/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Bức tranh hơn 200 m về chuyến đi tuần của vua Khang Hy

2533 08:41, 24/03/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Bức tranh hơn 200 m về chuyến đi tuần của vua Khang HyKhang Hy đứng trên núi, được hầu cận che ô. Ảnh: The Value
Tranh "Khang Hy nam tuần", dài 213 m, tái hiện cuộc đi tuần của hoàng đế thời Thanh và cuộc sống của người dân.

Theo The Value, bức tranh là một trong tác phẩm giá trị nhất hội họa cổ đại cả về lịch sử lẫn nghệ thuật. Tác phẩm xoay quanh chuyến đi tuần của hoàng đế Khang Hy (1654-1722) về phía nam Trung Quốc năm 1689 để thị sát đê điều, tìm hiểu cuộc sống, phong tục các địa phương. Nhà vua công du còn nhằm làm dịu các luồng ý kiến phản Thanh ở khu vực này, thể hiện ông là quân vương chăm lo cuộc sống bách tính.

Hoàng đế đi tuần phía nam là hoạt động chính trị quy mô lớn, cần được ghi lại kỹ lưỡng. Vì vậy, triều đình ra lệnh các họa sĩ tái hiện hành trình của vua. Nhiệm vụ do Phủ Nội vụ thực hiện, tổng giám sát là Tào Thuyên - viên quan thuộc gia tộc có mối quan hệ mật thiết với hoàng thất. Các họa sĩ tham gia gồm Vương Huy, Tống Tuấn Nghiệp, Dương Tấn, Vương Vân, Lãnh Mai, Từ Mai, Cố Phưởng. Trong đó, Vương Huy là người lên ý tưởng, chỉ đạo cấu tứ. Họ vẽ tổng cộng 12 tranh cuộn về chuyến đi năm 1689, tác phẩm hoàn thành trong sáu năm.

Theo quy định triều đình, đối với các công trình quan trọng, họa sĩ phải vẽ phác thảo để hoàng đế duyệt, sau đó mới thực hiện bản chính. Khang Hy nam tuần cũng theo quy trình như vậy. 12 tranh cuộn chiều ngang 68 cm, chiều dài không đồng đều - bức ngắn nhất 14 m, dài nhất 26 m. Tất cả được vẽ trên lụa được dệt riêng phục vụ tác phẩm. Loại lụa chất liệu mịn và óng, đòi hỏi nghệ nhân tay nghề cao.

Tác phẩm được đánh giá đồ sộ và huy hoàng, tái hiện quá trình di chuyển của nhà vua và tùy tùng, tập trung vào các điểm dừng chân quan trọng như Tế Nam, Thái Sơn, Tô Châu, sông Tiền Đường... Với tổng chiều dài hơn 200 m, tranh khắc họa hơn 10.000 nhân vật, hơn 1.000 con vật như trâu, bò, ngựa. Xuyên suốt là các con sông, dãy núi, các hộ kinh doanh đủ ngành nghề. Chiều dài bức tranh thuộc hàng hiếm có trong lịch sử hội họa cổ đại.

Hình ảnh Khang Hy chỉ xuất hiện một lần ở mỗi cuộn tranh, tỷ lệ nhân vật hoàng đế lớn hơn so với những người khác, làm nổi bật địa vị. Nhiều đoạn phản ánh kinh tế, văn hóa đương thời. Do vậy, bức tranh cũng là tư liệu lịch sử quan trọng trong nghiên cứu xã hội thời Thanh.

Về cấu trúc, tranh kế thừa cách trình bày của Trương Trạch Đoan ở tác phẩm Thanh minh thượng hà, thời Tống. Mỗi cuộn có thể trở thành bức tranh độc lập. Khi ghép với nhau, 12 cuộn tạo thành hành trình xuyên suốt qua các địa phương hoàng đế ghé qua.

Sau khi Khang Hy qua đời, tác phẩm được đưa tới Thọ Hoàng Điện ở núi Cảnh Sơn, Bắc Kinh để thờ phụng. Bức tranh nằm ở đây gần 200 năm. Năm 1900, liên quân tám nước tấn công Bắc Kinh, Thọ Hoàng Điện trở thành nơi đóng quân của liên quân. Nhiều bảo vật triều đình bị đưa đi nơi khác. Từ đó, Khang Hy nam tuần bị tách rời.

Trải qua hơn 300 năm, đến nay Khang Hy nam tuần không còn trọn vẹn, phân tán ở nhiều nơi trên thế giới. Bảo tàng Cố cung ở Bắc Kinh lưu giữ năm cuộn. Cuộn thứ hai, thứ tư hiện nằm ở Bảo tàng Guimet (Pháp), cuộn thứ ba hiện thuộc Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan (Mỹ). Một cuộn ở bảo tàng tại Canada, các cuộn thứ năm, sáu và tám chưa được công bố tung tích.

Những năm gần đây, các phần của cuộn thứ sáu dần lộ diện. Theo nguồn tin của The Value, phần này được một tướng quân đưa tới Paris. Ban đầu, một đoạn của cuộn tranh treo trong nhà tướng quân, ba đoạn khác được chia cho những người thừa kế. Tiếp đó, tranh lại bị cắt nhỏ để chia cho những người khác, dẫn đến cuộn thứ sáu bị phân thành bảy phần dài ngắn khác nhau.

Năm 2016, phần thứ bảy của cuộn xuất hiện ở phiên đấu giá do Sotheby's tổ chức ở New York. Nhà sưu tầm giấu danh tính mua bức tranh với giá hơn 9,5 triệu USD.

Năm 2020, Sotheby's Hong Kong tổ chức triển lãm toàn bộ cuộn thứ sáu. Bảy phần của cuộn được nối lại sau hơn 100 năm. Các chủ sở hữu cuộn sáu chỉ đồng ý triển lãm tác phẩm, không đưa ra đấu giá.

Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
Bức tranh hơn 200 m về chuyến đi tuần của vua Khang HyMột phần của cuộn bảy bức tranh, tái hiện cảnh đoàn người từ Vô Tích tới Tô Châu năm 1689.
Bức tranh hơn 200 m về chuyến đi tuần của vua Khang HyBốn trong số bảy phần của cuộn thứ sáu "Khang Hy nam tuần". Ảnh: Sotheby's
0 0 5,393 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

“NGƯỜI VIẾT QUỐC CA” VẼ TRANH CHÂN DUNG “NGƯỜI VẼ QUỐC KỲ”
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1572 08:37, 29/01/2022
0 0 6,224 0.0
Một lần, rất tình cờ tôi được anh Ngô Quỳnh Dũng, con trai họa sĩ Ngô Mạnh Quỳnh tặng cho cuốn sách “Văn nghệ và kháng chiến qua ống kính Trần Văn Lưu” do tác giả Nguyễn Huy Thắng và Trần Chính Nghĩa (con trai ông Trần Văn Lưu), NXB Kim Đồng, xuất bản năm 2018. Sách tập hợp nhiều ảnh tư liệu quý về hoạt động ...
NGUYỄN GIA TRÍ – “TÔI LÀ NHÀ TIÊN TRI”
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1569 09:09, 25/01/2022
0 0 5,026 0.0
Bố tôi – thi sĩ Lê Đại Thanh là bạn học ngồi cùng bàn với bác Nguyễn Gia Trí hồi còn học tiểu học và trung học thời Pháp thuộc. Bố tôi kể: “Ngay hồi đó, tới giờ vẽ bố chỉ vẽ được một con mèo, trong khi đó ông ấy đã vẽ minh họa được truyện ‘Con yêu râu xanh’. Tranh được treo ở trường. Một thời ...
Bức vẽ hổ giấu mặt giá hơn bốn triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1561 11:40, 19/01/2022
0 0 5,438 0.0
Bức vẽ hổ giấu mặt giá hơn bốn triệu USD
Tranh hổ chỉ có phần lưng và đuôi bị nhiều người chê "như mèo ốm" nhưng giá hơn 32 triệu HKD (4,1 triệu USD).

Theo Artron, bức Hổ là một trong tác phẩm gây tranh cãi nhất của danh họa Trung Quốc Tề Bạch Thạch (1864-1957). Sau khi được Sotheby's Hong Kong gõ búa với giá 32 triệu ...
PHẠM HẬU VÀ NGHỆ THUẬT TRANH VẼ BÚT NHIỆT
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1559 08:39, 18/01/2022
0 0 8,540 0.0
Lịch sử hội họa, trên phương diện kỹ thuật vật chất, về cơ bản là sự trả lời cho câu hỏi: “sur quoi et avec quoi? / vẽ trên cái gì và vẽ bằng cái gì?”

Nếu con người có thể vẽ ở khắp nơi, trên vách đá, trên gốm, trên tường, trên gỗ, trên lụa, trên vải, trên giấy… – thì con người cũng có thể vẽ ...
Câu chuyện sưu tập
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1552 09:08, 14/01/2022
0 0 6,323 0.0
Tỷ phú châu Á mua tranh danh họa châu Âu

Cách đây không lâu, trong triển lãm tranh ký họa “Nét thời gian” của họa sĩ Ngô Mạnh Lân, đầu tháng 11.2019, một nhà sưu tập khủng nhưng rất kín tiếng ở Hà Nội có nói với tôi: “Sao tạp chí không đăng tranh của các nghệ sĩ nổi tiếng châu Á, cùng thế hệ với các danh ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!