/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Bức tranh hơn 200 m về chuyến đi tuần của vua Khang Hy

2533 08:41, 24/03/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Bức tranh hơn 200 m về chuyến đi tuần của vua Khang HyKhang Hy đứng trên núi, được hầu cận che ô. Ảnh: The Value
Tranh "Khang Hy nam tuần", dài 213 m, tái hiện cuộc đi tuần của hoàng đế thời Thanh và cuộc sống của người dân.

Theo The Value, bức tranh là một trong tác phẩm giá trị nhất hội họa cổ đại cả về lịch sử lẫn nghệ thuật. Tác phẩm xoay quanh chuyến đi tuần của hoàng đế Khang Hy (1654-1722) về phía nam Trung Quốc năm 1689 để thị sát đê điều, tìm hiểu cuộc sống, phong tục các địa phương. Nhà vua công du còn nhằm làm dịu các luồng ý kiến phản Thanh ở khu vực này, thể hiện ông là quân vương chăm lo cuộc sống bách tính.

Hoàng đế đi tuần phía nam là hoạt động chính trị quy mô lớn, cần được ghi lại kỹ lưỡng. Vì vậy, triều đình ra lệnh các họa sĩ tái hiện hành trình của vua. Nhiệm vụ do Phủ Nội vụ thực hiện, tổng giám sát là Tào Thuyên - viên quan thuộc gia tộc có mối quan hệ mật thiết với hoàng thất. Các họa sĩ tham gia gồm Vương Huy, Tống Tuấn Nghiệp, Dương Tấn, Vương Vân, Lãnh Mai, Từ Mai, Cố Phưởng. Trong đó, Vương Huy là người lên ý tưởng, chỉ đạo cấu tứ. Họ vẽ tổng cộng 12 tranh cuộn về chuyến đi năm 1689, tác phẩm hoàn thành trong sáu năm.

Theo quy định triều đình, đối với các công trình quan trọng, họa sĩ phải vẽ phác thảo để hoàng đế duyệt, sau đó mới thực hiện bản chính. Khang Hy nam tuần cũng theo quy trình như vậy. 12 tranh cuộn chiều ngang 68 cm, chiều dài không đồng đều - bức ngắn nhất 14 m, dài nhất 26 m. Tất cả được vẽ trên lụa được dệt riêng phục vụ tác phẩm. Loại lụa chất liệu mịn và óng, đòi hỏi nghệ nhân tay nghề cao.

Tác phẩm được đánh giá đồ sộ và huy hoàng, tái hiện quá trình di chuyển của nhà vua và tùy tùng, tập trung vào các điểm dừng chân quan trọng như Tế Nam, Thái Sơn, Tô Châu, sông Tiền Đường... Với tổng chiều dài hơn 200 m, tranh khắc họa hơn 10.000 nhân vật, hơn 1.000 con vật như trâu, bò, ngựa. Xuyên suốt là các con sông, dãy núi, các hộ kinh doanh đủ ngành nghề. Chiều dài bức tranh thuộc hàng hiếm có trong lịch sử hội họa cổ đại.

Hình ảnh Khang Hy chỉ xuất hiện một lần ở mỗi cuộn tranh, tỷ lệ nhân vật hoàng đế lớn hơn so với những người khác, làm nổi bật địa vị. Nhiều đoạn phản ánh kinh tế, văn hóa đương thời. Do vậy, bức tranh cũng là tư liệu lịch sử quan trọng trong nghiên cứu xã hội thời Thanh.

Về cấu trúc, tranh kế thừa cách trình bày của Trương Trạch Đoan ở tác phẩm Thanh minh thượng hà, thời Tống. Mỗi cuộn có thể trở thành bức tranh độc lập. Khi ghép với nhau, 12 cuộn tạo thành hành trình xuyên suốt qua các địa phương hoàng đế ghé qua.

Sau khi Khang Hy qua đời, tác phẩm được đưa tới Thọ Hoàng Điện ở núi Cảnh Sơn, Bắc Kinh để thờ phụng. Bức tranh nằm ở đây gần 200 năm. Năm 1900, liên quân tám nước tấn công Bắc Kinh, Thọ Hoàng Điện trở thành nơi đóng quân của liên quân. Nhiều bảo vật triều đình bị đưa đi nơi khác. Từ đó, Khang Hy nam tuần bị tách rời.

Trải qua hơn 300 năm, đến nay Khang Hy nam tuần không còn trọn vẹn, phân tán ở nhiều nơi trên thế giới. Bảo tàng Cố cung ở Bắc Kinh lưu giữ năm cuộn. Cuộn thứ hai, thứ tư hiện nằm ở Bảo tàng Guimet (Pháp), cuộn thứ ba hiện thuộc Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan (Mỹ). Một cuộn ở bảo tàng tại Canada, các cuộn thứ năm, sáu và tám chưa được công bố tung tích.

Những năm gần đây, các phần của cuộn thứ sáu dần lộ diện. Theo nguồn tin của The Value, phần này được một tướng quân đưa tới Paris. Ban đầu, một đoạn của cuộn tranh treo trong nhà tướng quân, ba đoạn khác được chia cho những người thừa kế. Tiếp đó, tranh lại bị cắt nhỏ để chia cho những người khác, dẫn đến cuộn thứ sáu bị phân thành bảy phần dài ngắn khác nhau.

Năm 2016, phần thứ bảy của cuộn xuất hiện ở phiên đấu giá do Sotheby's tổ chức ở New York. Nhà sưu tầm giấu danh tính mua bức tranh với giá hơn 9,5 triệu USD.

Năm 2020, Sotheby's Hong Kong tổ chức triển lãm toàn bộ cuộn thứ sáu. Bảy phần của cuộn được nối lại sau hơn 100 năm. Các chủ sở hữu cuộn sáu chỉ đồng ý triển lãm tác phẩm, không đưa ra đấu giá.

Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
Bức tranh hơn 200 m về chuyến đi tuần của vua Khang HyMột phần của cuộn bảy bức tranh, tái hiện cảnh đoàn người từ Vô Tích tới Tô Châu năm 1689.
Bức tranh hơn 200 m về chuyến đi tuần của vua Khang HyBốn trong số bảy phần của cuộn thứ sáu "Khang Hy nam tuần". Ảnh: Sotheby's
0 0 5,587 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Những tác phẩm hội họa bí ẩn nổi tiếng trường tồn với thời gian!
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3401 09:01, 02/08/2024
0 0 1,556 0.0
Họa sĩ kiệt xuất Hieronymus Bosch (1450 – 1516) người Hà Lan theo phong cách “hậu Gothic”, được biết đến như là đại diện Bắc phái của thời kỳ văn nghệ tiền Phục Hưng. Phong cách nghệ thuật của Bosch thường được mô tả là kỳ bí và ám ảnh. Rất khó hiểu được nội hàm và ý nghĩa trong những tác phẩm của ...
Bức chân dung tự hoạ bị giấu kín 63 năm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3398 15:51, 29/07/2024
1 0 1,625 0.0
Tròn 10 năm sau khi hoạ sĩ người Anh nổi tiếng thế kỷ 20, Norman Cornish qua đời, bức chân dung tự hoạ của ông được tìm thấy ở mặt sau của một tác phẩm nghệ thuật khác.

Nhằm chuẩn bị cho cuộc triển lãm sắp tổ chức, chuyên gia bảo quản tại bảo tàng Anh tháo tấm gỗ ở mặt sau bức tranh của Norman Cornish (1919-2014). ...
Bộ tranh 12 tháng từng treo trong cung điện Càn Long
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3391 11:22, 23/07/2024
0 0 1,330 0.0
Bảo tàng Cố cung ở Đài Loan triển lãm tranh về 12 tháng, từng được treo trong cung điện thời vua Càn Long, Trung Quốc.

Theo The Paper, Thập nhị nguyệt nguyệt lệnh đồ được trưng bày ở Bảo tàng Cố cung Đài Bắc từ tháng 7 đến ngày 22/9. Bộ tranh tái hiện khung cảnh trong và ngoài cung đình từ tháng một âm lịch đến ...
BÌNH PHONG KHẢM TRIỀU NGUYỄN - NƠI ĐÔNG TÂY HỘI NGHỘ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3387 13:49, 18/07/2024
0 0 1,503 0.0
Chiếc bình phong khảm được làm năm 1877, cuối thế kỷ 19, thời Tự Đức thứ 30 với đề tài kiến trúc Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội

(Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn gọi tắt Nhà thờ Đức Bà)

Tổng kích thước với Chiều cao: 150cm, Chiều rộng: 60cm, cân nặng khoảng 30kg cùng ...
Cuộc đời thầm lặng của danh họa Dương Bích Liên
Team Uống Trà Thôi Dương Bích Liên
3379 09:59, 16/07/2024
0 0 364 0.0
Họa sĩ Dương Bích Liên của bộ tứ ''Nghiêm, Liên, Sáng, Phái'' nhiều lần từ chối Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm cho ông.

Danh họa sống không vợ con, ít bạn bè. Ông thân thiết hai họa sĩ Bùi Xuân Phái và Nguyễn Sáng. Trong căn nhà ở số 55 Bà Triệu, Hà Nội, đồ đạc của ông chỉ có một chiếc giường ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!