/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Phân biệt quá trình oxy hóa trà và lên men trà

2542 08:37, 29/03/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Phân biệt quá trình oxy hóa trà và lên men tràHồng trà là dòng trà có quá trình oxy hóa hoàn toà
Quá trình lên men và oxy hóa đều là yếu tố quan trọng làm nên hương - sắc - vị của các phẩm trà. Đây cũng là một trong những yếu tố chính để phân biệt các loại trà. Oxy hóa và lên men đều là quá trình sinh hóa có sự tham gia của enzyme trong môi trường của hợp chất hữu cơ (lá trà). Tuy nhiên, hai quá trình này diễn ra khác nhau và nó cho ra những phẩm trà với hương vị riêng.

- Oxy hóa trong chế biến trà

Oxy hóa là phản ứng hóa học xảy ra khi oxy tác dụng với một chất nào đó (đơn chất hay hợp chất), dẫn đến biến đổi về hình dạng, màu sắc. Oxy hóa xảy ra khi trạng thái oxy hóa của một phân tử, nguyên tử hoặc ion tăng lên. Đối với thực phẩm, quá trình oxy hóa gây nên hiện tượng hóa nâu. Mức độ oxy hóa trà là căn cứ cơ bản và rõ ràng nhất để phân loại trà. Từ cùng một cây trà, chúng ta có thể chế biến thành 6 loại trà khác nhau: trà xanh, trà vàng, trà trắng, trà ô long, trà đen và trà phổ nhĩ.

Khi lá trà tươi bị oxy hóa, các hợp chất catechin biến đổi thành theaflavin và thearubigin (có màu nâu đỏ). Quá trình oxy hóa trà là một bước quan trọng trong quá trình sản xuất trà. Nó làm thay đổi màu sắc và hương vị của trà. Mỗi loại trà sẽ có mức độ oxi hóa khác nhau. Với phương thức chế biến bằng phá vỡ tế bào lá, tạo điều kiện cho các enzyme phản ứng oxy hóa tự nhiên. Thông thường, khi lá trà tươi bị oxy hóa, các hợp chất catechin biến đổi thành theaflavin và thearubigin, quá trình này làm thay đổi màu sắc của trà (độ oxy hóa càng cao thì sắc chè càng có màu nâu đỏ).

Loại trà đầu tiên phải kể đến, điển hình cho quá trình oxy hóa đó là Hồng trà (trà đen), dòng trà này có quá trình oxy hóa hoàn toàn. Đây cũng là lý do Hồng trà có màu đỏ đậm. Một số loại trà có mức độ oxy hóa thấp hơn như: Trà ô long, …Bên cạnh đó, một số loại trà sẽ ngả màu vàng khi được để trong môi trường ẩm và thực hiện quá trình oxy hóa nhẹ. Trà xanh là dòng trà không trải qua quá trình oxy hóa, trà trắng được oxy hóa nhẹ, trong khi trà ô long có độ oxy hóa từ 7 – 80% tùy thuộc là ô long xanh hay ô long đen. Hồng trà (trà đen) là dòng trà oxy hóa từ 80 – 100%. Trà càng có mức độ oxy hóa cao thì nước trà càng có màu cam hay nâu đỏ.

- Lên men trà

Khác với oxy hoá thì lên men là quá trình biến đổi hoá học dựa vào các nhóm vi thực vật, nhưng đồng thời cũng có tác động một phần của oxy trong không khí. Khi làm trà xanh, người làm trà sẽ diệt men tức là sao hay hấp nóng lá trà, khiến các enzyme này bị phân huỷ. Khi chất xúc tác biến mất thì các thành phần catechin sẽ không bị oxy hoá bởi oxy nữa. Và lá trà giữ được màu xanh cũng như hương vị vốn có.

Lên men chính là làm tăng sinh khối lượng của các vi sinh vật được cấy trực tiếp vào thực phẩm. Nhờ đó thúc đẩy quá trình trao đổi chất bên trong sản phẩm để chuyển hóa đường thành các sản phẩm như axit, khí hoặc rượu. Trà Phổ Nhĩ là loại trà tiêu biểu của việc lên men trà.

Trà Phổ Nhĩ là loại trà thường được làm từ lá của cây trà cổ thụ. Đây là là giống cây trà có kích thước lớn hay mọc ở một độ cao nhất định ở vùng Tây Bắc nước ta. Các công đoạn chính để làm trà Phổ Nhĩ bao gồm: diệt men, vò, làm khô bằng cách phơi nắng, và đóng bánh. Trà Phổ Nhĩ có 2 loại là: Phổ Nhĩ chín và Phổ Nhĩ sống.

Đối với trà Phổ Nhĩ chín, trước khi đóng bánh, trà được chất đống và ủ ướt. Quá trình này tạo điều kiện cho các nhóm vi sinh vật phát triển mạnh trong một thời gian ngắn, trong đó có: tảo, nấm và vi khuẩn. Những nhóm vi sinh vật này sẽ chuyển hoá các thành phần hoá học của lá trà thành hương vị đặc trưng của trà Phổ Nhĩ chín. Do các nhóm vi sinh vật đóng vai trò chính trong quá trình này nên đây mới gọi là lên men trà.

Công đoạn chất đống và ủ ướt chính là cách người làm trà mô phỏng lại việc trà Phổ Nhĩ sống lên men hàng chục năm. Thay vì đợi trà Phổ Nhĩ sống lên men tự nhiên trong một thời gian dài, thì cách làm này giúp thúc đẩy và rút ngắn quá trình này lại chỉ trong khoảng vài chục ngày.

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
Phân biệt quá trình oxy hóa trà và lên men tràPhổ Nhĩ là loại trà lên men nổi tiếng nhất thế giới
0 0 8,117 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

​Câu chuyện thú vị đằng sau sự yêu thích đến ám ảnh với trà của người Anh
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2991 09:00, 13/11/2023
1 0 3,217 0.0
Cuộc sống của người Anh gắn liền với trà. Nhưng ít ai biết rằng, nguồn gốc sâu xa của trà tại Anh lại cực kỳ bất ngờ.

Ngày nay, trà là một phần đặc biệt trong nền văn hóa của xứ sở sương mù. Thế nhưng, kể cả người dân Anh cũng ít ai biết được, nhân vật đã truyền cảm hứng cho sự phổ biến của ...
Quy trình chế biến trà Shan tuyết
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2987 13:51, 09/11/2023
1 0 3,390 0.0
Tắm nắng, ngậm sương qua từng năm tháng, trà Shan tuyết đã âm thầm chắt lọc tinh túy từ mẹ thiên nhiên để cho ra tách trà có hương thơm nhẹ nhàng thoang thoảng như hoa rừng mới nở, cùng với vị trà ngọt thanh lẫn với cái chát dìu dịu, nước trà vàng sánh như mật ong.

Trong vài năm trở lại đây, trà Shan tuyết ...
Tản mạn đường trà – Đạo trong trà của người Việt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2974 09:06, 06/11/2023
1 0 3,557 0.0
Khi đến Nhật Bản, trà được nâng lên một tầm rất cao, được gọi là Trà đạo với những quy tắc ứng xử, từ tư thế pha trà với các trà cụ tạo ra một chén trà không phải ngẫu nhiên mà đều có lý do riêng của nó. Khi trà ở Trung Hoa, tính chất biểu diễn lại được đặt làm yếu tố hàng đầu, mang màu sắc ...
Trà đinh – Loại trà đặc biệt của Việt Nam
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2966 08:40, 03/11/2023
1 0 3,413 0.0
Trà đinh được ví như “ngọc” quý của trà Thái Nguyên, một trong những sản phẩm vang danh và là niềm tự hào của nghệ nhân trà.

Trà Đinh (hay còn gọi là chè đinh) là phẩm trà cao cấp nhất khi thu hái tất cả mọi loại trà. Đinh ở đây chính là phần búp non nhất của lá trà. Phần búp này chính là cánh trà đang ...
Ký sự: Nửa bình nước Nam Linh
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2965 16:00, 02/11/2023
2 0 3,578 0.0
Vào mùa xuân năm Nguyên Hòa thứ chín thời Đường (năm 814), Trương Hựu Tân vừa đỗ Trạng nguyên, trở thành Tam nguyên vì đỗ đầu cả ba kỳ thi hương, thi hội, thi đình. Ông đã hẹn gặp những người thi đậu cùng kỳ tại chùa Tiến Phúc. Trương Hựu Tân và Lý Đức Dụ đến trước, họ nghỉ ngơi trong phòng của nhà ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!