/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Đi tìm lời giải ‘nụ cười bí ẩn’ trong bức họa nổi tiếng ‘Mona Lisa’ của Leonardo Da Vinci

2537 09:03, 27/03/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Đi tìm lời giải ‘nụ cười bí ẩn’ trong bức họa nổi tiếng ‘Mona Lisa’ của Leonardo Da VinciBức tranh nổi tiếng Mona Lisa (hay La Gioconda), (1503–1505/07) của danh hoạ Leonardo Da Vinci. (Ảnh: Public Domain)
Leonardo Da Vinci đã thực hiện một tác phẩm có tính chất hoàn toàn khác biệt so với các tác phẩm khác của ông, đó chính là bức tranh “Mona Lisa” nổi tiếng. Trong nhiều thế kỷ, nụ cười của nàng Mona Lisa được cho là “độc nhất”, “tà khí” và “mê hoặc”. Nhiều chi tiết khó hiểu trong bức tranh này cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

- Động cơ của tác phẩm

Về động cơ vẽ tác phẩm này, có thông tin lưu truyền như sau: Leonardo Da Vinci thấy rằng đối thủ trẻ tuổi Michelangelo với tác phẩm “David” được quá nhiều người yêu thích, nên ông có chút đố kỵ. Ông quyết tâm tạo ra được một tác phẩm hội họa có tiếng vang lớn. Đó là lý do bức “Mona Lisa” này đã được ra đời.

Bất kể sự thật là gì, thì Leonardo Da Vinci cũng rất coi trọng tác phẩm này, luôn mang nó bên mình không rời. Khi Da Vinci chết, thì tất cả mọi tác phẩm của ông đều trở thành kho báu của Bảo tàng Louvre, bao gồm cả bức “Mona Lisa”.

“Mona Lisa”, viết tắt của Madonna Lis, là một bức chân dung với nguyên mẫu là người vợ của một thương gia người Pháp – Francesco di Bartholommeo del Giocondo, vì vậy nó còn được gọi là “Phu nhân Giocondo” (La Gioconda). Người phụ nữ trong bức tranh mặc trang phục thời trang của Florence, ngồi khoanh tay thanh lịch và tao nhã trong khung cảnh do Da Vinci tưởng tượng. Cô nhìn thẳng vào khán giả với một nụ cười nhẹ cùng với đôi mắt sâu thẳm. Nhà phê bình nghệ thuật Vasari đã mô tả đây là nụ cười bí ẩn “phi nhân thế”. Trên thực tế, nụ cười này đã gây nhầm lẫn cho nhiều nhà phê bình nghệ thuật và sử gia trong nhiều thế kỷ.

- Kỹ thuật thể hiện

Đánh giá của mọi người về “Mona” Lisa là cực kỳ cao, coi đó là một mô hình chân dung điển hình thời Phục Hưng. Nghệ sỹ kiêm nhà viết tiểu sử Vasari tin rằng “Mona Lisa” là sản phẩm của tả thực đạt đến trình độ cao nhất. Thật vậy, từ quan điểm kỹ thuật, sự mô tả đặc điểm nhân vật của Da Vinci là hoàn hảo và không có kẽ hở. Từ việc nắm bắt hình dạng (tỷ lệ cấu trúc, kết cấu, ánh sáng và bóng tối) đến đặc tính bên trong, không có gì quá đáng khi nói bức tranh này trông giống như thật. Cụ thể, Da Vinci đã sử dụng phương pháp Sfumato để tạo ra sự thay đổi giữa ánh sáng và bóng tối “như khói như sương”.

Phương pháp này không sử dụng các đường viền để định hình cơ thể mà trực tiếp dùng kỹ thuật vờn ánh sáng và bóng tối – đây là một bước đột phá trong nghệ thuật vẽ tranh. Đó cũng là một điểm mà Da Vinci đã có ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ tương lai. Phương pháp Sfumato không phải là phát minh của Leonardo Da Vinci, nhưng ông thích xử lý ánh sáng và bóng tối với ánh sáng không quá gắt, do đó làm cho phương pháp Sfumato có hiệu quả tối đa. Bức “Mona Lisa” đã trở thành ví dụ điển hình nhất cho phương pháp Sfumato này. Bóng tối ở các góc của khuôn mặt như gò má, khóe miệng, khóe mắt v.v. của nàng Mona Lisa đã biểu hiện ra một thần thái khó đoán trên gương mặt này.

- Nụ cười bí ẩn

Biểu cảm nụ cười trong các tác phẩm của Da Vinci không phải là hiếm; nhưng trong thời đầu, ngoại trừ bức “Benois Madonna“, hầu hết các biểu cảm đó đều được giấu đi, nghĩa là nụ cười bị tan biến trong ánh sáng tinh tế và bóng tối của cơ mặt. Ví dụ, trong các chi tiết và khuôn mặt của Thánh mẫu và các Thiên thần trong “The Madonna of the Rocks“, nụ cười ẩn hiện cộng với sự tường hòa trên gương mặt thể hiện được tình mẫu tử từ ái.

Trong những năm cuối đời, Leonardo Da Vinci dường như dồn toàn lực vào việc theo đuổi nụ cười vĩnh cửu lý tưởng của mình. Từ bản phác thảo bức “Santa Ana” cùng một vài bản phác thảo của các nhân vật khác, chúng ta có thể thấy nụ cười điển hình mà Da Vinci thường mô tả: Một khuôn mặt phụ nữ dịu dàng và thanh thản, mí mắt rủ xuống từ bi, hai gò má hơi nhô, lúm đồng tiền nông mà rất thanh lịch và ấm áp, miệng hơi mỉm cười, là sự kết hợp giữa điều “tốt” và “đẹp”.

Mặc dù “Mona Lisa” có hình thức tương tự như các tác phẩm đã nói ở trên, nhưng đã mang lại cho người xem những cảm xúc khác nhau. Nhân vật nhìn thẳng vào khán giả. Khi khán giả và nhân vật “bốn mắt nhìn nhau”, sẽ mang lại cảm giác như đang đối mặt với một ánh mắt rất sống động, cũng thể hiện một trong những màn trình diễn kỹ thuật tuyệt vời của Da Vinci, đặc biệt là trong không khí u ám của bức tranh, biểu cảm như vậy vô tình khiến đối phương bất an.

Có lẽ vì ánh sáng và bóng tối trong bức tranh rất khó phân biệt rõ ràng, nên mọi thứ đều có vẻ không ổn định. Từ các góc độ khác nhau, dưới ánh sáng khác nhau hoặc từ các phiên bản in khác nhau, biểu hiện của “Mona Lisa” là khác nhau. Thoạt nhìn, tưởng rằng đó là một gương mặt an tường, dễ gần. Nhưng khi nhìn kỹ lại cho thấy sự mơ hồ và tham vọng, thái độ cao quý, lại tựa hồ như lộ ra vẻ chế giễu với sự khinh miệt… Vì vậy, trong nhiều thế kỷ, nụ cười của “Mona Lisa” được cho là “độc nhất”, “tà khí” và “mê hoặc”. Có lẽ Da Vinci đã hợp nhất tất cả những tính cách trái ngược, đem dung hợp vào một nơi, khiến đó trở thành phần làm người xem khó hiểu nhất trong toàn bộ bức tranh.

Nhà phê bình nghệ thuật người Anh Walter Pater, trong bài tiểu luận năm 1867 về “Mona Lisa”, đã mô tả như sau: “… tác phẩm cô đọng mọi loại suy nghĩ và kinh nghiệm trên thế giới: bản chất thú tính của Hy Lạp, sự ham muốn của Rome, thần bí của học thuyết thời Trung cổ và tội lỗi của Borgia (*). Nàng Mona Lisa già hơn cả nham thạch trong bức tranh, giống như quỷ hút máu tái sinh nhiều lần, biết hết những bí mật của huyệt mộ…”. Nàng Mona Lisa này dường như là một “yêu tinh” bất tử. Trong nhiều thế kỷ, dưới ánh mắt soi xét ngưỡng mộ của mọi người, nàng tiếp tục hấp thu năng lượng… Nàng dường như chỉ cần nhìn thoáng qua là biết bản chất của người đang ngắm nàng, và tự tin đáp trả mọi ánh mắt săm soi. Rốt cuộc tâm thái của Da Vinci khi vẽ bức tranh này vào thời điểm đó là gì và làm thế nào để ông vẽ ra một nhân vật như vậy?

Đương nhiên, nếu Leonardo Da Vinci thực sự tạo ra một “Mona Lisa” khi trong lòng ghen tị và với tinh thần chiến đấu, chỉ cốt để cạnh tranh với Michelangelo, thì trong sáng tác cũng sẽ khởi tác dụng bất thiện, không đủ tinh khiết.

Khi ông hạ bút vẽ Thánh Mẫu, Giê-su hay Thiên thần, những bức tranh đó lại không mang đến cho người đối diện cái cảm giác phức tạp như thế này. Trên thực tế, tâm lý của họa sỹ là khác nhau khi vẽ Thần và vẽ người. Nhân loại rất phức tạp, mang theo “thất tình lục dục” (bảy loại tình cảm, sáu loại ham muốn). Khi họa sỹ vẽ chân dung con người, tất cả các đặc tính của chính họa sỹ và nhân vật đều được đưa vào bức tranh. Trái lại, khi vẽ về Thần họa sỹ sẽ thanh tẩy một cách có ý thức hoặc vô thức bản thân, để thể hiện lòng trắc ẩn và ánh sáng của thần linh; khi ấy tác phẩm cũng sẽ tốt đẹp và tươi sáng. Điều này có thể giải thích tại sao những bức tranh như Thánh Mẫu tử, Chúa Giê-su và các Thiên thần của Da Vinci đều mang lại cảm giác thánh thiện, tốt lành; và nụ cười của họ cũng thuần khiết hơn nụ cười của nàng “Mona Lisa”.

- Hậu cảnh của bức tranh

Thông thường, họa sỹ sẽ phản ánh kinh nghiệm sống, kiến ​​thức và sở thích vào trong tác phẩm của mình. Da Vinci cũng không phải là ngoại lệ. Hậu cảnh bức tranh có những ngọn núi, địa hình, thủy văn, cây cầu, có cả không khí, tầng mây v.v.. vốn là tất cả các đối tượng mà Da Vinci đã quan sát từ lâu. Leonardo Da Vinci từng nói: “Sau khi hiểu thấu đáo các chi tiết, bạn có thể hiểu được toàn bộ.” Ông đã hiểu rõ những hiện tượng tự nhiên này và biến chúng thành một tổng thể hữu cơ ở hậu cảnh, để phù hợp với nhân vật ở phía trước.

Tại đây chúng ta phải đề cập đến vai trò quan trọng của “cách tiếp cận trên không” của Da Vinci (còn được gọi là “Phối cảnh trên không” (Atmospheric perspective)). Không khí được quan sát bởi Da Vinci giống như một màn sương mù bao phủ mặt đất. Vật thể càng ở xa, các đường viền càng mờ, màu càng nhạt hoặc thậm chí là thiên về màu xanh da trời. Do đó, bức tranh này hoàn toàn vận dụng biến hóa sắc thái theo tầng thứ, với nét bút mềm mại. Kỹ thuật này cũng đã được Da Vinci sử dụng nhiều trong các tác phẩm đầu tay của ông như “Thiên sứ báo tin mừng” và “The Madonna of Carnation“.

Nhưng hậu cảnh của bức tranh này có thực sự hoàn hảo? Người có đôi mắt sắc bén nhận thấy ngay rằng đường chân trời ở hai bên cao thấp khác nhau. Nhưng xét tới trình độ của Da Vinci, ít người nghĩ rằng đây là sai sót của ông – làm thế nào để một Da Vinci luôn theo đuổi sự hoàn hảo lại có thể mắc một sai sót dễ thấy như vậy?

Vì vậy, các nhà phê bình nghệ thuật phải tìm một lời giải thích hợp lý: “đây chính là sự khéo léo độc đáo của Da Vinci; chân trời cao và thấp làm cho tầm nhìn của người xem di chuyển từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái, gây nên ảo giác rằng nàng Mona Lisa chuyển động lên xuống“.

Nhưng một điều kỳ lạ là đường chân trời (đường ngang) ở bên phải không chỉ cao hơn phía bên trái, mà còn có độ nghiêng không hợp lý (bên trái cao và bên phải thấp), và mặt nước nghiêng xuống đột ngột, không tương thích với ngọn núi bên trái. Xét về tiêu chuẩn khắt khe của Da Vinci, có thể nói đó là một thất bại không?

Làm thế nào để giải thích điều này? Một lập luận có vẻ hợp lý là bức tranh này chưa hoàn thành, không đạt được lý tưởng tối thượng của Da Vinci. Đây là lý do tại sao Da Vinci luôn mang theo bức họa bên mình. Tất nhiên, đó cũng có thể là một yếu tố cá nhân của họa sĩ mà người ngoài thấy khó hiểu… Da Vinci đã cố ý hay vô ý vẽ sai. Điều này cũng khó hiểu như các biểu hiện trên gương mặt của nàng Mona Lisa.

- Số phận trớ trêu của bức họa “Mona Lisa”

Sau khi bức tranh hoàn thành đã nổi tiếng, nhưng nó cũng trải qua rất nhiều “vụ cướp”. Năm 1911, “Mona Lisa” bị một công nhân người Ý là Vicenzo Perrugia lấy trộm ngay tại trong sảnh Salon Carée của Bảo tàng Louvre. Năm 1913, “Mona Lisa” đã được tìm thấy ở Florence.

Sau khi được trưng bày tại Phòng trưng bày Uffizi, nó đã đi qua Rome và Milan, và cuối cùng trở lại Paris vào tháng 12 cùng năm. Năm 1956, một người điên đã tạt axit vào bức tranh nổi tiếng này. Năm 1960, có người ác ý đã cắt một nhát lên bức tranh. Ngày nay, “Mona Lisa” sau khi được phục hồi đang được bảo vệ sau một tấm kính chống đạn đặc biệt. Năm 1980, Pháp đưa ra luật cấm mang nó rời khỏi Pháp, cho thấy mức độ mà thế giới coi trọng bức tranh này là như thế nào.

Nhiều người nghĩ rằng Mona Lisa đại diện cho vẻ đẹp điển hình của một người phụ nữ thanh lịch và trang nghiêm, với sự khôn ngoan, tự tin. Nhưng vì sự nổi tiếng của nàng, “người mẫu” này thường bị bắt chước và sao chép. Nàng thường xuyên trở thành một biểu tượng của mỹ học, triết học hay kể cả là để quảng cáo hàng hóa. Trong nghệ thuật hiện đại, thậm chí nàng đã bị làm thành đối tượng nực cười theo chủ nghĩa siêu thực. Rất ít tác phẩm nghệ thuật cổ điển được sùng bái và ngưỡng mộ đến vậy mà bị người đời cả gan bóp méo như “Mona Lisa”; điều này ít nhiều cũng một lần nữa cho thấy bản chất mâu thuẫn của chính tác phẩm!

Ghi chú: (*) Gia đình Borgia là một thành viên của hoàng gia Tây Ban Nha, được biết đến với sự cai trị đầy tham nhũng trong thời Phục Hưng. Họ được coi là gia đình phạm tội sớm nhất trong lịch sử và có thể được coi là tổ tiên của mafia Ý.

Uống Trà Thôi
Theo DKN
Đi tìm lời giải ‘nụ cười bí ẩn’ trong bức họa nổi tiếng ‘Mona Lisa’ của Leonardo Da VinciChân dung tự hoạ của Leonardo Da Vince, khoảng năm 1512-1515 . (Ảnh: Public Domain)
Đi tìm lời giải ‘nụ cười bí ẩn’ trong bức họa nổi tiếng ‘Mona Lisa’ của Leonardo Da VinciTrái: Nụ cười thật sự của Thánh Mẫu trong bức hoạ “Benois Madonna” – một trong những bức hoạ thời kỳ đầu của Da Vinci; Phải: Bức hoạ “The Madonna of the Rocks”. (Ảnh: Wikipedia/Public Domain)
Đi tìm lời giải ‘nụ cười bí ẩn’ trong bức họa nổi tiếng ‘Mona Lisa’ của Leonardo Da VinciCận cảnh nụ cười bí ấn của nàng Mona Lisa. (Ảnh: Trích đoạn tranh bức tranh “Mona Lisa”/Public Domain)
Đi tìm lời giải ‘nụ cười bí ẩn’ trong bức họa nổi tiếng ‘Mona Lisa’ của Leonardo Da VinciNhững nụ cười khác trong các bức tranh và phác thảo của Da Vinci. (Ảnh: Epochtimes)
Đi tìm lời giải ‘nụ cười bí ẩn’ trong bức họa nổi tiếng ‘Mona Lisa’ của Leonardo Da VinciNhững bức vẽ Thiên thần của Da Vinci đều mang lại cảm giác thánh thiện, tốt lành; và nụ cười của họ cũng thuần khiết hơn nụ cười của nàng “Mona Lisa”. (Bức “The Virgin and Child with Saint Anne”/Public Domain)
Đi tìm lời giải ‘nụ cười bí ẩn’ trong bức họa nổi tiếng ‘Mona Lisa’ của Leonardo Da VinciĐường chân trời phía sau nàng Mona Lisa cao thấp không đồng đều, thậm chí nghiêng một cách bất thường. (Ảnh: Public Domain)
Đi tìm lời giải ‘nụ cười bí ẩn’ trong bức họa nổi tiếng ‘Mona Lisa’ của Leonardo Da VinciBức tranh “Mona Lisa” hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Louvre, Paris. (Ảnh: Shutterstock)
Đi tìm lời giải ‘nụ cười bí ẩn’ trong bức họa nổi tiếng ‘Mona Lisa’ của Leonardo Da VinciMột bức minh hoạ kẻ trộm đánh cắp bức tranh “Mona Lisa”. (Ảnh: all art)
Đi tìm lời giải ‘nụ cười bí ẩn’ trong bức họa nổi tiếng ‘Mona Lisa’ của Leonardo Da VinciMột bức “Mona Lisa” theo chủ nghĩa siêu thực. (Ảnh: wallup)
0 0 7,167 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Cuộc đời phong lưu, thích mua vui lầu xanh của Đường Bá Hổ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
727 10:27, 17/07/2021
0 0 8,698 0.0
Bên cạnh tài năng xuất chúng, Đường Bá Hổ (thi sĩ, họa sĩ đời Minh, Trung Quốc) còn thường được nhắc đến với cuộc sống phóng túng.

Đường Dần, tự Bá Hổ (1470-1524), người Tô Châu, đời Minh. Ông là nhà thơ, nhà thư pháp, họa sĩ kiệt xuất thời cổ đại Trung Quốc. Qua đời gần 500 năm, Đường Bá Hổ vẫn ...
TỀ BẠCH THẠCH, LỘT XÁC Ở TUỔI SÁU MƯƠI NHỜ TÌNH BẠN TRI KỈ
682 13:22, 13/07/2021
1 0 11,403 9.0
TỀ BẠCH THẠCH, LỘT XÁC Ở TUỔI SÁU MƯƠI NHỜ TÌNH BẠN TRI KỈ

Mặc dù ở Việt nam nghệ thuật Trung quốc họa vẫn chưa được biết đến rộng rãi nhưng hầu như chẳng mấy ai là không biết đến cái tên Tề Bạch Thạch. Bởi danh tiếng của ông đã không chỉ bị bó hẹp trong phạm vi của thế giới người Hoa ...
Những kỷ lục của Tề Bạch Thạch
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
674 10:58, 12/07/2021
0 0 10,259 0.0
Những kỷ lục của Tề Bạch Thạch
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Một bộ tranh thủy mặc của danh họa Tề Bạch Thạch có tên gọi Thập nhị phong cảnh đồ, được ông sáng tác năm 1925 vừa lập kỷ lục thế giới khi được bán với giá 140,8 triệu USD vào ngày 17-12-2017 tại nhà đấu giá Poly ở Bắc Kinh.

Nếu không có ...
CUỘC ĐỜI PHONG LƯU, THÍCH MUA VUI LẦU XANH CỦA ĐƯỜNG BÁ HỔ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
612 08:29, 05/07/2021
0 0 8,319 0.0
CUỘC ĐỜI PHONG LƯU, THÍCH MUA VUI LẦU XANH CỦA ĐƯỜNG BÁ HỔ
Bên cạnh tài năng xuất chúng, Đường Bá Hổ (thi sĩ, họa sĩ đời Minh, Trung Quốc) còn thường được nhắc đến với cuộc sống phóng túng.

Đường Dần, tự Bá Hổ (1470-1524), người Tô Châu, đời Minh. Ông là nhà thơ, nhà thư pháp, họa sĩ kiệt xuất thời ...
THIẾU NỮ SAY ĐẮM TRONG VƯỜN NẮNG HẠ CỦA LÊ PHỔ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
380 14:10, 15/06/2021
0 0 10,296 0.0
Lê Phổ là họa sĩ khóa đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương, cùng khoá với hoạ sĩ Mai Trung Thứ. Ông được hiệu trưởng vừa là người thầy Victor Tardieu xếp vào nhóm 10 học sinh tinh hoa của trường. Năm 1931 họa sĩ Lê Phổ sang Pháp trang trí cho các triển lãm ở Paris, sau đó ông nhận được học bổng và theo ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!