/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tài năng nghệ thuật của vua Hàm Nghi

2466 08:42, 17/02/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Tài năng nghệ thuật của vua Hàm NghiBức chân dung tự họa vẽ tại Algérie ngày 24/7/1896, than chì trên giấy, kích thước 54,5x43,5 cm. Ảnh: Maa.departement
Vua Hàm Nghi vẽ tranh, sáng tác điêu khắc, lấy nghệ thuật làm niềm vui trong thời gian ở Algérie.

Triển lãm Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật dự kiến diễn ra ngày 10/1 tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế. Sự kiện được tổ chức sau khi Thừa Thiên Huế đón nhận bức tranh vua Hàm Nghi vẽ lúc bị lưu đày ở Algérie, do hậu duệ của vua sống tại Pháp hiến tặng hồi tháng 12.

Ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - cho biết ngoài tranh hiến tặng, bà Amandine Dabat - hậu duệ của vua Hàm Nghi - còn giao cho trung tâm 31 bức tranh phiên bản điện tử chất lượng cao và ảnh gia đình để phục vụ triển lãm. Trước đó, đơn vị không lưu giữ tác phẩm nào của vua. Năm 2010, họ tham gia đấu giá bức Chiều tà nhưng không thành.

"Vua Hàm Nghi là họa sĩ hiện đại đầu tiên của Việt Nam vì mãi sau này Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương mới thành lập. Tranh của ông chủ yếu vẽ phong cảnh, gửi gắm nỗi niềm về thân phận, nhớ quê hương", ông Trung nói.

Tài năng hội họa của vua được khai phá khi bị lưu đày. Ngày 13/1/1889, vua đặt chân đến Algérie trong tình trạng suy nhược vì sốt rét. Vua ở trong biệt thự tại El Biar, dưới sự giám sát và bảo vệ nghiêm ngặt. Tại đây, ông bắt đầu học nhiếp ảnh, vẽ.

Cuốn Hàm Nghi artiste : le peintre et le sculpteur (Amandine Dabat) trích dẫn báo cáo của người thông ngôn Trần Bình Thanh, trong đó tiết lộ ngày 15/11/1889, đại úy de Vialar - người được cử chăm sóc vua - nhìn thấy những bức vẽ và cho rằng ông có năng khiếu bẩm sinh. "Mùa đông năm nay khi thời tiết xấu, hoàng tử đã vẽ để giải khuây. Những bức vẽ không giỏi về kỹ thuật phối cảnh, nhưng không thiếu sự tinh tế hoặc kỹ năng", báo cáo viết.

Đại úy dẫn họa sĩ Marius Reynaud đến gặp vua và gợi ý làm giáo viên. Vua đồng ý, đề nghị học một tuần hai buổi, vào thứ ba và thứ sáu. "Khi đến, thầy giáo có mang theo hộp màu, giá vẽ và các đồ dùng cần thiết cho bộ môn nghệ thuật này, hoàng tử tiến bộ nhanh chóng từng ngày", ông Trần Bình Thanh viết. Vua Hàm Nghi thường vẽ ở ngoài trời như khu vườn nơi ông ở, hoàng hôn trên biển, cổng vòm ở Timgad... Qua sự giới thiệu của Reynaud, ông gặp gỡ họa sĩ George Rocherosse, nhà điêu khắc Leon Fourquet...

Từ năm 1893, vua được phép sang Pháp hai năm một lần. Theo ấn phẩm La Fraternité năm 1895, vua đến Paris và dành nhiều giờ tham quan bảo tàng Louvre. Ông cũng gặp gỡ nhiều nghệ sĩ, trí thức cùng thời như Charles Gosselin, Pierre Loti, Louis Massignon, Pierre Roche, Georges Rochegrosse, Foujita... Ông gặp Auguste Rodin và học điêu khắc tại xưởng vẽ ở Rue de l'Université. Ông sáng tác nhiều tác phẩm điêu khắc đồng, thạch cao, gỗ...

Năm 1904, sau khi chiêm ngưỡng các tác phẩm của Paul Gauguin ở Paris, ông được truyền cảm hứng bởi những mảng màu phẳng với sắc thái rực rỡ. Từ đây, vua theo đuổi trường phái ấn tượng và hậu ấn tượng. Vua thường ký tên Tử Xuân, Xuân Tử bằng màu đỏ hoặc không đề tên.

Theo Asian Art, tranh phong cảnh với những màu sắc nhẹ nhàng như tím, oải hương, xám, xanh dương và vàng là đặc trưng trong các tác phẩm của vua. "Hàm Nghi đã tìm thấy trong nghệ thuật một nơi ẩn náu, một không gian cá nhân để suy tư, để thanh thản, tạo ra một loại hình nghệ thuật làm phong phú thêm cuộc sống vốn đã nghèo khó vì xa quê hương", tờ này viết.

Ông hiếm khi vẽ người, được cho là ám chỉ sự cô đơn. Theo website Bảo tàng Nghệ thuật châu Á ở Nice, trong thư gửi ông Gondrecourt vào tháng 1/1897, vua viết: "Có thể nói, những tác phẩm này là một phần không thể thiếu trong cuộc đời tôi. Trong những bức tranh có những thăng trầm, suy tư, nỗi buồn, niềm vui của tôi và hàng ngàn sắc thái. Tôi an ủi trái tim mình. Với tôi, vẽ tựa niềm động viên, an ủi".

Trong cuốn Hàm Nghi artiste : le peintre et le sculpteur, Amandine Dabat cho rằng trong các bức tranh phong cảnh, vua thể hiện mối liên hệ với Việt Nam qua cách xử lý bố cục, cụ thể là cây cổ thụ nổi bật bên trái tác phẩm giữa khung cảnh rộng lớn. "Cách phân bố này được lấy cảm hứng từ bố cục quang cảnh Việt Nam truyền thống. Đó là những hình ảnh mà ngài còn lưu lại được về Việt Nam", Amandine viết.

Ngoài ra, ông vẽ nhiều chân dung tự họa bằng chì. Vua thường tặng cho những người ông gặp như tấm thẻ xã giao thời bấy giờ. Trong hai tấm thẻ gửi viên tướng Rheinart thường trú ở An Nam và Toàn quyền Đông Dương Richaud, ông ký tên và gọi mình là "Người chiến đấu chống lại người Pháp". Khi tặng tranh cho nhà điêu khắc, họa sĩ Auguste Rodin, ông viết: "Gửi tới ngài Rodin/ Mối giao cảm vạn cổ thân tình/ Hoàng tử An Nam/ Ngày 21/7/1899)".

Vua cũng vẽ chân dung vợ, con gái Như Mây và người làm vườn. Sau khi kết hôn năm 1904, vua đã xây dựng biệt thự Gia Long theo phong cách kiến trúc Moorish. Ông có một xưởng để điêu khắc, vẽ tranh và đóng đồ đạc.

Trong hội thảo Hàm Nghi - vị vua lưu đày, nghệ sĩ tạo hình Tử Xuân ở Algérie tại Huế tháng 8/2021, họa sĩ Đặng Mậu Tựu nhận định vua sinh ra để làm họa sĩ. "Cần đưa cựu hoàng Hàm Nghi vào trong dòng chảy của mỹ thuật nước nhà", ông nói.

Theo Asian Art, dù được bạn bè thân thiết coi là nghệ sĩ, vua không tìm kiếm sự công nhận từ công chúng. Ông ít quan tâm đến việc ký tên, ghi ngày tháng cho tác phẩm. Họa sĩ Đặng Mậu Tựu cho biết từ năm 1895 đến 1902, ông sáng tác ít nhất 25 tranh sơn dầu trên vải, trong đó 14 bức không ký tên.

Suốt sự nghiệp, vua từng thực hiện ba triển lãm: tại Musée Guimet (tháng 6/1904), Galerie Mantelet (tháng 11/1911), Galerie Mantelet - Colette Weil (tháng 11/1926). Khi nhà văn Nga Tatiana Chtchepkina-Koupernik - người gặp ông tại dinh thự Gia Long - thúc giục tiếp tục tổ chức triển lãm ở Paris, ông từ chối. Vua coi nghệ thuật như thú vui riêng, giúp quên đi thực tại là vị vua bị phế truất, đang sống lưu vong. Ông cũng chưa bao giờ bán bất kỳ tác phẩm nào.

Nhiều bức tranh của vua bị hủy hoại khi ngôi nhà của ông cháy trong một trận chiến ở Algérie năm 1964. Hiện có khoảng 100 bức tranh, tác phẩm điêu khắc nằm trong bộ sưu tập tư nhân và viện bảo tàng. Đây là tranh ông tặng bạn bè và người thân trong gia đình. Năm 2010, tác phẩm Chiều tà được bán trong phiên của Millon với giá 8.800 euro (221 triệu đồng). Người mua là bác sĩ Gérard Chapuis - người Pháp gốc Việt hiện sống tại Marseille, Pháp. Bức Ánh chiều tà (1905) bán giá 50.000 euro (1,2 tỷ đồng) trong phiên của Lynda Trouvé hồi tháng 10/2022.

Vua Hàm Nghi (1871-1943) có tên húy là Nguyễn Phúc Minh, tự hiệu Ưng Lịch, lên ngôi năm 1884, khi mới 13 tuổi. Ông là hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn. Năm 1885, sau khi kinh đô Huế thất thủ, vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết rời khỏi kinh thành và phát chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp. Năm 1888, vua bị bắt và bị Pháp đưa đi lưu đày ở Alger (thủ đô xứ Algérie). Vua qua đời vào năm 1943 vì bệnh ung thư dạ dày.

Uống Trà Thôi
Theo Vnexpress
Tài năng nghệ thuật của vua Hàm NghiBức tranh của vua Hàm Nghi. Ảnh: Hoàng Việt Trung
Tài năng nghệ thuật của vua Hàm NghiBức "Không đề" sáng tác ngày 9/11/1899, sơn dầu trên canvas, kích thước 35x46 cm. Ảnh: Maa.departement
Tài năng nghệ thuật của vua Hàm NghiBức "Ánh chiều tà" (1905) bán giá 50.000 euro (1,2 tỷ đồng) trong phiên của Lynda Trouvé hồi tháng 10/2022. Ảnh: Lynda Trouvé
Tài năng nghệ thuật của vua Hàm NghiBức "Cây ô liu già" vẽ năm 1905, kích thước 35,5x48 cm. Ảnh: Maa.departement
Tài năng nghệ thuật của vua Hàm NghiBức "Phong cảnh với cây bách" vẽ ở Menthon-Saint-Bernard vào tháng 8/1906. Ảnh: MutualArt
Tài năng nghệ thuật của vua Hàm NghiBức "Bờ rừng" (hồ Geneva). Ảnh: MutualArt
Tài năng nghệ thuật của vua Hàm NghiBức "Sườn đồi ở Algérie". Ảnh: MutualArt
Tài năng nghệ thuật của vua Hàm NghiCảnh quan ở El Biar vẽ tháng 11/1891. Ảnh: MutualArt
Tài năng nghệ thuật của vua Hàm NghiBức "Không đề" vẽ năm 1916. Ảnh: Maa.departement
Tài năng nghệ thuật của vua Hàm NghiBức "Vách đá Port-Blanc" (St-Lunaire) vẽ năm 1912 tại Pháp, tranh sơn dầu trên vải, kích thước 50x61 cm. Ảnh: Maa.departement
0 0 4,866 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Nội hàm sâu xa của bức hoạ “Tuế hàn tam hữu” trong văn hóa truyền thống
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2232 11:45, 23/10/2022
0 0 6,568 0.0
Văn hóa truyền thống Trung Hoa cho rằng cây tùng bốn mùa tươi xanh, cây mai ngạo nghễ nở hoa trong tuyết, cây trúc đứng hiên ngang bất khuất. Trong đó, tùng là loài cây biểu tượng cho sự trường thọ, trẻ mãi không già. Cây trúc biểu tượng cho đạo của người quân tử. Cây mai tượng trưng cho tấm lòng trong sạch thanh ...
Những kiệt tác gần 400 năm trước của Rembrandt
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2185 08:37, 05/10/2022
0 0 9,269 0.0
Danh họa người Hà Lan Rembrandt nổi tiếng với các tác phẩm khổ lớn theo chủ nghĩa hiện thực cách đây gần 400 năm.

Bức "The Night Watch" - nổi tiếng nhất trong số các tác phẩm của Rembrandt. Tranh ra đời khoảng năm 1642, kích thước 3,63x4,37 m, nặng 337 kg, mô tả đại đội dân quân của đại úy Frans Banning Cocq (đồ đen, ...
Van Gogh - thiên tài đau khổ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2163 08:40, 27/09/2022
0 0 8,147 0.0
Danh họa Van Gogh sống nhiều năm trong bệnh tật, nghèo đói trước khi qua đời năm 37 tuổi.

Giữa tháng 7, chuyên gia ở Scotland tìm thấy chân dung tự họa của Van Gogh sau khi chụp X-quang tác phẩm Head of a peasant woman của ông, được xem là phát kiến lớn trong quá trình nghiên cứu về nghệ sĩ nổi tiếng. Cùng lúc đó, các ...
Nghệ thuật thiền họa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2062 10:36, 16/08/2022
0 0 7,286 0.0
Nghệ thuật "Thiền Họa"
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Thiền bắt đầu từ thời Phật Thích Ca, rồi được tổ Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) từ Ấn Độ truyền sang Trung Quốc vào năm 480. Ngài là Tổ sư Thiền Tông đời thứ 28 ở Ấn Độ. Ở Trung Hoa, lúc ban đầu Thiền bị ảnh hưởng mạnh của Lão Giáo và Khổng Giáo. ...
Những bức tranh sơn mài nổi tiếng của Việt Nam
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2055 10:40, 15/08/2022
0 0 12,877 0.0
Những bức tranh sơn mài nổi tiếng của Việt Nam
POSTED ON 22 THÁNG MƯỜI, 2021 BY VĂN THUẬN

Việc phát hiện và phát triển kỹ thuật tranh sơn mài đã tạo nên sức ảnh hưởng và tác động vô cùng lớn đối với nền hội họa Việt Nam nói riêng và hội họa Á Đông nói chung. Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Sáng, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!