/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tìm hiểu kỹ thuật vẽ bích họa trong nghệ thuật thời Phục hưng nước Ý (P.1)

2508 08:37, 15/03/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Tìm hiểu kỹ thuật vẽ bích họa trong nghệ thuật thời Phục hưng nước Ý (P.1)Bích họa 'Trần nhà nguyện Sistine', (1508-1512), vẽ bởi MICHELANGELO BUONARROTI (1475-1564).
Tranh bích họa thời kỳ Phục hưng nước Ý không chỉ là những kiệt tác mỹ thuật, mà còn là những kỳ công kỹ thuật, được thực hiện bởi các bậc thầy nghệ thuật, với biết bao tâm huyết và nỗ lực mà họ đã bỏ ra để hoàn thành tác phẩm.

Vẽ tranh bích họa (Fresco) là nói về kỹ thuật vẽ tranh tường quy mô lớn. Đó là một kỹ năng bắt nguồn từ thời cổ điển nhưng đạt đến đỉnh cao như một hình thức nghệ thuật trong thời Phục hưng nước Ý.

Kỹ thuật vẽ tranh Fresco

Từ “Buon Fresco’, trong tiếng Ý có nghĩa là ‘bức bích họa tốt’, là phương pháp vẽ tranh bích họa vĩnh cửu nhất. Đây là một kỹ thuật đặc biệt khó để đạt tới thành thạo, vì họa sĩ phải làm việc với sự tự tin và tốc độ cao. Trong mỗi bức tranh bích họa, họa sĩ phải quét bột màu trộn với nước lên một lớp thạch cao ướt gọi là ‘Intonaco’ (tiếng Ý nghĩa là ‘thạch cao’). Khi nó khô đi thì các liên kết hóa học của các sắc tố với thạch cao sẽ tạo ra một hình ảnh bền lâu trong nhiều thế kỷ. Mỗi ngày, họa sĩ chỉ làm được một khu vực của ‘intonaco’, được gọi là ‘Giornata’ (tiếng Ý nghĩa là “một ngày làm việc”) được trát lên một phần của bức tường, mà người nghệ sĩ phải vẽ xong trên đó trước khi nó khô. Vì thế không có chỗ cho các lỗi, và các phần vẽ hỏng phải bị cắt đi, trát lại và vẽ lại.

Còn một kỹ thuật khác là ‘Fresco Secco’ (tiếng Ý có nghĩa là ‘fresco khô’), là một phương pháp vẽ tranh bích họa ít được dùng hơn, trong đó các sắc tố được trộn với một chất kết dính dạng keo và được bôi trực tiếp lên thạch cao khô. Kỹ thuật này có lợi thế ngắn hạn là tạo ra nhiều màu sắc rực rỡ hơn ‘buon fresco’ nhưng có độ bền kém hơn. Màu vẽ cuối cùng sẽ bong ra khỏi thạch cao, thường thì cuộc đời của bức tranh không dài hơn cuộc đời của nghệ sĩ tạo ra nó.

Trong số những ví dụ điển hình nhất của tranh bích họa trong hội họa thời Phục hưng nước Ý ta sẽ lần lượt đề cập tới 3 tác phẩm, gồm “Trần nhà nguyện Sistine” và “Phán xét cuối cùng” của Michelangelo Buonarroti, và “Bữa tối cuối cùng” của Leonardo da Vinci trong Santa Maria delle Grazie ở Milan.

Hai bức đầu tiên biểu hiện nghệ thuật bích họa ở cấp độ đỉnh cao của trường phái này, trong khi bức sau cho thấy sự nguy hiểm khi cải tiến một kỹ thuật vẽ vốn đã được thử thách và đáng tin cậy.

Michelangelo Buonarroti và Nhà nguyện Sistine

Năm 1506, Giáo hoàng Julius II lần đầu tiên gặp gỡ Michelangelo để đặt vẽ trần nhà nguyện Sistine ở Vatican. Lúc đầu, Michelangelo không muốn tham gia một dự án vẽ tranh lớn như vậy vì ông chủ yếu xem mình là một nhà điêu khắc và không tin lắm vào khả năng của mình như một họa sĩ. Đây không chỉ là một sự ủy nhiệm cực kỳ tham vọng mà nó còn là một nhiệm vụ đòi hỏi sức mạnh thể chất vô cùng lớn.

Tuy nhiên, giàn giáo để vẽ cuối cùng đã được dựng lên và Michelangelo đã bắt đầu công việc vào ngày 10 tháng 5 năm 1508. Sau một thời gian ngắn, ông buộc phải sa thải các trợ lý và một mình thực hiện ủy nhiệm theo tiêu chuẩn chính xác mà ông đặt ra. Ông đã nghĩ ra một sơ đồ kiến ​​trúc dạng ảo ảnh để đóng khung 9 cảnh tượng trung tâm lấy từ ‘Sách Sáng thế’, kết hợp với cuốn ‘Sáng tạo thế giới và Câu chuyện của Nô-ê’. Như thể nhiệm vụ vẽ hơn 300 bức hình trên trần chưa đủ khó, việc hòa hợp chúng vào các đặc điểm kiến ​​trúc của nhà nguyện đã làm cho công việc của Michelangelo khó khăn thêm gấp bội, vì phối cảnh của những hình vẽ đó sẽ phải bị bóp méo đi tương ứng để bù trừ cho những đường cong của trần nhà.

Liền kề với mỗi cảnh tượng trung tâm là các hình của 5 nhà Tiên tri Do Thái và 5 bà đồng ngoại giáo, mỗi người đều có ngai vàng của riêng họ. Họ lần lượt được xen kẽ bởi 8 vị tổ tiên của Chúa Kitô, được vẽ lồng trong những chiếc cửa sổ nhỏ hình bán nguyệt. Phía trên ngai vàng của mỗi nhà tiên tri và bà đồng có một cặp “Ignudi” (những người khỏa thân cổ điển lý tưởng hóa, đại diện cho các thiên thần) nâng đỡ các huy hiệu lớn bằng đồng được xâu chuỗi từ các vòng hoa và hạt dẻ. Để định vị những hình vẽ của mình, Michelangelo đã vẽ bốn mắt cửa ở bốn góc của trần nhà, minh họa cho những câu chuyện kịch tính về các vị anh hùng trong Kinh Cựu Ước.

Hình ảnh mang tính biểu tượng nhất trên ​​trần nhà nguyện Sistine và cũng là một trong những hình ảnh được tái tạo nhiều nhất trong lịch sử nghệ thuật là ‘Sự sáng tạo ra Adam‘. Đó là một cảnh trong mái vòm trung tâm mô tả khoảnh khắc bàn tay của Chúa truyền sự sống vào cơ thể chưa có sức sống của Adam. Một sự gia tăng sức mạnh siêu nhiên được thiết lập giữa Thiên Chúa và Con Người khi ngón tay trỏ của họ chạm vào nhau trong một chuyển động đối gương, phản ánh ý tưởng rằng ‘Thiên Chúa tạo ra con người dựa theo hình dạng của chính mình‘.

Chúa trời mà Michelangelo đã vẽ là một hình ảnh mạnh mẽ trong Kinh Cựu Ước, trong một chiếc túi lớn cùng với các thiên thần bay lượn. Hình dạng cấu tạo của nhóm thiên thần này giống như mặt cắt ngang của bộ não con người, ngụ ý rằng tâm hồn con người được liên kết với thiên đàng khi trong trạng thái thăng hoa.

Từ dưới cánh tay che chở của Thiên Chúa, một hình ảnh phụ nữ dịu dàng nhìn thẳng vào Adam với sự tò mò hơn các thiên thần khác. Những thiên thần còn lại thì chú ý hơn tới việc hỗ trợ Đấng Tạo Hóa. Qua cái nhìn tò mò đó, Michelangelo có thể muốn gợi ý rằng đó là hình ảnh của Eva đang chờ đợi chính mình được Chúa sáng tạo, và nhờ đó hoàn thành việc minh họa cho đoạn văn từ ‘Sáng thế ký’, như sau: “Vì thế, Thiên Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của chính Ngài; trong hình ảnh của Thiên Chúa, Ngài đã tạo ra con người; cả nam và nữ, Ngài đã tạo ra họ”.

Việc Michelangelo tỏ rõ mình chủ yếu là một nhà điêu khắc thể hiện trong việc vẽ các hình ảnh của mình theo đúng luật xa gần, với các đường nét sao chép lại các hình dạng ba chiều khi chúng xoắn và xoay trong không gian. Các đường nét vẽ không chút do dự và hình thức biểu hiện khỏe khoắn, kết hợp với một loạt các tư thế dữ dội của cơ thể khiến người xem kinh ngạc và chứng tỏ kỹ năng tuyệt vời của ông. Chuyển động thân thể và cơ bắp của hình tượng ‘Sybil Libya‘ là một ví dụ hoàn hảo về những đặc trưng này.

(còn tiếp)

Uống Trà Thôi
Theo DKN
Tìm hiểu kỹ thuật vẽ bích họa trong nghệ thuật thời Phục hưng nước Ý (P.1)Bích họa ‘Trần nhà nguyện Sistine’, (1508-1512), và ‘Phán xét cuối cùng’, (1536-1541), vẽ bởi MICHELANGELO BUONARROTI (1475-1564).
Tìm hiểu kỹ thuật vẽ bích họa trong nghệ thuật thời Phục hưng nước Ý (P.1)Hình ‘Delphic Sibyl’ trên trần nhà nguyện Sistine, 1508 -1512, vẽ bởi MICHELANGELO BUONARROTI (1475-1564).
Tìm hiểu kỹ thuật vẽ bích họa trong nghệ thuật thời Phục hưng nước Ý (P.1)Bích họa ‘Trần nhà nguyện Sistine’, 1508 -1512, vẽ bởi MICHELANGELO BUONARROTI (1475-1564).
Tìm hiểu kỹ thuật vẽ bích họa trong nghệ thuật thời Phục hưng nước Ý (P.1)Hình ‘Sự sáng tạo ra Adam’ từ trần nhà nguyện Sistine, 1508 – 1512 (bích họa), vẽ bởi MICHELANGELO BUONARROTI (1475-1564).
Tìm hiểu kỹ thuật vẽ bích họa trong nghệ thuật thời Phục hưng nước Ý (P.1)Hình ảnh ‘Sybil Libya’ trên trần nhà nguyện Sistine, 1508 -1512 (bích họa), vẽ bởi MICHELANGELO BUONARROTI (1475-1564).
0 0 8,627 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

BÁT ĐẠI SƠN NHÂN 八大山人 (1626 – 1705)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3417 13:33, 09/08/2024
0 0 1,467 0.0
Trong lịch sử hội họa Trung Quốc, có hai danh họa thực sự bị điên theo đúng nghĩa đen. Một là Từ Vị đời Minh, hai là Bát Đại Sơn Nhân đời Thanh. Cuộc đời hai "cuồng họa gia" này thấm đẫm những bi kịch của thời đại, có lẽ điều đó đã tác động đến tâm lý và hành vi khiến họ có những biểu hiện cuồng ...
Những tác phẩm hội họa bí ẩn nổi tiếng trường tồn với thời gian!
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3401 09:01, 02/08/2024
0 0 1,619 0.0
Họa sĩ kiệt xuất Hieronymus Bosch (1450 – 1516) người Hà Lan theo phong cách “hậu Gothic”, được biết đến như là đại diện Bắc phái của thời kỳ văn nghệ tiền Phục Hưng. Phong cách nghệ thuật của Bosch thường được mô tả là kỳ bí và ám ảnh. Rất khó hiểu được nội hàm và ý nghĩa trong những tác phẩm của ...
Bức chân dung tự hoạ bị giấu kín 63 năm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3398 15:51, 29/07/2024
1 0 1,692 0.0
Tròn 10 năm sau khi hoạ sĩ người Anh nổi tiếng thế kỷ 20, Norman Cornish qua đời, bức chân dung tự hoạ của ông được tìm thấy ở mặt sau của một tác phẩm nghệ thuật khác.

Nhằm chuẩn bị cho cuộc triển lãm sắp tổ chức, chuyên gia bảo quản tại bảo tàng Anh tháo tấm gỗ ở mặt sau bức tranh của Norman Cornish (1919-2014). ...
Bộ tranh 12 tháng từng treo trong cung điện Càn Long
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3391 11:22, 23/07/2024
0 0 1,346 0.0
Bảo tàng Cố cung ở Đài Loan triển lãm tranh về 12 tháng, từng được treo trong cung điện thời vua Càn Long, Trung Quốc.

Theo The Paper, Thập nhị nguyệt nguyệt lệnh đồ được trưng bày ở Bảo tàng Cố cung Đài Bắc từ tháng 7 đến ngày 22/9. Bộ tranh tái hiện khung cảnh trong và ngoài cung đình từ tháng một âm lịch đến ...
BÌNH PHONG KHẢM TRIỀU NGUYỄN - NƠI ĐÔNG TÂY HỘI NGHỘ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3387 13:49, 18/07/2024
0 0 1,545 0.0
Chiếc bình phong khảm được làm năm 1877, cuối thế kỷ 19, thời Tự Đức thứ 30 với đề tài kiến trúc Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội

(Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn gọi tắt Nhà thờ Đức Bà)

Tổng kích thước với Chiều cao: 150cm, Chiều rộng: 60cm, cân nặng khoảng 30kg cùng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!