/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Trà ô long Tứ Quý – Phẩm trà thượng hạng

2546 08:45, 01/04/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Trà ô long Tứ Quý – Phẩm trà thượng hạng
Mang mùi thơm ngọt ngào, phảng phất hương hoa dịu nhẹ, khi pha nước trà có màu nhàn nhạt vàng xanh, vị trà chát nhẹ mà không gắt, hậu ngọt kéo dài hòa quyện với hương hoa mộc lan xen lẫn hương mật ong ngọt ngào. Ô long Tứ Quý trở thành một trong những phẩm trà thượng hạng được nhiều người yêu thích.

Trà ô long Tứ Quý còn có tên gọi khác là Si Ji Chun hay Four Seasons Oolong. Đây là một loại trà có nguồn gốc xuất xứ tại Đài Loan, được lai từ chủng trà ô long cổ điển. Khác với các loại trà núi cao khác, trà Tứ Quý được trồng ở vùng độ cao tầm 800 mét so với mực nước biển. Mỗi một búp sẽ gồm 2 đến 3 lá, có thể thu hoạch quanh năm mà vẫn không bị mất đi hương vị mùa xuân vốn có của nó. Người ta còn gọi loại trà này là Tứ Quý Xuân vì nó mang lại cho người uống cảm giác rằng: mỗi một ngày đều là ngày xuân đầy nắng đẹp và hương hoa ngạt ngào với những tầng vị khác nhau được tinh tế mở ra sau mỗi đợt châm trà.

Loại trà này sau khi pha lên có màu vàng đậm và sánh, quyện theo hương thơm ngọt ngào của dư vị mùa xuân, mang lại cảm giác ấm áp và thanh thoát. Lớp vị của trà rất phong phú và tự nhiên, khi thưởng thức sẽ cảm nhận được độ đắng, hơi chát nhẹ và cuối cùng là vị ngọt hơi bùi còn đọng lại trong khoang miệng.

Nguyên liệu để sản xuất ra trà ô long Tứ Quý được thu hoạch từ giống cây Camellia Sinensis có lá thon nhỏ màu xanh đậm, răng cưa đều với 26-38 đôi răng cưa, có 6 đôi gân lá, lá dày chồi mềm, búp hơi ánh tím.

Mỗi một công đoạn chế biến trà ô long Tứ Quý đều phải tuân thủ nghiêm ngặt về cả thời gian lẫn nhiệt độ. Thời gian để từ búp khô trở thành sản phẩm hoàn thiện phải mất từ 36 - 48 tiếng. Để có được trà oolong ngon phải đảm bảo tuân theo yêu cầu kỹ thuật từ khâu nguyên liệu cho đến công đoạn chế biến từ trà tươi sang trà khô.

Trà Tứ Quý được lên men nhẹ, búp trà được vo thành viên tròn màu xanh lục và nâu đẹp mắt. Mang đặc trưng của chủng trà ô long, mỗi viên trà đều chắc, nặng, kích thước tương đương và sở hữu “đuôi rồng” nhỏ, mảnh phía sau. Thường phải trải qua chính xác các công đoạn: Hái trà → Làm héo nắng → Làm héo mát → Quay thơm → Lên men trà → Quay diệt men → Vò chuông → Sấy sơ bộ → Tạo hình → Sấy khô.

Trà ô long Tứ Quý được xem là một trong những chủng trà ô long đặc biệt nhất, bằng tất cả sự tỉ mỉ tinh tế trong công đoạn thu hoạch và chế biến, loại trà này mang đến những trải nghiệm tuyệt vời hơn cả mong đợi. Cốt chỉ để lưu lại hương thơm của mùa xuân bất tận trong mỗi sợi trà.

Sợi trà khô có mùi thơm ngọt, phảng phất hương hoa thơm dịu. Khi pha ra làn nước trà mang màu nhàn nhạt vàng xanh, vị trà chát nhẹ mà không gắt, hậu ngọt kéo dài hòa quyện với hương hoa mộc lan xen lẫn hương mật ong ngọt ngào. Nhẹ nhàng nhấp một ngụm trà, hương hoa như lan tỏa trong khoang miệng tạo cảm giác thư thái cùng với vị trà chát nhẹ nhưng ngọt mượt mà.

Uống Trà Thôi
Theo Tạp Chí Kinh Tế
Trà ô long Tứ Quý – Phẩm trà thượng hạng
0 0 9,313 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Chén trà là đầu câu chuyện
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1904 09:03, 15/06/2022
0 0 8,455 0.0
“Chè ngon nước chát xin mời Nước non non nước nghĩa người chớ quên” Người ta nói rằng “chén trà là đầu câu chuyện”, bởi khi ngồi bên nhau với tách trà thơm ngon, người ta có thể sống chậm lại, cùng tâm sự với nhau những suy ngẫm về cuộc sống.

Ngày nay, câu nói cửa miệng của mọi người khi đón khách ...
Khai ấm tử sa đúng cách để gợi hương cho trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1892 09:02, 11/06/2022
0 0 7,485 0.0
Ấm tử sa nổi tiếng là loại ấm pha trà ngon bậc nhất. Pha trà bằng ấm tử sa thì hương vị của trà được hấp thụ một cách trọn vẹn. Để thưởng thức được hương vị tuyệt vời đó, việc đầu tiên và rất quan trọng đó là phải biết khai ấm tử sa đúng cách.

Khai ấm tử sa

Khai ấm tử sa được xem là công ...
Truyền thuyết về xuất xứ của cây Trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1886 08:32, 08/06/2022
1 0 7,238 0.0
Trung Quốc là quê hương, là chiếc nôi của cây trà, và người Trung Quốc cũng là một trong những dân tộc đầu tiên tiếp xúc và tìm ra cách chế biến lá trà. Trong lịch sử trà đạo Trung Quốc có rất nhiều cuốn sách liên quan đến trà, như: Trà Kinh, Trà Lục, Trà Phổ, Trà Sử,...

Truyền thuyết về Thần Nông nếm thử ...
Khi được mời trà, vì sao người xưa lại gõ xuống bàn 3 cái?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1878 08:36, 05/06/2022
0 0 5,788 0.0
Trà không chỉ là thức uống thanh nhiệt mà còn chữa được bệnh. Đối với người xưa, thưởng trà đã trở thành nét văn hóa đặc sắc tự bao đời.

Văn hóa uống trà

Trà thịnh hành ở Trung Quốc từ hàng nghìn năm trở về trước. Lịch sử ghi chép rằng, trước năm 280, ở miền Nam nước này có một nước nhỏ ...
Có cần tráng trà trước khi pha?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1877 08:20, 04/06/2022
1 2 6,348 10.0
Tráng trà (hay rửa trà) được xem là bước đầu tiên trong quy trình pha trà. Tráng trà không chỉ giúp loại bỏ các tạp chất trên bề mặt của lá trà, kích thích mùi thơm và công đoạn này còn có tác dụng đánh thức hương vị trà.

Theo nghĩa đen, tráng trà có nghĩa là để rửa lá trà, đặc biệt là khi pha trà bằng ấm ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!