/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Trà bơ – “Quốc hồn quốc túy” của người dân Tây Tạng

2488 08:42, 03/03/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Trà bơ – “Quốc hồn quốc túy” của người dân Tây TạngTrà bơ – “Quốc hồn quốc túy” của người dân Tây Tạng
Tây Tạng là một vùng đất cao nguyên có độ cao lớn nhất thế giới, nơi đây người dân sống bình thản giữa đất trời, chan hòa với thiên nhiên. Vùng đất này cũng là nơi có nền văn hóa vô cùng độc đáo bởi sự kết tinh những gì tuyệt vời nhất của văn hóa Ấn, Hoa… Trong đó không thể không nhắc tới văn hóa uống trà và đó cũng chính là lý do món trà bơ Tây Tạng trở nên phổ biến tới vậy.

- Nguồn gốc của trà bơ Tây Tạng

Trà bơ hay còn được biết đến là trà Tây Tạng Po Cha, được làm từ lá trà, bơ yak, nước và muối. Thực tế, trà Tây Tạng chia làm bốn loại, gồm có: trà Pu-ERH, trà thường, trà bơ và trà ngọt. Loại trà được uống nhiều nhất, nói theo cách khác, loại thức uống quốc hồn quốc tuý ở Tây Tạng là trà bơ.

Truyền thuyết kể rằng, trong khu vực Tây Tạng có hai bộ lạc, bởi vì tranh chấp mà thù hận lẫn nhau. Thế nhưng con gái của tộc trưởng bộ lạc Hạt - Mỹ Mai Thố đem lòng yêu con trai tộc trưởng của bộ lạc Nộ - Văn Đột Ba. Vì thế tộc trưởng bộ lạc Hạt đã sai người giết chết Văn Đột Ba, trong nghi lễ hỏa táng Văn Đột Ba, Mỹ Mai Thố đã gieo mình vào biển lửa. Sau khi hai người chết, Mỹ Mai Thố trở thành lá trà trên cây trà trong đất liền còn Văn Đột Ba thì biến thành hạt muối trong hồ muối nơi cao nguyên Khương Đường (một bộ phận của cao nguyên Thanh Tạng), mỗi khi người Tạng pha trà bơ thì trà và muối lại được gặp nhau. Câu chuyện này có sức hấp dẫn nghệ thuật mạnh mẽ và được truyền tụng đến tận ngày hôm nay.

Trên thực tế, bởi thời tiết khắc nghiệt quanh năm, Tây Tạng không thể tự trồng trà được. Đa số trà ở Tây Tạng được nhập thông qua "Tea Horse Road". Đây là con đường xa xôi và trắc trở dài gần 4000 km của các nhà buôn, vượt qua một trong hai tuyến đường cam go mang trà ngon đến Tây Tạng để đổi lấy ngựa tốt. Một tuyến bắt đầu từ Ya’an, tỉnh Sichuang, tới Tây Tạng ngang qua Luding, Kangding, Batang rồi xuôi Nepan tới Ấn Độ (3.100 km). Tuyến kia thì bắt đầu từ Pu-er, tỉnh Yunnan tới Tây Tạng bằng cách đi qua Dali, Lijang. Zhongdian, Deqin… và kéo dài qua Myanmar, Nepal và Ấn Độ (3.800 km). Chính bởi tính chất gian nan cũng như độ dài của đoạn đường này mà "Tea Horse Road" đã trở thành một trong những tuyến đường kinh doanh huyền thoại, sánh ngang với "Con đường tơ lụa" trên thế giới.

- Những tầng hương vị đặc biệt của trà bơ

Với người Tây Tạng, trà là người bạn kéo họ ra khỏi những cơn ngái ngủ, là người bạn vực dậy sự tỉnh táo, sự bình yên và là lời chào buổi sớm mỗi khi bình minh thức giấc. Đến Tây Tạng, du khách nhận ra không buổi sáng nào nơi đây trôi đi mà không mang theo chút hương vị thơm nồng của trà ngọt và cũng không bữa ăn đầy đủ nào thiếu trà cả, và thường là trà bơ.

Để lý giải tại sao món trà bơ lại nổi tiếng và được người dân Tây Tạng yêu thích bởi nhiều lý do. Nhưng lý do quan trọng nhất là họ sinh ra ở vùng đất với điều kiện vô cùng khó khăn và khắc nghiệt. Và nhiệt độ lúc nào cũng thấp hơn nhiều vùng khác. Vì thế bên cạnh quần áo để có thể giữ ấm thì họ cũng cần chú ý về năng lượng từ thực phẩm. Và họ cần có các thức uống đặc biệt để có thể bổ sung năng lượng. Trà bơ chính là món có thể bổ sung năng lượng và để ấm người.

Với khách du lịch Tây Tạng đến từ khắp nơi trên thế giới thì loại trà này có hương vị béo béo, thơm thơm mà lại mằn mặn kỳ lạ. Đây là một món quà quý giá mà người Tây Tạng thiết đãi với du khách, thể hiện sự hiếu khách của họ. Dù du khách là ai hay đến từ đâu, chỉ cần đặt chân đến ngôi nhà nào đó trên vùng đất này, du khách cũng sẽ nhận được một cốc trà bơ ấm áp từ người dân bản địa.

Ngụm trà bơ đầu tiên có thể làm những người không quen cảm thấy khó chịu vì trà và muối cùng với bơ không phải là một sự kết hợp tuyệt vời với nhiều người. Đến ngụm thứ 2 thì sự khó chịu sẽ giảm dần cho đến khi hương vị trà bơ thực sự thu phục lòng người ở ngụm thứ 5, thứ 6. Nhiều người thậm chí còn nói, họ thật sự bị nghiện trà bơ khi ở Tây Tạng, với họ chẳng có loại thức uống nào tuyệt vời hơn trà bơ trong những ngày Tây Tạng giá rét, vì vậy nếu đã đến Tây Tạng mà không thử một tách trà bơ truyền thống nơi đây thì quả là một sự thiếu sót lớn. Trà bơ của người Tây Tạng có những tầng hương, tầng vị khá lạ lùng, cứ đan xen lẫn nhau mà vẫn giữ được độ hài hòa cần thiết để chinh phục những người thưởng trà khó tính. Chẳng hạn như ban đầu, uống một ngụm trà bơ thì vị mặn của muối, vị đậm đà béo ngậy của bơ sẽ chiếm trọn vị giác, lúc này hương thơm của trà vẫn chưa bộc lộ rõ. Sau đó, mùi hương của trà đen Pu-erh (một loại trà được chế biến từ lá các cây trà lâu năm, hoang dại hay từ các dãy núi) mới thực sự tấn công khứu giác, đầu lưỡi cũng sẽ có một chút chan chát, thanh thanh. Cuối cùng ngụm trà qua đi, người thưởng trà sẽ cảm giác được một chút ấm áp, ngọt ngọt nơi gốc lưỡi bởi loại sữa bò được vắt từ sáng tinh mơ ở Tây Tạng. Ngoài ra, để tận dụng dư vị ngọt ấm của sữa đó, người Tây Tạng khi uống trà bơ còn ăn kèm với “tsampa” – một thức ăn từ bột mạch nha.

- Trà bơ được làm bằng cách nào?

Bơ thường được làm ra theo phương pháp truyền thống. Đầu tiên, làm nóng sữa bò hoặc cừu, cho vào một thùng gỗ lớn đặc biệt (loại thùng này cao khoảng 1,3m, đường kính tầm 0.3m, chuyên dùng để tinh luyện bơ). Sau đó dùng công cụ chuyên dụng để đánh sữa, đánh đi đánh lại hàng trăm lần cho đến khi mỡ tách ra khỏi sữa và nổi lên thành một lớp màu vàng vàng. Lúc này, lớp mỡ được vớt lên, đổ vào túi da và làm lạnh để thành bơ. Bơ là một món chính của người dân Tây Tạng, một ngày ba bữa, không thể thiếu. Khi làm bánh tsampa, “đánh” trà bơ hay xào mì đều không thể thiếu bơ.

Khi pha trà bơ, đầu tiên họ đun lá trà hoặc bánh trà trong nước nóng, sau đó đổ nước trà vào xô chuyên dùng để đựng trà bơ rồi cho bơ và muối vào,dùng que khuấy khuấy mạnh cho đến khi trà và bơ hòa tan vào nhau, cho vào trong nồi đun nóng, thế là một bình trà bơ thơm ngon đã “ra lò”. Còn có một cách pha trà bơ khác là cho bơ và trà vào một cái túi da, cột chặt miệng túi rồi dùng que gỗ đánh thật mạnh. Vì thế, giai đoạn pha trà bơ còn được gọi là “đánh” trà. Đây là một công việc rất tốn công sức của nữ chủ nhà mỗi khi có khách đến thăm, nhưng giờ đây việc pha trà đã trở nên nhẹ nhàng hơn khi xuất hiện các máy trộn bằng điện.

Có nhiều cách để thưởng thức bơ, chủ yếu là đem đi pha với trà hoặc là trộn chung với bánh tsampa. Vào dịp lễ tết nếu chiên trái cây cũng cần dùng bơ. Người Tây Tạng có thói quen uống trà bơ vào mỗi ngày. Do trong trà nén có chứa nhiều axit tannic (loại axit này đóng vai trò giúp cơ thể con người tăng cường khả năng miễn dịch và kháng khuẩn), chúng kích thích dạ dày và hệ tiêu hóa khiến cho tốc độ tiêu hóa tăng nhanh nên nếu bạn uống trà bơ không thì rất dễ đói bụng, cần phải cho thêm bơ hoặc sữa.

Người dân Tây Tạng cũng có một quy tắc khi uống trà, đó là vừa uống vừa châm thêm trà, bạn không nên uống một hơi. Nếu trong nhà có khách thì ly trà của người khách ấy lúc nào cũng đầy. Người dân Tây Tạng dùng ly trà bơ để bày tỏ lòng hiếu khách của mình, vì thế khi được mời uống trà thì đừng từ chối

Uống Trà Thôi
Theo Tạp chí kinh tế
Trà bơ – “Quốc hồn quốc túy” của người dân Tây TạngTrà bơ – “Quốc hồn quốc túy” của người dân Tây Tạng
Trà bơ – “Quốc hồn quốc túy” của người dân Tây TạngTrà bơ – “Quốc hồn quốc túy” của người dân Tây Tạng
1 0 6,669 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định vị thế trà Shan tuyết Hà Giang
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2938 08:57, 23/10/2023
2 0 3,337 10.0
Tà Shan tuyết - “vàng xanh” của đất trời cực Bắc đang ngày càng khẳng định chất lượng và uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hà Giang là vùng sản xuất chè trọng điểm của cả nước với tổng diện tích lên đến hơn 20.300 ha, đứng thứ 3 sau Lâm Đồng và Thái Nguyên. Trong đó, diện tích chè Shan ...
Bao lâu rồi bạn chưa uống trà?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2927 09:03, 17/10/2023
1 0 3,071 0.0
Mỗi lần về thăm nhà thấy bã trà trong ấm đã mốc rêu, cặn trà đọng dưới đáy chén vàng khè là tôi biết đã lâu rồi không có khách ghé chơi.

Lâu rồi bố mẹ tôi bận bịu đến mức không có thời gian uống một chén trà. Tôi sinh ra và lớn lên trên một vùng quê mà ở đó những nét văn hóa lâu đời ít nhiều vẫn ...
Vùng trà Phổ Nhĩ sản lượng lớn trên thế giới hiện nay
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2918 09:26, 13/10/2023
1 0 4,939 0.0
Trung Quốc vốn đã nổi tiếng là nơi có nhiều loại trà ngon. Trong đó nổi bật nhất là loại trà Phổ Nhĩ của vùng đất Vân Nam.

Nhắc đến trà phổ nhĩ, là nhắc đến Vân Nam, đây được xem là thủ phủ của dòng trà này. Vân Nam là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam Trung Quốc giáp với biên giới Hà Giang, Lào Cai, Điện ...
Trà & Người: Pha trà biết tâm tính, uống trà biết ý vị, luận trà biết tâm tư
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2901 09:11, 10/10/2023
3 0 4,530 9.0
Cuộc đời con người và trà luôn có một sợi dây liên kết: Thưởng một chén trà ngon, ban đầu sẽ thấy có vị chát nhẹ trên môi, chút dư vị đắng nơi cuống họng nhưng rồi sau đó sẽ hồi lại vị ngọt lan tỏa cả thân tâm trí. Vị ngọt ấy không phải thêm vào lúc sơ chế, cũng không phải thêm ...
Thưởng trà ngày mưa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2898 08:54, 06/10/2023
1 0 3,451 0.0
Một ngày trời mưa, ngồi trong nhà nghe tiếng mưa rơi, đun nước với lửa nhỏ, lặng ngắm làn sương trắng bồng bềnh và nâng chén trà nhâm nhi.

Cái thú thưởng trà trong ngày mưa lất phất dường như đã trở thành phong tục, trở thành cái nếp “văn hóa” của người Việt. Sẽ tuyệt hơn cho những ngày mưa khi nâng tách ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!