/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

NHÂN SINH NHƯ 3 CHÉN TRÀ

250 10:18, 09/06/2021
Team Uống Trà Thôi

( từ)

NHÂN SINH NHƯ 3 CHÉN TRÀ
Đối với những ai yêu trà và biết thưởng trà thì từ lâu người ta đã không coi trà chỉ đơn thuần là một thức uống, mà xem nó giống như biểu hiện của bách thái nhân sinh: đối với mỗi người khác nhau có tâm thái khác nhau…

“Pha trà, biết tâm tính
Uống trà, biết ý vị
Luận trà, biết tâm tư”

Trà như thơ: có uyển chuyển hàm xúc, có phóng khoáng ngang tàng; trà cũng như thư pháp: có đầy đặn như “khuôn trăng”, có thanh mảnh cứng cáp như “liễu cốt”, có quy củ như Lệ Khải, có mãnh liệt phóng khoáng như “Điên Trương Cuồng Tố”. Mỗi người lại bởi vì mỗi nguyên nhân khác nhau mà thích trà, vì thanh đạm, vì ngọt hậu, vì đắng cay, vì nhẹ nhàng, vì hồi vị…

Trà với mỗi người như có mối duyên phận vô hình mà sâu xa. Có vô vàn loại trà: trà xanh, hoàng trà, bạch trà, thanh trà, hồng trà, hắc trà… trà theo vùng, các danh trà nổi tiếng không thể nào kể hết. Còn có đủ kiểu, đủ quy tắc, cách thức về pha trà, thưởng thức trà… Cho dù là bất kể nói đến loại nào, thì từng người yêu trà sẽ có cách riêng của mình để mà thưởng thức, để mà bình phẩm. Yêu trà là sự yêu thích được phát ra từ tận trong tâm, mỗi người cũng đều có thể tự thưởng thức một chén trà.

Trân quý ly trà ngon, đợi chờ người tri kỷ. Trong mắt người yêu trà, mỗi một loại trà đều có một phẩm chất khác nhau, mà mỗi người yêu thích loại trà nào, còn phải tùy thuộc vào sở thích cá nhân của người đó, tùy thuộc tâm tình vào thời khắc thưởng trà của mỗi người, mỗi loại trà khác nhau, ở những thời khắc khác nhau sẽ gây cho người thưởng thức trà những cảm thụ và lý giải khác nhau. Một bình trà ấm áp tỏa hương thơm ngát bầu bạn bên cạnh khiến cho ta cảm thấy duyên phận cuộc đời càng trở nên ý vị.

“Một mình uống là thần
Hai người uống là cảnh đẹp
Ba bốn người uống là hứng thú”…

Uống trà vốn là một loại thưởng thức làm cho cả thể xác và tinh thần đều thư thái, hạnh phúc. Khi bắt gặp cảnh chỉ có một người ngồi uống trà thôi, cũng có thể cảm nhận được cái không gian an tĩnh, nhưng lại khuyết thiếu một điều gì đó. Vài ba người cùng một chỗ uống trà đàm luận mang đến cảnh sắc sinh động, tươi vui, càng làm hương vị trà thêm phần tươi mát. Có đôi khi nâng chén trà thơm, tâm tư lại nhớ đến người, loại cảm giác này càng thêm khắc sâu, thấm đẫm trong tim. Vậy nên người ta mới có câu: “Chè tam rượu tứ”.

Bất quá có một số trà là dùng phương thức thô châm đun nấu bằng bình to lửa lớn, có một ít trà lại dùng ấm nhỏ, dùng tâm tư cẩn thận, từ từ pha tới, cũng có một ít trà dùng phương thức trân quý, ấm ngọc tách ngà mà pha nên…

Bất kể là được pha bằng phương thức nào, người yêu trà phẩm trà trong những tình huống khác nhau thì sẽ có những cảm thụ về trà cũng khác nhau.

Tinh tế mà suy ngẫm về trà, kỳ thực nhiều khi không thể nào phân ra được thế nào là ngon – dở, sang – hèn. Ngày ngày pha trà, uống trà, cứ thế dần dần rồi cũng hiểu được, trà ngon chân chính không phải cất chứa ở trong nhà chúng ta mà là ở trong chính lòng của chúng ta, ở trong cảm nhận của chúng ta, trà ngon chính là lúc cùng tri kỷ nâng chén thưởng trà, nhâm nhi từng chút rồi hàn huyên, chia sẻ về cuộc sống. Cái loại cảm giác chân thật này mới là tươi đẹp, đây mới là chân chính cảm thụ đến cảnh đẹp an tĩnh trong hưởng thụ trà.

Càng thưởng thức trà, tâm tình càng tốt đẹp, theo đó hương trà liền càng đậm. Tay nâng ly trà, tâm tư gửi đến người, cùng người uống, nước trong pha trà, nhìn những lá trà quay cuồng chuyển động trong bình, vị trà chậm rãi thêm đậm đà, nước trà đong đầy chén nhỏ, lan tỏa hơi ấm, rồi từ từ nâng chén nhấp môi, lại dần dần trở thành đậm nhạt, bình thản mà tận hưởng dư vị. Cái loại hơi thở ôn hòa đầy sức sống này làm cho người ta cảm thấy được sự hòa hợp, khoan khoái, khiến người mê luyến, cho dù lẳng lặng không lời, cứ như vậy mà uống cũng là cảnh đẹp ý vui.

Dù sao có đôi lời, nếu là người hữu duyên sẽ nghe được, nếu là người vô duyên cho dù cùng họ có nói nhiều hơn nữa cũng là vô nghĩa. Người hữu duyên cùng ta, thì sự tồn tại của ta có thể sẽ đánh thức toàn bộ cảm giác của người. Bởi vì, chỉ một lần gặp gỡ, nếu là duyên, thì chính là suốt đời gần nhau.

Một chén trà xanh an ủi năm tháng, tìm chút an nhàn ngâm thơ thưởng họa. Ngồi đếm thời gian, lắng nghe năm tháng, thời khắc trôi đi, nhưng lòng an tĩnh, luyến tiếc nửa ngày nhàn rỗi, có thể hiểu rõ rằng trong cuộc sống vội vàng kia thật khó có được một phần thư thái. Có lúc một chén trà xanh ấm nóng, tâm tư thả theo từng làn hương trà lượn lờ mà bay bổng, thực là trà xanh một chén cũng say lòng người.

Nhân sinh biến ảo chìm nổi, yên lặng nhấp một chén trà tâm nhập thiện cảnh: Sáng tỏ lý nắm không được thì buông bỏ được. Thời gian giống như ngọn gió thoảng qua, những mộng ước năm xưa cuối cùng thành dĩ vãng, sóng gió trong đời dù mãnh liệt, cuối cùng cũng lặng lẽ xếp gọn vào mộtgóc của nội tâm chính mình.

Mang trái tim năm ấy ngâm vào trong chén trà, cảm nhận đến vị ngọt bùi của nó, chính là uống cạn đắng cay mới nếm đến ngọt lành. Trong tim gieo đầy mầm xanh, thì mùa xuân không còn cách xa nữa.

Rượu có thể hâm nóng nhất thời, nhưng trà thì lại có thể ấm áp một đời. Nhân sinh nhất định là gập ghềnh, nhất định sẽ trải qua mưa gió trắc trở, cho nên nhất định trong gập ghềnh trắc trở mà cần giữ được tâm bình tĩnh.

Thưởng thức trà, như nếm trải ngũ vị nhân sinh, như nếm hương vị của sinh mệnh. Một nén hương, một ly trà chính là duyên trọn cuộc đời.

“Duyên, là trà
Duyên, cũng là người
Vì không gặp được, mới sinh tình
Đưa tình vào trà, mới hiểu ra”…

Sưu tầm
NHÂN SINH NHƯ 3 CHÉN TRÀ
0 0 51,739 1.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

CUỘC ĐỜI PHONG LƯU, THÍCH MUA VUI LẦU XANH CỦA ĐƯỜNG BÁ HỔ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
612 08:29, 05/07/2021
0 0 8,705 0.0
CUỘC ĐỜI PHONG LƯU, THÍCH MUA VUI LẦU XANH CỦA ĐƯỜNG BÁ HỔ
Bên cạnh tài năng xuất chúng, Đường Bá Hổ (thi sĩ, họa sĩ đời Minh, Trung Quốc) còn thường được nhắc đến với cuộc sống phóng túng.

Đường Dần, tự Bá Hổ (1470-1524), người Tô Châu, đời Minh. Ông là nhà thơ, nhà thư pháp, họa sĩ kiệt xuất thời ...
ẤM TỬ SA NGHI HƯNG THEO THỜI GIAN
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
611 16:24, 04/07/2021
1 2 5,327 8.0
Theo truyền tụng, Phạm Lãi là người đầu tiên tìm ra chất đất sét vùng Thái Hồ. Sau khi phá xong quân Ngô, ông về ẩn cư nơi đây, lấy việc nặn đồ gốm làm trò tiêu khiển. Thế nhưng thời đó chưa làm ấm trà.
Cứ theo những di chỉ khai quật được thì ngay từ đời Tống (920-1279) người ta đã làm ấm trà ở đất ...
ẤM TỬ SA NGHI HƯNG
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
610 16:01, 04/07/2021
0 0 5,623 0.0
Nghi Hưng là tên một huyện gần Thượng Hải, thuộc tỉnh Giang Tô. Ở đây đặc biệt có một thứ đất sét rất mịn, có chứa thạch anh, mica và nhất là chất sắt. Ðất sét đó dùng làm ấm trà không tráng men (unglazed), thường được gọi là ấm tử sa. Ðất tử sa không nhất thiết phải là màu tím đỏ mà có ba màu ...
Đời sống gia đình
609 13:52, 04/07/2021
0 0 3,800 0.0
1,1 triệu USD là giá bán bức tranh "Family Life" (Đời sống gia đình) được đấu giá tại Sotheby's Hong Kong hồi tháng 4/2017. Lê Phổ vẽ bức tranh này trong khoảng thời gian 1937-1939, chất liệu gồm mực và bột màu trộn keo trên vải bố, kích thước 82 x 66cm.

Các chuyên gia nhận định "Family Life" hấp dẫn về mặt hình ảnh, ...
Vỡ mộng
608 13:48, 04/07/2021
0 0 2,785 0.0
Cũng trong phiên đấu giá tháng 5/2019, bức "Les Désabusées" (Vỡ mộng) của Tô Ngọc Vân được bán hơn 1,1 triệu USD. Tác phẩm tranh lụa ra đời năm 1932, kích thước 92,5 x 57cm, thuộc bộ sưu tập nghệ thuật của nhà sưu tập Tuan H Pham. Tranh từng trưng bày tại triển lãm "Arts du Vietnam: La fleur du pêcher et l’oiseau d’azur" tại ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!