/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Nội hàm thâm sâu trong hội họa truyền thống Trung Hoa

2490 11:11, 05/03/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Nội hàm thâm sâu trong hội họa truyền thống Trung Hoa“Bồng lai tiên đảo đồ” – Viên Giang (Ảnh: blog.sina)
Trong xã hội phương Đông cổ đại, khi làm mọi công việc đều chú trọng điều tức, vận khí, trong hội họa lại càng như vậy. Vì thế mà linh cảm sáng tác nghệ thuật của cổ nhân phần lớn đến từ nội tâm tĩnh tại, cùng với sự tu luyện và rèn luyện về tinh thần. Các nghệ nhân lĩnh ngộ được nghệ thuật chân chính kết hợp với tu luyện nội tâm thì có thể nhận ra ý nghĩa thực sự của nghệ thuật và giá trị của cuộc sống.

Quay trở lại vào đầu triều đại nhà Đường, những con hạc của Tiết Tắc đã mở ra một sự hưng thịnh cho đề tài tranh hoa điểu. Sau đó có Tào Bá, Hàn Cán, Trần Hoành giỏi vẽ ngựa. Giữa nhà Đường còn xuất hiện Chu Phưởng giỏi vẽ hoa điểu lông vũ và nhân vật. Trong đó có hình tượng nữ sĩ của “Phong cơ tú cốt” cực kỳ nổi tiếng, trở thành một ví dụ điển hình cho thẩm mỹ thời nhà Đường.

Nghệ thuật Hoa Hạ bắt nguồn từ văn hóa nửa thần của phương Đông cổ đại. Phong cách nghệ thuật cùng tinh thần đều triển hiện nội hàm thâm ảo trong hội họa, cũng tạo ra những điểm đặc sắc trong văn hóa các triều đại khác nhau.

Hội họa trước thời nhà Tống, thời Ngũ Đại diễn sinh trong Đường triều, từ kỹ xảo đến quan sát, thể hiện đều cực kì hoàn thiện. Sự mô tả núi rừng tự nhiên trong văn học ảnh hưởng lớn tới tranh sơn thủy bấy giờ.

Đến triều nhà Nguyên, chủ đề về thần linh dần dần ít đi, các bức họa nhân vật ngày càng hưng thịnh, những nhân vật này vẫn tản ra một loại khí chất cao quý, thoát tục kỳ diệu. Từ cuối triều Minh, thời kỳ Từ Vị trị vì, vì bất mãn thế tục, nghi ngờ mà tâm tình các họa sĩ bi phẫn, các tác phẩm lấy thủ pháp khoa trương cường điệu làm chủ, để lại một sự nhạo báng trong lịch sử hội họa.

- Tranh sơn thủy Bắc Tống hùng hồn phong phú hiện thực – Nam Tống thì linh hoạt kỳ ảo

Thời Ngũ Đại và đầu nhà Tống hội họa tiếp tục phát triển dựa trên nền tảng từ thời Đường. Các kỹ thuật và quan niệm hội họa có xu hướng hoàn thiện, cộng thêm những thể nghiệm về núi rừng cũng như sinh mệnh, đối với tranh sơn thủy có ảnh hưởng tích cực. Thời Ngũ Đại nổi tiếng với tranh sơn thủy và nhân vật, phía Bắc có Lương Kinh Hạo, Quan Đồng; phía Nam có Đổng Nguyên, Cự Nhiên.

Về mặt kết cấu và phương pháp hội họa ở Bắc Tống đều lấy kết cấu trên những tấm bia đá lớn, sau phát triển lên thành việc vẽ núi lớn sông lớn, đỉnh thiên lập địa, khí phách hùng vĩ. Kết cấu của những ngọn núi có thể tạo cảm nhận về khối lượng, phản ánh một vẻ đẹp “phong thực”. Vì Nam Tống có vị trí địa lý thủy vực tại Giang Nam, tranh sơn thủy nơi đây đa phần mông lung, linh hoạt, kỳ ảo. Nội dung đa phần là một góc của ngọn núi, hoặc một bãi cạn, hoặc một bến đò.

- Họa viện hoa điểu – “Từ Hoàng nhị thể”

Trên cơ sở những thành tựu nổi bật của người Đường, hội họa hoa điểu của thời Ngũ Đại dần dần phát triển, các kỹ thuật ngày càng trưởng thành. Xuất hiện hai phong cách hội họa được đại diện bởi Từ Hy và Hoàng Thuyên, được xưng là “Từ Hoàng nhị thể”.

Do điều kiện sống và tính cách khác nhau, các bức tranh tự nhiên tạo thành sự khác biệt về chất liệu và sở thích vì thế mới có cái gọi là “Từ Hy dã dật, Hoàng gia phú quý”. Tranh hoa và chim của Hoàng Thuyên chứa đầy màu sắc, hình dáng rất nghiêm ngặt, tinh tế mỹ lệ. Từ Hy thiện về vẽ ý, dùng bút pháp thủy mặc, mực loãng, tạo hình thoải mái. Đối với sự phát triển trong tương lai, hai cách vẽ này bổ sung cho nhau và tạo thành hai hệ thống chính của hội họa hoa điểu. Thời Tống, các bức tranh hoa điểu dựa trên các tiêu chí của “Hoàng gia phú quý”, sau đó dần nghiêng về phong cách của Từ Hy, tiêu biểu có họa gia Thôi Bạch.

Ở hội họa về nhân vật, phong cảnh, hoa điểu, các họa sĩ thời nhà Tống đã có những ý tưởng mới mẻ. Ví như bức “Thanh minh thượng hà đồ” có dáng vóc to lớn, phong cách vẽ tỉ mỉ, chất phác; toàn bức chia làm ba đoạn, từ phải sang trái là thể hiện của sự thay đổi từ ngoại ô đến nội thành, miêu tả tỉ mỉ đô thành Biện Lương thời Bắc Tống, cảnh tượng rất phồn vinh. Màu sắc là thanh lịch, tuy quan niệm nghệ thuật không sâu sắc, những cách vẽ về phong cảnh rất ngoạn mục, tinh tế, chính xác, mang tính lịch sử cao, phản ánh sự thịnh vượng của xã hội và kinh tế tại thời điểm đó.

- Văn nhân đi tìm sự tĩnh lặng với những nét vẽ mang nội hàm tinh thần sâu sắc

Văn nhân triều đại nhà Nguyên mang tới những nét độc đáo khi đem thơ, thư pháp, hội họa, điêu khắc hội nhập trong một cùng một thể, khiến cho những họa gia dày công tu dưỡng văn học và những ẩn sĩ có cơ hội thể hiện mình trong bầu trời nghệ thuật. Những tác phẩm trân quý trong thời kỳ này đa số là tranh sơn thủy, cây khô trúc thạch, màu sắc thanh nhã mang phong cách cổ xưa, lại có được nội hàm tinh thần sâu sắc.

Mặc dù đề tài thần linh trong thời nhà Nguyên trở nên thưa thớt, nhưng đối với những họa gia có trình độ về văn học vẫn luôn thể hiện được một phẩm chất thoát tục. Tác phẩm trứ danh có “Song tùng đồ” của Ngô Trấn, tả hai cây tùng đứng giữa trời đất, ngạo nghễ vươn lên, cành cây khô cao ngất quấn lấy nhau, tựa như biểu đạt tinh thần bất khuất và khí khái của tác giả.

“Động Đình ngư ẩn đồ” là một bức phú khác của Ngô Trấn, lấy bối cảnh là một góc núi, hồ Động Đình yên tĩnh làm nền, khung cảnh mở cùng với linh sơn thủy khí, mang hơi thở tự nhiên của sơn thủy. Một ngư dân trên con thuyền nhỏ, di chuyển từ Đông sang Nam, tăng thêm một chút tươi mới cho bầu không khí yên lặng; hai cây thông đứng bên kia hồ, chứng kiến cảnh vật thay đổi, phảng phất chỗ tinh tế của bức họa.

- Minh đại Chiết phái và Ngô Môn họa phái

Hội họa của các văn nhân đã trưởng thành hơn vào thời nhà Minh, được bắt đầu với người sáng lập ra tranh phong cảnh của Chiết phái (phái Chiết Giang) – Đới Tiến, cùng với Dĩ Thẩm Chu và Văn Chủy dẫn đầu phái Ngô Môn. Lúc này, nhiều họa gia vì sự thối rữa của xã hội mà từ bỏ công danh, đi du ngoạn khắp nơi, lấy thơ văn, thư họa làm niềm vui.

Đới Tiến – người sáng lập Chiết phái, tự Văn Tiến, hiệu là Tĩnh Am, với bức tranh “Đạt Ma lục tổ sư tượng” rất nổi tiếng; hình ảnh trong tranh rất sống động, uy nghiêm mà thực tại, biểu hiện hoàn cảnh sống của thầy trò Đạt Ma lúc ấy với những đường uốn cong mạnh mẽ. Vào cuối nhà Minh có Từ Vị bị coi là kẻ quái gở, ông sử dụng các thủ pháp khoa trương để viết ý, diễn tả sự bất mãn với thế tục. Các tác phẩm phản truyền thống của ông dường như đã để lại một sự diễu cợt trong lịch sử hội họa. Phong cách hội họa của Từ Vị đã có tác động nhất định đến “Thanh sơ tứ tăng ” và “Dương Châu bát quái”.

Ngoài ra, còn có bức “Bồng lai tiên đảo đồ” của danh họa Viên Giang, mang sắc thái phong cách thần tiên cổ xưa, kết cấu tinh tế, mây khói mờ ảo quấn đỉnh núi, lầu các, đình đài, đưa người xem vào cảnh giới kỳ ảo.

- Nghệ thuật và tu luyện

Trong xã hội phương Đông cổ đại, khi làm mọi công việc đều chú trọng điều tức, vận khí, trong hội họa lại càng như vậy. Vì thế mà linh cảm sáng tác nghệ thuật của cổ nhân phần lớn đến từ nội tâm tĩnh tại, cùng với sự tu luyện và rèn luyện về tinh thần. Các bậc thầy trong các triều đại trước đều lấy việc tu tâm dưỡng tính làm chủ; từ việc tịnh tâm, giảm nhẹ các loại dục vọng, trở thành một con người khoáng đạt, tường hòa mà cảnh giới nghệ thuật cũng tự nhiên thăng hoa. Nếu như các nghệ nhân có thể lĩnh ngộ được nghệ thuật chân chính kết hợp với tu luyện nội tâm, vậy thì có thể nhận ra ý nghĩa thực sự của nghệ thuật và giá trị của cuộc sống.

Uống Trà Thôi
Theo DKN
Nội hàm thâm sâu trong hội họa truyền thống Trung HoaPhụ nữ thời Đường (Ảnh: epochtimes)
Nội hàm thâm sâu trong hội họa truyền thống Trung HoaTranh sơn thủy của Lương Kinh Hạo (Ảnh: catalog.digitalarchives)
Nội hàm thâm sâu trong hội họa truyền thống Trung Hoa“Thanh minh thượng hà đồ” (Ảnh: npm.gov)
Nội hàm thâm sâu trong hội họa truyền thống Trung Hoa“Song tùng đồ” – Ngô Trấn (Ảnh: simayi)
Nội hàm thâm sâu trong hội họa truyền thống Trung Hoa“Động Đình ngư ẩn đồ” – Ngô Trấn (Ảnh: wenzhengwenhua)
Nội hàm thâm sâu trong hội họa truyền thống Trung Hoa“Đạt Ma lục tổ sư tượng” – Đới Tiến (Ảnh: readers365)
Nội hàm thâm sâu trong hội họa truyền thống Trung Hoa“Bồng lai tiên đảo đồ” – Viên Giang (Ảnh: blog.sina)
0 0 7,497 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Những bí ẩn xoay quanh bức tranh đắt nhất thế giới
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2286 08:37, 19/11/2022
0 0 5,862 0.0
Kiệt tác "Salvator Mundi" - từng được đấu giá hơn 450 triệu USD, đắt nhất thế giới - hiện không rõ tung tích.

Sáng 14/10, trên The Times, giáo sư Martin Kemp cho biết được mời đến Arab Saudi để kiểm tra kiệt tác Salvator Mundi của Leonardo da Vinci, cùng sự tham gia của cơ quan an ninh. "Có những lý do khiến tôi ngần ngại ...
Tuyệt tác tranh Phật giáo 600 năm tuổi
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2280 08:40, 15/11/2022
1 0 4,909 0.0
Tranh Phật giáo - ở bảo tàng tư nhân của tỷ phú Trung Quốc Lưu Ích Khiêm - được thêu chỉ vàng, tơ ngũ sắc, tuổi đời hơn 600 năm.

Theo Sina, tác phẩm hiện được lưu giữ ở bảo tàng tư nhân Long Museum của tỷ phú Trung Quốc. Tranh được ông mua tại phiên đấu giá do Christies Hong Kong tổ chức năm 2014, với giá xấp ...
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2265 08:45, 05/11/2022
0 0 5,883 0.0
"GIẢI MÃ" LỢN TRONG TRANH DÂN GIAN
Hai dòng tranh dân gian nổi tiếng là Đông Hồ (Bắc Ninh) và Kim Hoàng (Hà Nội) đều chọn hình tượng con lợn để thể hiện sự no đủ, sung túc. Đặc biệt những tranh này thường được treo dịp Tết để cầu mong một năm êm ấm.
Điều đáng nói là một dòng tranh dân gian nổi tiếng là ...
Hội họa thời kỳ Phục Hưng ‘Ngụ ngôn về đức hạnh và suy đồi’: Lựa chọn làm quỷ hay làm Thần?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2264 08:44, 04/11/2022
0 0 5,969 0.0
Lựa chọn giữa đức hạnh và lương tri (Virtue), hay sự cám dỗ và suy đồi (Vice) là chủ đề nổi bật trong rất nhiều tác phẩm hội họa thời kỳ Phục Hưng, trong đó có bức họa “Allegory of Virtue and Vice” (“Ngụ ngôn về đức hạnh và suy đồi”) của họa sĩ người Ý Lorenzo Lotto.

Câu chuyện về người anh hùng Hercules

Trong ...
‘Thanh Minh thượng hà đồ’: Điều gì ẩn sau một kiệt tác hội họa?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2256 08:38, 31/10/2022
0 0 6,949 0.0
“Thanh minh thượng hà đồ” là một tác phẩm tranh khổ rộng được vẽ bởi họa sĩ Trương Trạch Đoan của thời Bắc Tống, thông qua cách miêu tả truyền thần về hơn 810 nhân vật với nhiều màu sắc khác nhau, đã ghi lại được hình ảnh về cuộc sống thành thị của Trung Quốc vào thế kỷ 12 một cách sống động, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!