/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Cấu trúc khí khổng kép của ấm tử sa

2484 08:40, 01/03/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Cấu trúc khí khổng kép của ấm tử sa
Cấu tạo lỗ khí kép chính là bí mật sâu xa nhất của ấm tử sa, đồng thời cũng là “cổng sinh tử” của ấm trà tử sa. Chính kết cấu khí khổng kép mà ấm trà tử sa có độ xốp phù hợp và khả năng hấp thụ cao, có tác dụng hấp thụ, lưu trữ và nâng cao hương vị nhưng lại không gây tạp…dẫn đến đặc điểm nổi trội của tử sa là càng dùng càng nhuận ấm và sáng bóng như ngọc.

Tại sao đất tử sa lại hình thành kết cấu lỗ kép đặc biệt này? Điều này liên quan đến thành phần của quặng tử sa. Thành phần chính của quặng tử sa bao gồm cát và đất sét. Cát tạo nên kết cấu của cốt ấm, đất sét tạo nên phần bao phủ bên ngoài, giống như “xương thịt liền nhau” để tạo nên hình dáng cơ thể. Cốt ấm chủ yếu được tạo bởi các hạt thạch anh và các hợp chất silicat. Còn các oxit kim loại có màu hoặc không màu, kali, natri, canxi và các chất hữu cơ khác cấu tạo nên đất sét. Thạch anh có nhiệt độ nóng chảy cao và đất sét có nhiệt độ nóng chảy thấp. Khi nung, đất sét luôn nóng chảy trước. Trong quá trình nóng chảy ở nhiệt độ cao, các gốc cacbonat trong đất sét bị phân hủy, giải phóng khí carbon monoxide và carbon dioxide, tạo thành bong bóng. Các bong bóng kín này được hình thành bên trong và giữa các hạt; khi bong bóng này bị vỡ sẽ hình thành các lỗ chuỗi.

Để xuất hiện cấu trúc lỗ kép, nguyên liệu cần có 4 điều kiện:

1. Phải có các hạt nhiệt độ nóng chảy khác nhau

2. Các hạt có nhiệt độ nóng chảy thấp phải có gốc Cacbonat (CO3; HCO3)

3. Các gốc cacbonat khi nung ở nhiệt độ cao bị phân hủy giải phóng khí

4. Các gốc Cacbonat bị phân hủy vừa phải để bong bóng khí hình thành nhưng không bị vỡ hoàn toàn.

Để đáp ứng các điều kiện này, chỉ có quặng tử sa nguyên bản, với độ tinh khiết và chất lượng cao mới có, còn đất sét thông thường hoặc đá thông thường thì không.

Ngoài ra, sự hình thành cấu trúc lỗ khí khổng kép của tử sa còn chịu ảnh hưởng của các quá trình phong hóa, rây nghiền khoáng, trộn nước, luyện và ủ đất, nhiệt độ nung…

Bất kì yếu tố nào không đạt chuẩn đều có thể phá hủy cấu trúc kết cấu của tử sa và làm mất đặc điểm cấu trúc lỗ khí khổng kép này.

Các chuỗi lỗ rỗng giữa các khối kết tụ của ấm tử sa có các khe hở lớn, khí có thể đi vào thoát ra qua các lỗ này; các lỗ trong các khối kết tụ bị đóng lại, thủy vực bị chặn lại và các vi khuẩn không thể xâm nhập. Điều này tạo nên đặc điểm được gọi là “thoáng khí và không thấm nước”. Khi pha trà, hương trà sẽ thâm nhập theo các kênh khí khổng hình chuỗi – uốn lượn, các phân tử hương trà sẽ được lưu trữ và hấp thụ vào thân ấm, đó là lý do vì sao ấm tử sa càng pha trà sẽ càng giữ được hương thơm. Cũng như vậy, màu sắc của trà cũng được hấp thụ theo thời gian khiến cho màu sắc của ấm thay đổi, càng dung càng nhuận bóng, rất đẹp.

Uống Trà Thôi
Theo tita
Cấu trúc khí khổng kép của ấm tử sa
Cấu trúc khí khổng kép của ấm tử sa
Cấu trúc khí khổng kép của ấm tử sa
1 0 2,838 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

PHỤC CHẾ NẮP ẤM TỬ SA
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3406 11:28, 06/08/2024
0 0 752 0.0
Một ấm trà bằng đất tử sa cần phải trải qua nhiều quy trình từ sản xuất đến nung, trong quá trình nung có rất nhiều yếu tố không thể kiểm soát được. Chi phí và rủi ro khi chế tác riêng nắp ấm thường gấp vài lần so với việc chế tạo một chiếc ấm, rất có thể phải làm hàng chục lần mới có thể thành ...
Bát gốm 1.000 năm tuổi giá gần 40 triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3390 14:51, 22/07/2024
4 0 819 0.0
Tỷ phú Trung Quốc Lưu Ích Khiêm sở hữu chiếc bát khoảng nghìn tuổi, thời Tống, giá gần 40 triệu USD.

Theo The Value, tác phẩm gốm sứ nhận chú ý của giới sưu tầm khi được triển lãm tại Hong Kong từ ngày 27/7. Vợ chồng ông Lưu Ích Khiêm mua cổ vật ở phiên đấu giá của Sotheby's năm 2017, với giá 294 triệu HKD (37,6 ...
Ấm Trà Đất Sét Có Thay Đổi Hương Vị Trà Của Bạn Không?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3373 09:55, 09/07/2024
0 0 1,154 0.0
Pha trà nên luôn đơn giản. Chọn trà, đun nước, hãm và rót ra. Với mỗi loại trà cụ thể, nếu bạn giữ các thông số pha giống nhau và sử dụng ấm trà trung tính như thủy tinh hoặc sứ, bạn sẽ có kết quả ổn định.

Đối với trà trắng và xanh nhẹ nhàng, ấm trà thủy tinh và sứ là lý tưởng vì chúng mỏng và không ...
Khám Phá lịch sử ấm trà trên thế giới
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3362 10:06, 02/07/2024
0 0 812 0.0
Bạn đã bao giờ thấy lá trà tương tự nhưng lại cho ra hương vị trà khác nhau ở những nơi khác nhau chưa? Có thể đó là do sự khác biệt ở ấm trà. Chọn ấm trà đúng cũng quan trọng như chọn lá trà chất lượng vì chỉ khi đó bạn mới có được tách trà pha hoàn hảo. Đó là lý do tại sao ấm trà có lịch sử riêng ...
Hiểu Rõ Về Dụng Cụ Pha Trà: Sự Khác Biệt Giữa Gốm Sứ và Đồ Gốm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3355 16:00, 24/06/2024
3 0 1,097 0.0
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hai loại dụng cụ pha trà quan trọng trong lịch sử: đồ gốm và gốm sứ. Mặc dù trà cụ bằng thủy tinh và kim loại cũng rất phổ biến, nhưng trọng tâm của bài viết sẽ là hai loại chất liệu gốm đặc biệt này.

- Gốm Sứ

Gốm sứ là một loại gốm được làm từ các ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!