/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

TU GIỮA ĐỜI THƯỜNG

2478 16:41, 25/02/2023
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

TU GIỮA ĐỜI THƯỜNG
TU GIỮA ĐỜI THƯỜNG

Sau mọi lẽ hơn thua khép lại, cũng chỉ còn ta với ta mà thôi. Lời nói và hành động có từ tâm, chỉ mình ta biết. Người mình thương có thông cảm, có đồng hành, có bao dung, có ở đó chờ ta hay ít nhiều tổn thương do chính cơn bão lòng ta mang đến cho họ, chỉ mình ta biết. Trái tim ta đó còn đập cho những mộng ước phi thường, hay đã chai sạn theo những lo toan, chỉ mình ta biết. Ta đang có thực sự sống cho giây phút hiện tại hay vẫn đang đứng núi này trông núi nọ, cũng chỉ có ta biết. Đường ta đang đi đúng hay sai với Ta, với Đạo với Đời với Người, mình ta biết. Và ta, ta đang ở đâu trên con đường tu thân, tu tâm? Cũng chỉ mình ta biết.

Chả nhẽ, mãi đến lúc phủi tay ra đi, ta cũng chỉ là một lần khăn gói gió đưa?

Mạnh Tử đã từng nói: “Thiên, Hạ, Nước, Nhà. Gốc của Thiên Hạ là Nước, gốc của Nước là Nhà, gốc của Nhà là Cá Nhân”. Vậy, tu thân chính là đóng vai trò đặc biệt quan trọng bởi đã tu thân lập lấy được mình thì mới sắp đặt nhà cửa cho chỉnh tề. Nhà cửa sắp đặt cho chỉnh tề, thì nước mới sửa trị được. Nước đã sửa trị được thì thiên hạ mới thái bình. Vậy, con người chúng ta cần Tu Thân trước, rồi mới Lập Nghiệp. Cũng giống như cái cây, có bộ rễ rồi, mới dồn dinh dưỡng cho lá cho cành.

Mục đích của tu thân không chỉ gói gọn trong phạm vi phát triển nhân cách, tâm lý đơn thuần của mỗi cá nhân, mà còn liên quan chặt chẽ đến sự tạo dựng bền vững của các mối liên hệ giữa con người với nhau, với xã hội và thế giới. Chính thông qua tiến trình tu thân không ngừng, chúng ta mới học được cách tạo dựng gia đình êm ấm, quốc gia ổn định và thiên hạ bình an. Quân tử biết tu thân, càng biết tu thân giữa đời thường. Đạo càng là một con đường hoàn toàn không tách biệt với đời.

Người xưa cũng đã có câu: “Thứ nhất tu chợ, thứ hai tu nhà, thứ ba tu chùa”. Vậy nên, chân chính tu hành không chỉ ở nơi núi cao rừng sâu, cũng không nhất thiết phải ở đền chùa hay thoát ly xã hội, mà là ngay giữa hiện thực cuộc sống vẫn không ngừng tôi luyện tâm can.

Quá trình tu thân giữa đời thường luôn diễn ra trong một bối cảch lịch sử xã hội cụ thể, trong một truyền thống văn hóa của một cộng đồng cụ thể. Tu giữa đời thường là một quá trình hòa nhập của cá nhân với đời sống cộng đồng, đồng thời cũng là quá trình tham gia tích cực của cá nhân vì sự phát triển chung của cộng đồng, ở giữa thời cuộc mà ta được sinh ra, được sống. Tu giữa đời thường là một tiến trình mở rộng và vượt qua liên tục của bản ngã cá nhân, là một tiến trình tiếp nhận những giá trị mới, mở rộng và làm giàu chân trời tâm từ của mỗi chúng ta.

Trong quá trình tu giữa đời thường, chúng ta cần phải giữ cho bằng được sự cân bằng trong thân tâm, có mặt cho nhau trong mỗi phút giây ta sống, để bản thân dù hoà nhập vào dòng đời nhưng vẫn không rời xa đạo. Không để bản thân mình bị cuốn trôi và dính mắc vào cảm xúc vào các sinh hoạt đời sống thường nhật.

Đại đạo vốn vô cùng giản dị, chỉ cần chúng mình thật sự chuyên tâm trải nghiệm những công việc hàng ngày với một tâm thái bình thản, thấy rõ bản thân trong mỗi hoàn cảnh thì chính là đang biết nương theo đạo mà hành. Khi làm việc thì biết làm việc, khi ăn uống biết ăn uống, khi nghỉ ngơi thì thật sự thảnh thơi. Để rồi sau cuối, ta còn cười được cái cười bình tĩnh của một người đã qua canh bạc sát phạt mình đã từng sống chết từng phút từng giây, nhìn lại cuộc đỏ đen, thở nhẹ không có chi mà tiếc nuối.

Một khi chúng ta tập trung chuyên chú thực hiện tốt những vai trò bản thân đang đảm nhiệm, không nghĩ ngợi lăng xăng, tránh để vọng niệm xen vào khiến thời gian trôi qua một cách vô nghĩa, thì bất cứ ai cũng sẽ chiêm nghiệm được đạo lý thật sự của cảnh giới “thiền” trong mọi hoàn cảnh. Miệng ta sẽ luôn mỉm cười nụ cười hàm tiếu, cái cười thản nhiên, không buồn bã, không chua chát.

Vốn dĩ, quá trình tu tập hay hành thiền không nhằm mục đích giúp con người đạt đến bất kỳ trạng thái huyền diệu nào. Trên thực tế, ý nghĩa đích thực của mọi phương thức tu tập đều hướng con người quay trở về thực tại, sẵn sàng đối diện, không trốn tránh nghịch cảnh và sống trọn vẹn trong từng phút giây. Để rồi từ đó, ai ai cũng toát ra vẻ an nhiên yêu đời hiếm thấy của những người tuổi đời đã phôi pha qua bao thăng trầm, săm soi hết tất thảy mọi nhẽ và thấy đời hết cả đều đáng yêu, đều đáng sống. Ta sẵn sàng sống một đời sống cống hiến cho tu thân, cho gia đình, cho quê hương xứ xở, trở nợ tha nhân, trở nợ anh linh dân tộc.

Tu giữa đời thường là một quá trình “xã hội hóa” của cá nhân con người nhằm mục đích đạt đến sự toàn thiện của bản tính con người. Ta tự cảm thấy biết ơn tự tận đáy lòng, cảm thấy yêu thương và rung động với lòng nhiệt thành của chính mình. Giờ đi làm cũng coi là tu, tu giữa đời, giữa chợ, giữa dòng xoáy của danh lợi tiền bạc. Quan sát và ngẫm xem bản thân có bị cuốn đi, có buồn vui thất thường, có khuất phục, có vững chãi kiên gan, có giữ được sơ tâm.

Mọi khó khăn, đau khổ, khó chịu sẽ đến và người tu giữa đời thường chỉ chiêm ngưỡng tất thảy mọi cảm thọ của đời sống. Để rồi, chắc chắn sẽ có những khi mình ngồi một mình nhìn mình, thấy trong lòng mọi thứ đều tươi đẹp và ngày mai, tuần sau, tháng tới, năm sau, nhất định sẽ có ngày hân hoan trở lại. Mọi nhẽ của khất sĩ đều Vô Thường dù ở Thiền Viện hay ở Đời Thường đều thế, là vì vậy.

Hãy cùng Uống Trà Thôi ghi nhận và quan sát, hãy sống từng hơi thở bạn yêu dấu nhé. Hy vọng chúng ta sớm được gặp nhau ở cuộc đời trước nay chúng mình chưa từng sống qua, để cho nhau thôi băn khoăn về một nơi để ‘đến’ trong hành trình cuộc đời của mỗi con người. Vì quả thật là mỗi cuộc đời đều có một điểm ‘đến’, một số phận, một nơi dừng chân sau khi kết thúc.

- Team Uống Trà Thôi -
0 0 9,508 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Con có thể mua một giờ của bố không?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
934 11:05, 17/08/2021
1 0 13,208 10.0
Con có thể mua một giờ của bố không?
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Bố ơi, con có thể hỏi bố một câu được không?
– Được chứ, gì vậy? – Người cha đáp.
– Bố, một giờ làm việc bố kiếm được bao nhiêu tiền?
– Đó không phải là chuyện của con, tại sao con lại hỏi bố như vậy?
– Con chỉ muốn biết một ...
Hoa hồng tặng mẹ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
927 08:57, 15/08/2021
1 0 10,937 10.0
Hoa hồng tặng mẹ
Anh dừng lại. tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng ba trăm ki-lố-mét. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
Cháu muốn mua một bồng hoa hồng để tặng mẹ cháu – nỏ nức nở – nhưng ...
Giai thoại về Nguyễn Bá Lân - Ông nghè bị cha đánh khi làm quan.
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
926 08:52, 15/08/2021
0 0 11,053 0.0
Giai thoại về Nguyễn Bá Lân - Ông nghè bị cha đánh khi làm quan.
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Nguyễn Bá Lân (1701-1785) người Hoài Bão, Tiên Du, Bắc Ninh. Ông là hậu duệ trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo thời Lê Huy Tông. Cha của Nguyễn Bá Lân là Nguyễn Công Hoàn, hay chữ có tiếng nhưng thi cử không hiểu sao chẳng đỗ đạt ...
Ô cửa số bệnh viện
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
920 15:03, 14/08/2021
1 0 12,587 0.0
Ô cửa số bệnh viện
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Hai người đàn ông bị bệnh nặng cùng nằm điều trị chung một phòng bệnh. Một người bị bệnh nước trong phổi còn người kia bị liệt nửa người. Vào mỗi buổi trưa, người bị bệnh phổi phải ngồi dậy khoảng một tiếng đồng hồ để phổi được khô ráo.

Giường ...
Câu truyện: Xây Cầu Brooklyn
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
918 12:49, 14/08/2021
1 0 12,323 0.0
Đây là một câu chuyện có thật về kỹ sư John Roebling – người xây dựng cây cầu Brooklyn, ở New York, Mỹ.
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Cây cầu được xây vào năm 1870 và hoàn thành sau 13 năm, năm 1883. Vào năm 1870, người kỹ sư tài giỏi này đã nảy ra một ý tưởng táo bạo, xây dựng cây cầu nối giữa New York và Long ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!