm ra các chén bằng cách lướt nhanh dòng nước qua các chén trà, lướt qua lại vài lần cho đến khi các chén quân đầy trà .

Nhưng chén tống cũng có nhược điểm là làm cho trà nhanh bị nguội quá, nhất là và thời tiết mùa đông lạnh .

- Chén Tống xưa và nay

Ngày xưa chén tống như trong bộ trà ký kiểu thời Nguyễn thì chỉ là chén tròn lớn hơn các chén quân nhưng đồng bộ về kiểu dáng, không có quai . Nếu bạn đã từng sử dụng qua loại chén tống kiểu cũ này thì sẽ thấy một nhược điểm rất lớn là khi rót trà ra các chén quân trà bị rớt ra rất nhiều . Tuy nhiên về mặt thẩm mỹ thì Tôi lại rất thích các chén tống kiểu này vì tính đồng bộ của cả bộ đồ trà, kiểu dáng trơn đơn giản nhưng rất đẹp .

Ngày nay chén tống đã được truyền bá đi nhiều nền văn hóa trà khác trên thế giới nhất là các nước Trung Hoa và Đài Loan nhưng ngay tại Việt Nam thì chén tống chỉ phổ biến trong giới chơi và sành trà, rất ít khi xuất hiện trong cuộc sống thường ngày .

Về hình dáng chén tống ngày nay cũng khác xưa rất nhiều và thường được sản xuất nhiều nhất tại trung quốc và đài loan nhưng về cơ bản vẫn giữ nguyên công dụng chỉ cải tiến để việc rót trà trở nên thuận tiện hơn, ít bị rớt nước hơn .

Về kinh nghiệm bản thân khi sử dụng chén tống thì thường là chọn loại có màu trắng sứ , hoặc trong suốt vì 2 loại này rất dễ ngắm màu nước trà . Ngược lại Tôi lại rất không thích những lại chén tống bằng đất nung vì không nhìn được màu nước trà, khó cọ rửa vì rất dễ bị bám cao trà .

Ngoài ra chén tống cũng có một tác dụng khác là để rót nước sôi vào rồi mới rót vào ấm khi pha trà mục đích là để giảm nhiệt độ nước đến mức thích hợp cho việc pha các dòng lục trà như trà tân cương

Nhiều người không thích sử dụng chén tống vì làm nguội nước trà nên họ sử dụng thêm một chiếc ấm tử sa thứ 2 để làm tống, vì đất tử sa có khả năng giữ nhiệt lâu hơn và ấm có nắp nên không bị mất hương trà .

Đến đây chắc các bạn đã năm rõ được công năng và các loại chén tống, nếu bạn chưa có chén tống trong bộ đồ trà của mình thì hãy mua một chiếc và tận hưởng sự thú vị khi pha trà.

Uống Trà Thôi
Theo tradaoquan
CHÉN TỐNG LÀ GÌ ? Chén Tống xưa và nay có gì khác?Tống sứ bạch định
CHÉN TỐNG LÀ GÌ ? Chén Tống xưa và nay có gì khác?Tống thủy tinh
0 0 4,203 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

ẤM TỬ SA NGHI HƯNG THEO THỜI GIAN
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
611 16:24, 04/07/2021
1 2 5,092 8.0
Theo truyền tụng, Phạm Lãi là người đầu tiên tìm ra chất đất sét vùng Thái Hồ. Sau khi phá xong quân Ngô, ông về ẩn cư nơi đây, lấy việc nặn đồ gốm làm trò tiêu khiển. Thế nhưng thời đó chưa làm ấm trà.
Cứ theo những di chỉ khai quật được thì ngay từ đời Tống (920-1279) người ta đã làm ấm trà ở đất ...
ẤM TỬ SA NGHI HƯNG
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
610 16:01, 04/07/2021
0 0 5,405 0.0
Nghi Hưng là tên một huyện gần Thượng Hải, thuộc tỉnh Giang Tô. Ở đây đặc biệt có một thứ đất sét rất mịn, có chứa thạch anh, mica và nhất là chất sắt. Ðất sét đó dùng làm ấm trà không tráng men (unglazed), thường được gọi là ấm tử sa. Ðất tử sa không nhất thiết phải là màu tím đỏ mà có ba màu ...
Lò nung ấm tử sa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
520 06:50, 28/06/2021
1 0 4,345 0.0
LÒ RỒNG (NUNG BẰNG CỦI)
Lò Rồng là một đường hầm dài uốn lượn theo sườn đồi bằng gạch xây dựng theo kiểu dốc, đầu lò đến cuối lò đi lên dọc theo sườn đồi, bởi vì hình dáng của lò giống như con rồng mà người xưa gọi là rồng. Lò Rồng thường có chiều dài từ 30-70m, đỉnh cao khoảng 12m, góc nghiêng ...
Kiến thức cơ bản tự cảm nhận & đánh giá ấm cổ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
383 14:53, 15/06/2021
1 0 4,475 0.0
Đối với một chiếc ấm Tử Sa đang cầm trên tay, nếu bạn cho nó là cổ, đem hỏi người khác thì khó có người dám định tuổi, vì con dấu lạc khoản không nói lên điều gì. Vậy thì bạn hãy căn cứ vào một số điểm sau đây để tự mình đánh giá sản phẩm:

1. Căn cứ vào đặc điểm phong cách thời đại, niên ...
Ấm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
382 14:30, 15/06/2021
0 0 4,990 0.0
Xung quanh chiếc ấm “Thụ Anh” của Cung Xuân (đời Minh)

Năm 1928, Ông Trữ Nam Cường, một danh sĩ Nghi Hưng mua được chiếc ấm Tử Sa dáng vẻ rất cổ xưa tại Thọ Châu. Màu sắc của chiếc ấm cũ kỹ, thân ấm bầu tròn không theo qui tắc, bế mặt lồi lõm trông như vỏ cây khô, đầy những nếp nhăn, dưới quai ấm khắc ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!