/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Chén Kiến Trản – Quá Khứ Nhìn Lại Trong Một Chén Trà

2475 08:45, 23/02/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Chén Kiến Trản – Quá Khứ Nhìn Lại Trong Một Chén TràChén Kiến Trản là kết quả của việc tìm kiếm một chén trà hoàn hảo.
Kiến Trản (tiếng Trung giản thể: 建盏; còn được đánh vần: Jiàn Zhǎn, JianZhan; dịch sát nghĩa: Kiến Triển), chén trà Kiến Trản được cho là đại diện cho đỉnh cao của nghề thủ công làm chén trà của Trung Quốc. Nó xuất phát từ sự yêu thích và mong muốn trân trọng việc pha trà, đó là kết quả của việc tìm kiếm một chén trà hoàn hảo.

- Lý do tôi chọn chén Kiến Trản

Chén uống trà đóng một vai trò không thể thiếu trong trải nghiệm khi uống trà của tôi. Trên thực tế, tính thẩm mỹ luôn đi kèm văn hóa uống trà, từ đầu đến cuối, từ việc lấy trà cho đến khi nhâm nhi ngụm trà cuối cùng mà ta uống hay thậm chí là việc lau chén trà, mọi khoảnh khắc đều tràn ngập một vẻ đẹp riêng.

Những chén trà Trung Quốc mà tôi chọn vào buổi sáng thường tiết lộ nhiều điều về tâm trạng và mục tiêu trong ngày của tôi. Tôi với lấy một cái chén đơn giản hay tôi chọn một chiếc chén Khải tinh tế cùng với một chén trà Cảnh Đức đầy màu sắc?

Đúng là chén uống trà càng đẹp, ta càng bị thôi thúc suy ngẫm về trải nghiệm cái vẻ đẹp và sự uy nghi của sự tĩnh lặng. Chén trà chất lượng thậm chí có thể tăng thêm phần thú vị trong câu chuyện khi ta pha trà mời khách. Không ngoa khi nói rằng chén trà càng đẹp thì trải nghiệm uống trà càng cao.

Và tôi chợt nghĩ ra khó có chén trà Trung Quốc nào ngon đẹp hơn chén trà Kiến Trản.

- Quá khứ của chén Kiến Trản

Kiến Trản (tiếng Trung giản thể: 建盏; còn được đánh vần: Jiàn Zhǎn, JianZhan; dịch sát nghĩa: Kiến Triển), chén trà Kiến Trản được cho là đại diện cho đỉnh cao của nghề thủ công làm chén trà của Trung Quốc. Nó xuất phát từ sự yêu thích và mong muốn trân trọng việc pha trà, đó là kết quả của việc tìm kiếm một chén trà hoàn hảo.

Trong thời nhà Tống, từ khoảng năm 960 đến năm 1279, các lò gốm thuộc trấn Thủy Cát, Kiến Dương, Phúc Kiến bắt đầu xuất hiện loại chén Kiến Trản này.
Vào thời đó, trà xanh được ép thành bánh và sau đó thường được nghiền thành bột mịn trước khi được đánh thành một loại đồ uống có bọt, kem, giống như cách chúng ta uống matcha ngày nay.

Vì các loại trà ngon nhất thường có bọt trắng, nên một cuộc tìm kiếm đã bắt đầu để chế tạo chén trà có thể làm nổi bật chất lượng của trà.

- Chén trà Kiến Trản của ngày hôm nay

Ở Thủy Cát có những khu rừng thông tươi tốt, cung cấp lượng gỗ dồi dào được chứng minh là hoàn hảo để đốt lò nung ở nhiệt độ cao tới 1300°C. Tro trộn với đá vôi thường được sử dụng để phủ lên một số loại đất sét địa phương, tình cờ là loại đất sét này lại rất giàu sắt một cách bất thường.

Trong quá trình nung, một điều gì đó bất thường đã xảy ra. Khi lớp men nóng lên và nguội đi, những hoa văn kỳ lạ và đầy màu sắc bắt đầu xuất hiện trên bề mặt. May mắn thay, những người thợ thủ công đã có thể phân tích nguyên nhân khiến điều này xảy ra.

Theo các nhà khoa học “các điều kiện tổng hợp hoàn hảo cho Sắt(III) oxit (Fe₂O₃) đã được những người thợ gốm Trung Quốc tìm ra cách đây hơn 1000 năm.” Chính Sắt(III) oxit này có vai trò rất quan trọng trong việc tạo màu cho các loại men và giúp làm giảm rạn men và cũng đã tạo ra các hoa văn trên chén Kiến Trản.

Và vì vậy, có vẻ như Kiến Trản thực sự là chiếc chén uống trà hoàn hảo nếu xét về chất liệu, nhưng còn hình thức thì sao?

- Hình thức chén ngày nay

Hình thức của chén trà Kiến Trản, thường tạo ra tiêu chuẩn để đánh giá các chén gốm khác. Trọng lượng nặng của đất sét cho phép nó được chế tác thành một hình dạng thể hiện sự sang trọng, với một vành rộng thuôn dần xuống phần chân hẹp.

Đây không phải là một điều dễ dàng để thực hiện, nếu trọng lượng được cân bằng không đúng cách, chén sẽ dễ bị nghiêng.

Khi uống trà bạn sẽ biết mình nên uống như thế nào, đặt thành chén lên môi dưới sẽ cho phép trà chảy vào miệng một cách hoàn hảo mà không cần dùng nhiều sức. Trong khi trọng lượng của đất sét trong tay một người sẽ tạo cảm giác chắc chắn và mạnh mẽ, mà không tỏ ra khó sử dụng.

Tương tự như vậy, thành chén được chế tạo với độ dày vừa phải để giúp giữ nhiệt cho trà, nhưng cũng không được quá dày vì như vậy sẽ tăng trọng lượng gây khó chịu khi cầm.

- Lời kết

May mắn thay, chúng ta hiện giờ không cần phải cố gắng sưu tập đồ cổ từ thời nhà Tống để đánh giá cao sự kỳ diệu của một chén trà Kiến Trản ngày nay. Dưới bàn tay của những bậc thầy có tay nghề cao, những người cam kết sử dụng đất sét Kiến Trản thực sự, chúng ta có thể nhìn thoáng qua về quá khứ và trải nghiệm cảm giác nhâm nhi chén trà xanh đánh sủi bọt trắng từ những chiếc chén Kiến Trản sẽ như thế nào.

Giữa hình thức duyên dáng, tinh tế của chiếc chén và những hoa văn lấp lánh, tinh thể, kỳ lạ của đất nung, người ta như thể đang nhìn vào sự hoàn hảo của chính tách trà.

Sẽ không sai khi nói rằng nhìn vào chén trà Kiến Trản là nhìn vào chính vũ trụ, với tất cả vẻ huy hoàng, vẻ đẹp và bí ẩn của nó. Tôi chỉ không nghĩ rằng mình sẽ có được cảm giác ấy khi sử dụng chén trà khác.

Uống Trà Thôi
Theo trankytra
Chén Kiến Trản – Quá Khứ Nhìn Lại Trong Một Chén TràKhó có chén trà Trung Quốc nào đẹp hơn chén trà Kiến Trản
Chén Kiến Trản – Quá Khứ Nhìn Lại Trong Một Chén Trà
Chén Kiến Trản – Quá Khứ Nhìn Lại Trong Một Chén Trà
Chén Kiến Trản – Quá Khứ Nhìn Lại Trong Một Chén Trà
Chén Kiến Trản – Quá Khứ Nhìn Lại Trong Một Chén TràCảm giác chắc chắn và mạnh mẽ của chén trà Kiến Trản
Chén Kiến Trản – Quá Khứ Nhìn Lại Trong Một Chén Trà
Chén Kiến Trản – Quá Khứ Nhìn Lại Trong Một Chén Trà
0 0 5,048 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

GIẢI HOÀNG NÊ - 蟹黄泥
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2737 11:55, 05/07/2023
0 0 1,442 0.0
Giải Hoàng Nê (Bùn vàng cua), còn được gọi là "bùn xoài", là một loại khoáng sản được sản xuất ở núi Hoàng Long, Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô. Quặng thô của nó có màu gần như trắng, với đốm xanh đậm. Ngoài việc sử dụng làm phôi bùn trong sản xuất đồ gốm, nó cũng có thể được nghiền và sàng thành hạt mịn ...
Lịch sử của Kiến Diêu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2720 13:51, 24/06/2023
0 0 1,569 0.0
Kiến diêu (Jianzhan) là tên gọi của dòng gốm sứ cổ xuất hiện vào khoảng thời nhà Đường, và được chế tác ở lò gốm thuộc phủ Kiến Ninh, Kiến An, nay thuộc trấn Thủy Cát, Kiến Dương, Phúc Kiến, Trung Quốc. Điểm nổi bật của Kiến Diêu là chất men đen được nung ở nhiệt độ rất cao (khoảng 1300 độ C).

Do ...
Ấm trà Tri kỷ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2696 16:24, 15/06/2023
0 0 1,683 0.0
Truyền thuyết kể rằng đã lâu lắm rồi, có một vị tài chủ cực kỳ thích uống trà. Bất cứ ai đến uống trà ở nhà ông, bất luận giàu hay nghèo, chỉ cần đến, ông sẽ ngay lập tức gọi gia nhân phục vụ.

Một ngày, một người ăn mày áo quần rách rưới đến cửa nhà tài chủ. Ông ta chẳng xin thức ăn, chỉ nói ...
Lịch sử của Nhữ Diêu (Ru ware)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2677 09:14, 08/06/2023
0 0 1,593 0.0
Gốm Nhữ không những được xếp hạng là “anh cả” trong Ngũ đại danh diêu thời Tống mà còn được đánh giá là một trong những dòng gốm có địa vị cao nhất trong lịch sử hay là đỉnh cao gốm sứ nhân loại.

Trong những năm 1100, gốm Nhữ được làm chỉ dành riêng cho Hoàng gia. Được cho là lấy cảm hứng từ giấc ...
Tử sa rạn là như nào? Cách nhận biết Tử sa rạn
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2660 08:58, 01/06/2023
0 0 1,571 0.0
Chúng ta thường thấy đồ sứ có men rạn, chứ ít khi có tử sa. Bài viết này nhằm giới thiệu đến các anh chị loại tử sa không phủ men nhưng lại có vệt rạn tự nhiên.

Đây là loại tử sa được công nghệ mỹ thuật sư cao cấp Mã Tuấn Hoa phát minh ra, đã đăng ký sở hữu trí tuệ vào năm 2009. Loại ấm tử sa này ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!