/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tìm hiểu kỹ thuật vẽ bích họa trong nghệ thuật thời Phục hưng nước Ý (P.2)

2517 08:45, 18/03/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Tìm hiểu kỹ thuật vẽ bích họa trong nghệ thuật thời Phục hưng nước Ý (P.2)Bích họa 'Bữa tối cuối cùng', 1495-1597, (hỗn hợp màu keo và sơn dầu), vẽ bởi LEONARDO DA VINCI (1452-1519).
Tranh bích họa thời kỳ Phục hưng nước Ý không chỉ là những kiệt tác mỹ thuật, mà còn là những kỳ công kỹ thuật, được thực hiện bởi các bậc thầy nghệ thuật, với biết bao tâm huyết và nỗ lực mà họ đã bỏ ra để hoàn thành tác phẩm.

Michelangelo và ‘Phán xét cuối cùng’ (1536-1541)

24 năm sau khi hoàn thành vẽ trần nhà nguyện Sistine, Giáo hoàng Clement VII lại ủy thác cho Michelangelo vẽ một bức tranh lớn trên toàn bộ bức tường (nơi đặt bệ thờ) có kích thước 13,7m x 11,9m. Theo Giorgio Vasari, người viết tiểu sử thế kỷ 16 của các nghệ sĩ thời Phục hưng Ý, vào ngày Giáng sinh năm 1541 Michelangelo đã mở màn che của bức bích họa ‘Phán xét cuối cùng‘ mà ông đã vẽ. Đó là một hình ảnh đáng sợ về sự đày đọa và phục sinh, thậm chí còn vượt qua những bức tranh trên trần nhà về sự điêu luyện tuyệt vời và sức mạnh đầy kịch tính của câu chuyện mà nó mô tả.

Hình ảnh rạng rỡ của Chúa Giêsu nằm ở vị trí trung tâm của bố cục, bao quanh bởi các tông đồ của ông và các nhà tiên tri. Khi Chúa giơ cánh tay phải kết án những kẻ tội lỗi và buộc chúng chuyển sang bên trái, đức mẹ Mary của Ngài nhớ lại trong nỗi sợ hãi về sự đày đọa đời đời sẽ dành cho những kẻ tội đồ đó. Đây không còn là hình ảnh nhẹ nhàng bày tỏ sự khiêm nhường và đầy nhân tính của Chúa Giêsu và Thánh Phanxicô như trong tranh của các họa sĩ Giotto và Assisi vào thế kỷ 13. Đây là một Chúa Giêsu như mô tả trong sách Khải huyền, mang theo vẻ đáng sợ của lửa và diêm sinh, phản ánh uy quyền của thiết chế nhà thờ.

Bên dưới hình của Chúa Giêsu, bảy thiên thần của Khải huyền cất lên lời kêu gọi phán xét nhân loại. Bên trái của họ (theo hướng nhìn của người xem) là những linh hồn được cứu rỗi, thăng từ những ngôi mộ của họ lên nhận phần thưởng là vị trí trên thiên đàng, dù cho đối với một số người trong bọn họ dường như đó là một cuộc leo núi khá khó khăn.

Bên phải bảy thiên thần là những kẻ tội đồ bị lũ quỷ kéo xuống bờ sông Styx, nơi Charon và những ác quỷ của hắn ta đang hung dữ lùa những linh hồn tuyệt vọng của họ về phía cổng Địa ngục.

Ngay cả trước khi tác phẩm của Michelangelo kết thúc, vẫn còn có những người phản đối cách nhìn của ông về sự kiện ‘Phán xét cuối cùng’. Các phản đối đó chủ yếu dựa trên lý do, rằng các ảnh khoả thân có thể chấp nhận được từ quan điểm tự do của Chủ nghĩa Nhân văn thời Phục hưng, nhưng trong bối cảnh của cuộc Cải cách phản Công giáo, nhiều người cho rằng không phù hợp khi dùng nó để trang trí nhà thờ.

Giáo hoàng Paul III – người tiếp tục hỗ trợ dự án sau cái chết của Julius II – đã đến xem bức bích họa khi nó sắp hoàn thành. Ông được tháp tùng bởi Biagio da Cesena – Giáo chủ về nghi lễ – và đã hỏi ý kiến ​​của ông ta về công trình nghệ thuật này. Da Cesena đã trả lời rằng đó là một điều ‘không thể tin được ở một nơi tôn kính như vậy mà lại có quá nhiều hình ảnh khoả thân thể hiện một cách khiếm nhã đến vậy sự ô danh của họ. Đó không phải là một tác phẩm cho nhà nguyện của giáo hoàng mà là cho một nhà tắm hoặc quán rượu‘. Michelangelo, dễ hiểu là khi đó đã bị xúc phạm nặng nề về nhận xét này, nên đã trả đũa thẳng thừng Da Cesena bằng cách vẽ luôn ông ta vào khu vực chết chóc của bức bích họa, trong hình tượng Minos – thẩm phán của thế giới ngầm bị quấn trong cái đuôi quỷ quái của chính ông ta.

Tuy nhiên, khiếu hài hước của Michelangelo không chỉ theo một chiều khi ông cũng áp dụng nó lên bản thân. Ngay bên dưới hình tượng của Chúa Giêsu, Thánh Bartholomew có thể được thấy đang ngồi trên một đám mây, giữ trong tay lớp da bị tuột ra từ chính thân thể mình (theo các truyền thuyết xung quanh cái chết của vị Thánh này, ông ta đã bị lột da sống). Michelangelo có một sự bất an sâu sắc về ngoại hình của chính mình, nên đã vẽ bức chân dung méo mó của mình vào bức bích họa, thể hiện trên làn da mặt chảy xệ của Thánh Bartholomew.

Một năm sau khi Michelangelo qua đời, Giáo hoàng Pius IV đã ban hành các hướng dẫn để vẽ đè lên những khu vực tranh khỏa thân gây nhiều tranh cãi. Công việc này sau khi được thực hiện bởi Daniele da Volterra đã mang lại cho ông ta “danh hiệu đáng khinh” là “nhà sản xuất quần ống túm”. Thật không may, sự việc “mặc quần cho tác phẩm” chưa dừng lại ở đó, khi những thay đổi tiếp theo được thực hiện trong các thế kỷ 17 và 18.

Bất chấp sự mạo phạm như thế trong lịch sử tới tác phẩm bậc thầy này, nó đã không mất đi tác dụng của một kiệt tác nghệ thuật và tiếp tục làm chấn động khách thăm quan ngày nay, với sự kinh ngạc dành cho họ cũng lớn không kém những người đã tham dự lễ công bố tác phẩm này vào năm 1541.

- Leonardo da Vinci và ‘Bữa tối cuối cùng’

Bức bích họa ‘Bữa tối cuối cùng’ của Leonardo da Vinci là bức tranh lớn nhất và bức bích họa duy nhất của ông tồn tại tới ngày nay. Leonardo là người đã hiện thực hóa ý tưởng rằng con người thời Phục hưng là những người hoàn thiện trong nhiều lĩnh vực. Ông được ghi nhận là có tinh thần thử nghiệm trong nghệ thuật. Minh chứng cụ thể chính là bức tranh này trên bức tường phòng ăn của tu viện Santa Maria delle Grazie ở Milan, nơi ông đã đi chệch khỏi phương pháp vẽ tranh tường truyền thống. Mục đích của ông là cố gắng tăng sức mạnh của các màu sắc và tông màu trong bích họa. Thay vì vẽ trên thạch cao ướt như truyền thống khiến ông phải vẽ rất nhanh, ông đã sử dụng thử nghiệm kỹ thuật ‘fresco secco‘, vẽ thẳng hỗn hợp màu keo trộn với sơn dầu lên bề mặt thạch cao khô. Cách vẽ này giúp kéo dài thời gian phơi khô của chất liệu vẽ, nên cho phép ông tạo ra các hỗn hợp tông màu đặc trưng của riêng ông và điều chỉnh bản vẽ dễ dàng hơn.

Phương pháp này tương tự như một kỹ thuật mà ông đã sử dụng thành công trên các bức tranh trên nền gỗ, nhưng không phù hợp với bề mặt thạch cao khô kém ổn định. Thật không may cho ông, tác phẩm này bắt đầu xuống cấp ngay trong cuộc đời của người nghệ sĩ. Những gì chúng ta thấy ngày nay là tổng hợp của một số lần phục chế, trong đó có cả những chỗ tốt và những chỗ xấu. Tuy nhiên, bức bích họa ‘Bữa tối cuối cùng’ vẫn được cho là tác phẩm vĩ đại nhất của Leonardo – trong đó họa sĩ đã sử dụng một loạt các yếu tố thị giác và tâm lý để lôi cuốn người xem vào kịch bản của nó, bao gồm:

Hình thức phối cảnh một điểm đầy kịch tính, tạo ra phần mở rộng hình ảnh với cảm giác như thật cho chính căn phòng ăn của tu viện. Điều này cho phép người xem cảm nhận cảnh tượng như một sự tiếp nối của không gian thực, như thể họ thực sự có mặt tại sự kiện lớn này.

Nguồn ánh sáng chiếu vào bức tranh từ bên trái, tương ứng với ánh sáng tự nhiên qua cửa sổ của căn phòng, củng cố cảm giác thực tế của cảnh tượng.

Ngôn ngữ cơ thể của các nhân vật, những người đang phản ứng trong cú sốc tâm lý khi nghe thấy câu nói đầy kịch tính của Jesus: “Tôi phải nói thật với mọi người rằng, một người trong số các bạn sẽ phản bội tôi”. Các nhân vật trong tranh biểu thị đầy đủ các loại cảm xúc, từ bất ngờ, hoài nghi, quan tâm, tới buồn bã, sợ hãi và phẫn nộ.

Phiên bản ‘Bữa tối cuối cùng’ của Leonardo là bức tranh đầu tiên thuộc chủ đề này mà kẻ phản bội Judas được sắp đặt ngồi lẫn giữa các tông đồ khác. Trong các phiên bản trước đó của các nghệ sĩ khác, Judas thường được để ngồi một mình ở phía cạnh bàn gần với người xem để họ có thể dễ dàng nhận ra hắn. Leonardo đã phá bỏ thông lệ này, khi dựng lên một chân dung bộc lộ biểu hiện và tâm lý xấu xa của Judas, khiến cho người xem không nghi ngờ gì về đó chính là hắn:

Judas có tầm mắt thấp nhất trong bức tranh so với các nhân vật khác, phản ánh ngưỡng đạo đức thấp kém của hắn ta.

Hình bóng tối tăm của hắn ta tương phản với gương mặt sáng sủa hơn của các tông đồ khác. Họa sĩ đã thông qua sử dụng các sắc thái của ánh sáng và bóng tối để tượng trưng cho đức hạnh hoặc suy đồi.

Judas thu mình lại trong một phản ứng của thân thể, do cảm giác tội lỗi khi nghe thấy tuyên bố của Chúa Giêsu và do đó đã vô tình làm đổ lọ muối, một biểu tượng của sự phản bội rõ ràng của hắn ta.

Nắm tay hắn siết chặt một chiếc ví đựng tiền, là thuộc tính không thể nhầm lẫn về sự phản bội, bán rẻ Chúa của hắn.
Leonardo da Vinci sở hữu một kiến ​​thức và hiểu biết vô song về giải phẫu cơ thể người, kết hợp với kỹ thuật vẽ tranh thượng thừa, cho phép ông tạo ra những bức chân dung và bố cục có một chiều sâu về trí tuệ và tâm lý hoàn toàn mới mẻ đối với thế giới nghệ thuật đương thời.

Uống Trà Thôi
Theo DKN
Tìm hiểu kỹ thuật vẽ bích họa trong nghệ thuật thời Phục hưng nước Ý (P.2)Bích họa ‘Phán xét cuối cùng’, 1536-1541, vẽ bởi MICHELANGELO BUONARROTI (1475-1564).
Tìm hiểu kỹ thuật vẽ bích họa trong nghệ thuật thời Phục hưng nước Ý (P.2)Chi tiết phần dưới của bức bích họa ‘Phán xét cuối cùng’, 1536-1541, vẽ bởi MICHELANGELO BUONARROTI (1475-1564).
Tìm hiểu kỹ thuật vẽ bích họa trong nghệ thuật thời Phục hưng nước Ý (P.2)Thánh Bartholomew trong bích họa ‘Phán xét cuối cùng’, 1536-1541, vẽ bởi MICHELANGELO BUONARROTI (1475-1564).
Tìm hiểu kỹ thuật vẽ bích họa trong nghệ thuật thời Phục hưng nước Ý (P.2)Bích họa ‘Bữa tối cuối cùng’, 1495-1597, (hỗn hợp màu keo và sơn dầu), vẽ bởi LEONARDO DA VINCI (1452-1519).
Tìm hiểu kỹ thuật vẽ bích họa trong nghệ thuật thời Phục hưng nước Ý (P.2)Chi tiết các nhân vật Judas, Peter và John trong bức bích họa ‘Bữa tối cuối cùng’, 1495-1597. (hỗn hợp màu keo và sơn dầu), vẽ bởi LEONARDO DA VINCI (1452-1519).
0 0 6,982 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Các bức tranh cực thực đẹp hơn ảnh chụp
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1516 09:46, 29/12/2021
0 0 6,293 0.0
Tranh vẽ nhưng đẹp và giống hơn ảnh chụp, là điều hấp dẫn và sửng sốt với người xem khi tới phòng tranh của nhóm họa sĩ Hiện thực. 37 bức tranh đang được bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội đến hết ngày 2/1.

Uống Trà Thôi
Theo anninhthudo.vn
Họa sĩ Lê Thiết Cương giữa tối giản và cực đoan
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1508 11:02, 26/12/2021
0 0 5,176 0.0
Họa sĩ Lê Thiết Cương đánh dấu cột mốc bước vào tuổi ‘tri thiên mệnh’ bằng Triển lãm 40 cùng họa sĩ Hoàng Phương Vỹ tại Hà Nội từ 22/12/2021 đến 2/1/2022.

Họa sĩ Lê Thiết Cương sinh năm 1962 tại Hà Nội. Họa sĩ Lê Thiết Cương là con trai của nhà thơ – nhà biên kịch Lê Nguyên. Ở giới mỹ thuật Việt Nam ...
Những bức tranh lịch gửi gắm khát vọng hạnh phúc và bình yên
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1498 08:52, 24/12/2021
0 0 7,605 0.0
Khát vọng Việt Nam” là tinh thần chung của 59 bức tranh - 59 tuần trong bộ lịch mới của Báo Nhân Dân, với sự lạc quan về 1 năm mới hạnh phúc và bình yên gửi tới người xem. Từ khát vọng ấy, mùa xuân của những sắc màu tươi sáng, của niềm tin và tình yêu đã được các họa sĩ tạo ra.

Lan tỏa tinh thần lạc ...
Thư pháp Arab được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1494 09:03, 22/12/2021
0 0 6,229 0.0
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vừa đưa thư pháp Arab, một nghệ thuật truyền thống quan trọng của thế giới Arab và Hồi giáo, vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể.

Trong thông báo đăng tải trên trang mạng chính thức, UNESCO đánh giá thư pháp Arab là phương thức thực hành nghệ ...
Triển lãm Màu nước Quốc tế mùa thu 2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1486 08:58, 20/12/2021
0 0 5,704 0.0
Trưa 18-12, triển lãm Màu nước Quốc tế mùa thu 2021 do Hiệp hội Màu nước Quốc tế (IWS), Hiệp hội Màu nước Quốc tế chi nhánh tại Việt Nam (IWS Việt Nam), Vietnam Watercolor Art và Câu lạc bộ Màu nước Sài Gòn tổ chức, khai mạc tại Hội Mỹ thuật TPHCM.

Triển lãm Màu nước Quốc tế mùa thu 2021 là sự kiện quốc tế ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!