/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Trà ô long Tứ Quý – Phẩm trà thượng hạng

2546 08:45, 01/04/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Trà ô long Tứ Quý – Phẩm trà thượng hạng
Mang mùi thơm ngọt ngào, phảng phất hương hoa dịu nhẹ, khi pha nước trà có màu nhàn nhạt vàng xanh, vị trà chát nhẹ mà không gắt, hậu ngọt kéo dài hòa quyện với hương hoa mộc lan xen lẫn hương mật ong ngọt ngào. Ô long Tứ Quý trở thành một trong những phẩm trà thượng hạng được nhiều người yêu thích.

Trà ô long Tứ Quý còn có tên gọi khác là Si Ji Chun hay Four Seasons Oolong. Đây là một loại trà có nguồn gốc xuất xứ tại Đài Loan, được lai từ chủng trà ô long cổ điển. Khác với các loại trà núi cao khác, trà Tứ Quý được trồng ở vùng độ cao tầm 800 mét so với mực nước biển. Mỗi một búp sẽ gồm 2 đến 3 lá, có thể thu hoạch quanh năm mà vẫn không bị mất đi hương vị mùa xuân vốn có của nó. Người ta còn gọi loại trà này là Tứ Quý Xuân vì nó mang lại cho người uống cảm giác rằng: mỗi một ngày đều là ngày xuân đầy nắng đẹp và hương hoa ngạt ngào với những tầng vị khác nhau được tinh tế mở ra sau mỗi đợt châm trà.

Loại trà này sau khi pha lên có màu vàng đậm và sánh, quyện theo hương thơm ngọt ngào của dư vị mùa xuân, mang lại cảm giác ấm áp và thanh thoát. Lớp vị của trà rất phong phú và tự nhiên, khi thưởng thức sẽ cảm nhận được độ đắng, hơi chát nhẹ và cuối cùng là vị ngọt hơi bùi còn đọng lại trong khoang miệng.

Nguyên liệu để sản xuất ra trà ô long Tứ Quý được thu hoạch từ giống cây Camellia Sinensis có lá thon nhỏ màu xanh đậm, răng cưa đều với 26-38 đôi răng cưa, có 6 đôi gân lá, lá dày chồi mềm, búp hơi ánh tím.

Mỗi một công đoạn chế biến trà ô long Tứ Quý đều phải tuân thủ nghiêm ngặt về cả thời gian lẫn nhiệt độ. Thời gian để từ búp khô trở thành sản phẩm hoàn thiện phải mất từ 36 - 48 tiếng. Để có được trà oolong ngon phải đảm bảo tuân theo yêu cầu kỹ thuật từ khâu nguyên liệu cho đến công đoạn chế biến từ trà tươi sang trà khô.

Trà Tứ Quý được lên men nhẹ, búp trà được vo thành viên tròn màu xanh lục và nâu đẹp mắt. Mang đặc trưng của chủng trà ô long, mỗi viên trà đều chắc, nặng, kích thước tương đương và sở hữu “đuôi rồng” nhỏ, mảnh phía sau. Thường phải trải qua chính xác các công đoạn: Hái trà → Làm héo nắng → Làm héo mát → Quay thơm → Lên men trà → Quay diệt men → Vò chuông → Sấy sơ bộ → Tạo hình → Sấy khô.

Trà ô long Tứ Quý được xem là một trong những chủng trà ô long đặc biệt nhất, bằng tất cả sự tỉ mỉ tinh tế trong công đoạn thu hoạch và chế biến, loại trà này mang đến những trải nghiệm tuyệt vời hơn cả mong đợi. Cốt chỉ để lưu lại hương thơm của mùa xuân bất tận trong mỗi sợi trà.

Sợi trà khô có mùi thơm ngọt, phảng phất hương hoa thơm dịu. Khi pha ra làn nước trà mang màu nhàn nhạt vàng xanh, vị trà chát nhẹ mà không gắt, hậu ngọt kéo dài hòa quyện với hương hoa mộc lan xen lẫn hương mật ong ngọt ngào. Nhẹ nhàng nhấp một ngụm trà, hương hoa như lan tỏa trong khoang miệng tạo cảm giác thư thái cùng với vị trà chát nhẹ nhưng ngọt mượt mà.

Uống Trà Thôi
Theo Tạp Chí Kinh Tế
Trà ô long Tứ Quý – Phẩm trà thượng hạng
0 0 11,849 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

LỤC VŨ PHA TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3185 22:58, 15/02/2024
1 0 2,498 10.0
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, ...
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3181 22:58, 12/02/2024
0 0 2,831 0.0
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước ...
Lược Sử Của Trà (P6): Trà Thời Nhà Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3178 23:22, 08/02/2024
0 0 2,444 0.0
Vào thời nhà Nguyên, văn hóa trà không phát triển quá nổi bật nhưng lại có ý nghĩa kết nối giữa hai thời đại phát triển quan trọng của trà, đó là thời Tống của quá khứ và thời Minh trong tương lai. Vào cuối thời nhà Nguyên, đã có sự xuất hiện của trà lá rời, cũng như sự hoàn thiện của phương pháp sản ...
Nguồn gốc cách đặt tên các loại trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3174 08:46, 06/02/2024
0 0 2,660 0.0
Theo những thống kê ban đầu thì cả thế giới có khoảng 3.000 giống và chi trà khác nhau. Thế nên tên của trà cũng muôn màu muôn vẻ. Có một số loại danh trà thì có cả một truyền thuyết hay câu chuyện lịch sử đằng sau cái tên, có loại thì cái tên đơn giản chỉ là mô tả ngoại hình hay nơi cây trà lớn lên. Tên ...
Lược Sử Của Trà (P5): Trà Thời Nhà Tống – Điểm Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3167 21:13, 02/02/2024
0 0 3,003 0.0
Dưới thời nhà Tống, Thiền tông trở thành tông phái Phật giáo lớn nhất và có mối quan hệ sâu rộng với chính quyền. Đạo giáo cũng trở thành tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn, đặc biệt đối với tầng lớp tu sĩ muốn tu tiên để cầu trường sinh. Cả hai tôn giáo này đều coi trọng trà, vì thế vai trò và tầm quan ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!