/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Vùng trà Shan tuyết mùa xuân

2526 08:40, 22/03/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Vùng trà Shan tuyết mùa xuân
Chè Shan tuyết từ nhiều năm qua được ví như “vàng xanh” của núi rừng. Vào mùa xuân, những rừng chè Shan vươn mình nảy những mầm non đầu tiên, cho ra những búp chè non xanh mướt, tạo nên thương hiệu đặc biệt riêng có của núi rừng.

Núi rừng Đông – Tây Bắc có điểm chung khi sở hữu những rừng trà Shan cổ thụ hàng trăm năm tuổi, rải đều khắp Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La hay Điện Biên. Đến với mỗi vùng trà là cơ hội biết thêm một lối chế biến trà, tận mắt ngắm nhìn những cây trà Shan tuyết cổ thụ cao ngất, khám phá những điều mới lạ của vùng trà cổ thụ Việt Nam, hấp dẫn không kém bất kỳ chuyến du lịch trà nào trên thế giới.

Được thừa hưởng khí hậu vùng núi cao quanh năm mát mẻ, nhiều mây mù nên những vùng đất Đông Bắc, Tây Bắc có rất nhiều rừng chè Shan tuyết cổ thụ, tuổi thọ cao đến 400 tuổi. Tập trung chủ yếu ở những vùng có độ cao trên 1000m trở lên so với mực nước biển, cây chè sinh trưởng tự nhiên, phát triển trong môi trường sạch, hoàn toàn không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng. Việc thu hoạch và khai thác cũng hoàn toàn tự nhiên, đã tạo nên chất lượng đặc thù của sản phẩm chè Shan tuyết không chỉ chinh phục được người tiêu dùng mà cả với những người sành thưởng thức trà. Hiện nay, sản phẩm Chè Shan tuyết ngoài tiêu thụ tại các thị trường lớn trong nước như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh… còn có mặt tại 3 châu là châu Âu, châu Á, châu Mỹ và trên 20 Quốc gia.

Vào mùa xuân, con đường vào rừng chè Shan hiện lên một màu xanh của rừng chè mờ mờ trong làn sương mù mờ mịt. Sau tết, thời tiết ấm dần lên, là lúc cây chè nứt nanh, nhú lộc xanh. Chính những khắc nghiệt của mùa đông vùng cao, với nắng gió, sương mù, khiến chất trà Shan tuyết càng thêm khác biệt.

Không giống như những cây chè ở cùng trung du, việc thu hái chè Shan tuyết trên các đỉnh núi cao thường được thu hoạch từ 3 đến 4 lần trong năm. Cuối tháng 3 đầu tháng 4, người ta bắt đầu hái vụ chè đầu tiên (thời điểm chè cho sản lượng cao nhất), vụ thứ hai vào tháng 5 và tháng 6, vụ thứ ba vào tháng 8 và vụ thứ tư vào tháng 10 đến tháng 11.

Vụ xuân được coi là vụ thu hoạch lớn nhất và cho sản lượng tốt nhất trong năm. Bởi sau một mùa đông buốt giá, khi những cây chè đón những tia nắng đầu tiên chào mùa xuân đến thì cũng là lúc những búp chè xanh mơn mởn xuất hiện đằng sau lớp áo trắng đang dần mờ. Những lớp sương tuyết dần tan nhưng đọng lai trên mỗi búp chè tinh túy của đất trời.

Đi theo bước chân của những cô gái người Mông, men theo các khe suối, đi qua rừng cây hiểm trở để được chiêm ngưỡng hình ảnh vô cùng hung vĩ của của những cây chè Shan tuyết cổ thụ sừng sững trên các đỉnh núi cao. Có những cây chè đã hàng ngàn năm tuổi, thấm đượm gió sương của vùng núi quanh năm sương mù bao phủ, chính bởi vị trí địa hình đó mà những cây chè cổ thụ luôn hứng trọn tinh túy đất trời. Những tán chè xanh mơn mởn dang rộng tán để đón những tia nắng, những cơn gió mang theo những giọt nước li ti lấp lánh.

Một điều đặc biệt làm nên hương vị tuyệt hảo của trà Shan tuyết, đó là cách hái chè của người Mông. Búp chè ngon nhất là búp chè được hái từ buổi sớm, khi mà các giọt sương đêm vẫn còn đọng lại trên những búp chè xanh. Khi những búp chè xanh non còn ướt hơi sương được sanh cho ráo sau đó sẽ được sấy luôn trong ngày để giữ được trọn hương vị ngọt thanh, tươi mới của chè. Khi sao, những búp chè cổ thụ còn nổi “tuyết trắng” (mao chè), đó là sinh khí của đất trời.

Uống Trà Thôi
Theo Tạp chí kinh tế
0 0 4,565 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

LỤC VŨ PHA TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3185 22:58, 15/02/2024
1 0 1,795 10.0
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, ...
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3181 22:58, 12/02/2024
0 0 1,991 0.0
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước ...
Lược Sử Của Trà (P6): Trà Thời Nhà Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3178 23:22, 08/02/2024
0 0 1,776 0.0
Vào thời nhà Nguyên, văn hóa trà không phát triển quá nổi bật nhưng lại có ý nghĩa kết nối giữa hai thời đại phát triển quan trọng của trà, đó là thời Tống của quá khứ và thời Minh trong tương lai. Vào cuối thời nhà Nguyên, đã có sự xuất hiện của trà lá rời, cũng như sự hoàn thiện của phương pháp sản ...
Nguồn gốc cách đặt tên các loại trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3174 08:46, 06/02/2024
0 0 1,854 0.0
Theo những thống kê ban đầu thì cả thế giới có khoảng 3.000 giống và chi trà khác nhau. Thế nên tên của trà cũng muôn màu muôn vẻ. Có một số loại danh trà thì có cả một truyền thuyết hay câu chuyện lịch sử đằng sau cái tên, có loại thì cái tên đơn giản chỉ là mô tả ngoại hình hay nơi cây trà lớn lên. Tên ...
Lược Sử Của Trà (P5): Trà Thời Nhà Tống – Điểm Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3167 21:13, 02/02/2024
0 0 2,109 0.0
Dưới thời nhà Tống, Thiền tông trở thành tông phái Phật giáo lớn nhất và có mối quan hệ sâu rộng với chính quyền. Đạo giáo cũng trở thành tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn, đặc biệt đối với tầng lớp tu sĩ muốn tu tiên để cầu trường sinh. Cả hai tôn giáo này đều coi trọng trà, vì thế vai trò và tầm quan ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!