/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

‘Ngũ Mã Đồ’ – đỉnh cao của phong cách tranh bạch miêu Lý Công Lân

2553 08:42, 05/04/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

‘Ngũ Mã Đồ’ – đỉnh cao của phong cách tranh bạch miêu Lý Công LânẢnh: epochtimes
“Bạch miêu đại sư” Lý Công Lân của nhà Tống không chỉ nổi danh là “người đứng đầu hội họa nhà Tống” mà còn là một thi sĩ, một nghệ nhân thư pháp giàu cảm xúc và thoát tục. Ông tiết lộ thế giới nội tâm trong tranh vẽ của mình: “Ta vì tranh như thi sĩ làm thơ, ngâm đọc tâm trạng mà thôi”. Hoàng Đình Kiên ngợi khen ông: “Phong lưu không kém người xưa!”.

- Một nhân vật phong lưu, đa tài

Lý Công Lân (1049 – 1006 CN), tự Bá Thời, là người Thư Châu (nay thuộc thành phố Tiềm Sơn, tỉnh An Huy). Ông tự đặt biệt hiệu cho mình là “long miên cư sĩ”, đỗ tiến sĩ vào năm Hy Ninh triều vua Tống Thần Tông, từng nhậm chức Nam Khang, Trường viên úy, tham quân lục sự Tứ Châu, được tiến cử làm chính sự đường, về sau làm san định quan, kiểm pháp viên của Ngự Sử Đài. Sự nghiệp cả đời của Lý Công Lân đều là các chức quan nhỏ từ ngũ phẩm trở xuống, nhưng phẩm tính độ lượng của ông thì vô cùng xuất chúng, được danh sĩ ở khắp các nơi nhắc đến và ca ngợi. Trong phương diện hội họa ông cũng là người nổi tiếng lưu danh lịch sử, cách vẽ “bạch miêu” độc đáo từ xưa đến nay, rất nhiều nhà phê bình tranh ảnh đều xem ông là người đứng đầu trong hội họa nhà Tống.

Cha của Lý Công Lân là Lý Hư Nhất, từng đậu cử nhân khoa hiền lương phương chính, nhậm chức Đại Lý Tự Thừa, sau khi chết được ban chức tả triều nghị đại phu. Thích sưu tầm thư pháp, danh họa. Ông đã mở ra một môi trường trưởng thành tuyệt vời ngập tràn văn hóa nghệ thuật cho đứa con trai vốn sẵn thiên phú nghệ thuật cực cao của mình.

Lý Công Lân học vấn uyên bác và thích nghiên cứu đồ cổ, tinh thông giám định phân biệt các đồ cổ như chuông đỉnh đá quý, sở trường là làm thơ. Ông vốn rất thông minh, rất có năng khiếu nghệ thuật, bất cứ tranh vẽ nào, ông chỉ cần nhìn qua là có thể lĩnh ngộ được bút pháp và nội hàm muốn diễn đạt của họa sĩ. Ông viết Khải thư, Hành thư thiên về phong cách Khải thư của nhà Tấn và Tống nhiều hơn. Tranh vẽ của ông đặc biệt tinh tế vô cùng, mọi người trong thời bấy giờ đều sưu tầm tác phẩm của ông như là một báu vật. Còn đối với ông mà nói, vẽ tranh là “thi sĩ làm thơ, ngâm đọc tâm trạng” mà thôi.

Khi mới bắt đầu học vẽ tranh, đầu tiên ông học vẽ các kiệt tác của Cố Khải Chi, Trương Tăng Dao, Ngô Đạo Huyền và các họa sĩ nổi tiếng thời xưa. Mỗi khi ông có được một bức tranh nổi tiếng nào đó, việc đầu tiên sẽ là sao chép lại, học hỏi tinh hoa và sự tuyệt diệu trong tranh, sau đó lưu giữ lại bản nháp. Những bức tranh nổi tiếng này giúp ông mở mang tầm mắt và làm phong phú cảm xúc thêm. Việc sao chép lại các bức tranh nổi tiếng giúp ông đi sâu vào việc tập hợp sở trường và thói quen sáng tác của các họa sĩ. Từ đó ông đã tự xây dựng phương pháp riêng cho mình, có biểu hiện vô cùng kiệt xuất.

Lý Công Lân vẽ tranh “lấy ý tưởng làm đầu, bố trí đường nét là phụ”, nói một cách khác, ông đặt ý của mình vào trong bút vẽ trước, nắm được ý tưởng, chủ đề của tranh rồi mới tiến hành dựng hình vẽ tranh. Bất luận là về đề tài gì, nhân vật nào, tôn giáo nào, ngựa gì, sơn thủy, hoa cỏ chim chóc gì đi nữa, không có cái nào mà ông không am hiểu, đặc biệt là tranh vẽ nhân vật. Nhưng lúc đầu ông thích vẽ nhất chính là ngựa, mà lại còn vô cùng thành tựu. “Họa Giám” của Thang Hậu thời nhà Nguyên nói rằng ông là một chuyên gia vẽ ngựa, đã đạt đến cảnh giới “nhập thánh”.

Lý Công Lân bắt tay vào vẽ ngựa, ông vô cùng chú trọng công phu phác họa (bạch miêu). Nghe kể rằng mỗi lần đến chuồng ngựa của triều đình để quan sát cống mã do các nước Tây vực tiến cống, ông đều lưu luyến không muốn về, “cả ngày không đi, chẳng mấy thay đổi”, đạt đến cảnh giới quên mất bản thân mình. Lúc đó ông chuyên vẽ hình dáng của các loại ngựa, vẽ rất nhiều. Những người chăm sóc ngựa liên tục khẩn cầu ông đừng tiếp tục vẽ nữa, vì tranh vẽ của ông quá truyền thần, họ sợ là cống mã sẽ “bị thần vật lấy đi”, nghĩa là sợ những con cống mã sẽ bị ngựa trong tranh đoạt mất tinh phách mà chết, vì vậy đã xin ông đừng vẽ nữa.

- “Ngũ Mã Đồ” vang danh thiên hạ

“Ngũ Mã Đồ” của Lý Công Lân vang danh thiên hạ, năm con ngựa này là năm con tuấn mã do các nước Tây vực tiến cống, từ phải sang trái, theo thứ tự là Phượng Đầu Thông, Cẩm Bác Thông, Hảo Đầu Xích, Chiếu Dạ Bạch và Mãn Xuyên Hoa. Trong tranh, mỗi người chăm ngựa và một con ngựa thành một đôi. Người chăm ngựa và ngựa sớm tối bên nhau, giữa họ chắc là đã thiết lập được sự tin tưởng và tình cảm ở mức độ tương đối nào đó, từ trong tranh chúng ta có thể nhìn thấy được thần sắc và khí chất của người và ngựa, có điểm giống nhau vô cùng vi diệu. Chúng ta hãy cùng thưởng thức “Ngũ Mã Đồ” vang danh thiên hạ này.

Khi Lý Công Lân sáng tác bức “Ngũ Mã Đồ” này đã không sử dụng quá nhiều họa tiết trang trí, mà lược bỏ các chi tiết, chỉ bằng vài đường nét chính chuẩn xác, rõ rệt, tinh tế mà tuyệt đẹp để vẽ ra thần thái của năm con ngựa. Còn về phương diện màu sắc, để làm rõ nét đẹp cổ điển thuần tịnh của cách vẽ bạch miêu, ông chỉ quét một chút mực mờ nhạt vào những điểm thực sự cần thiết, còn lại để trống không tô vẽ gì thêm. Đường nét bạch miêu biểu hiện rõ chủ đề sạch sẽ gọn gàng của bức tranh, giống như một bản nhạc nhẹ.

Vài đường nét chính được đặt trong không gian nhỏ hẹp của giấy vẽ nhưng lại phát huy được tác dụng lớn nhất. Những đường nét mỏng lên xuống linh động diễn đạt hết cảm giác đầy đặn và hình ảnh ba chiều của thân ngựa từ các bộ phận cổ, vai, mông đến phần chân một cách dứt khoát, tự nhiên thoải mái. Tất nhiên là trong đó chứa đầy tính nhân văn và trình độ nghệ thuật của họa sĩ.

Bức tranh chia làm năm đoạn, nhà thơ nổi tiếng Hoàng Đình Kiên của Bắc Tông đã thêm tiêu đề và lời bạt ở phần cuối vào năm Nguyên Hựu thứ 5 (1090), ghi chép chi tiết tuổi của ngựa, thời gian tiến cống, tên ngựa, được nuôi ở chuồng ngựa nào… Trong phần lời bạt ghi chép về tác phẩm của Lý Bá Thời (Lý Công Lân)

Con ngựa ở phía ngoài cùng bên phải gọi là Phượng Đầu Thông, tâm trạng có chút cô đơn, dưới ánh mắt chú ý ngập tràn sự quan tâm của người chăm ngựa, nó có vẻ không hài lòng cho lắm, cảm giác như muốn kháng cự, nó di chuyển ánh mắt nhìn vào phía trong, có chút buồn bã. Đường nét của người và ngựa đều vô cùng đơn giản tinh tế, chỉ có một chút khác biệt là các đường nếp gấp trên áo của người chăm ngựa hơi ngắn một chút, tạo cảm giác lực căng rất mạnh, còn những đường nét trên thân của Phượng Đầu Thông thì lại lên xuống chậm rãi, như một vòng cung hơi lồi lên một chút rồi lại nhẹ nhàng lõm xuống, ôm trọn thân ngựa một cách đầy đặn và chắc chắn. Đường parabol mờ nhạt ở phần mông khiến lông ngựa trông mềm mại sáng bóng như lụa. Bờm mọc thưa thớt trên gáy đang rũ xuống một cách yếu ớt, phản ánh tâm trạng buồn bã của nó.

Con ngựa thứ hai tên là Cẩm Bác Thông, bờm và đuôi sẫm màu tạo thành sự tương phản mạnh mẽ với cơ thể màu trắng. Người và ngựa này thì lại tạo được cảm giác ấm áp, có lẽ họ đều biết mục đích của chuyến đi này, ánh mắt đều hướng về nơi xa, dáng vẻ rất ung dung. Vì vậy chúng ta nhìn thấy tạo hình và đường nét trên áo của người chăm ngựa bằng phẳng hơn rất nhiều, điều thú vị là, chiếc mũ trên đầu của người chăm ngựa này có trang trí một số thứ lỏng lẻo trông giống như cái bờm ngựa, chiếc mũ đối ứng với bờm của ngựa, trông giống như người một nhà vậy.

Cơ thể của ngựa khỏe mạnh, từ cái bờm trên chiếc cổ to khỏe đến phần đuôi, có thể nhìn thấy được những đường nét dài lên xuống một cách uyển chuyển chạy dọc cơ thể lộ ra rõ ràng, từ gáy, vai, mông, ngực, cổ, bước đi một cách nhẹ nhàng về phía trước, cuối cùng, đến bốn chân ngựa, rất vững chắc để chống đỡ cơ thể to khỏe. Màu lông đậm của bốn cái chân ngựa giống như là đang đi tất màu tối, tạo cảm giác ấn tượng sâu sắc.

Con ngựa thứ ba là Hảo Đầu Xích, nó là con ngựa sẫm màu. Người chăm ngựa đội chiếc mũ trùm đầu đang định đưa nó đi tắm rửa. Tay phải của người chăm ngựa cầm dây cương đã được cuộn tròn, tay trái cầm chiếc bàn chải tròn, để lộ một bên vai phải, thắt phần dưới của áo cột vào lưng, với một tư thế đang cố gắng hết sức. Ông nhìn con Hảo Xích Đầu một cách dịu dàng, giống như đang thăm dò ý kiến của nó, nào ngờ con ngựa cúi đầu xuống, giả vờ không hiểu.

Bức tranh này có hơi khác với bốn bức còn lại, đường nét trên cơ thể người chăm ngựa, bao gồm đầu, quần áo, phần vai bị lộ, và tay chân, thuộc tính đều không giống nhau. Nhưng họa sĩ lại dùng cùng một thủ pháp nét tròn để vẽ, bộ đồ làm việc gọn gàng phối với khuôn mặt chất phác hiền lành của người chăm ngựa, thật sự tạo thành người chăm ngựa đích thực. Trong số 5 người chăm ngựa, tác giả đều tự nhiên vẽ ra được điểm khác biệt, tạo thành những biểu hiện đa dạng cho bức tranh, bức tranh cũng tự nhiên mà trở nên phong phú hơn, có độ thu hút rất cao.

Màu lông của con ngựa này là màu tối, để diễn đạt cảm giác chắc khỏe của màu tối, vẫn là các đường nét mỏng, nhưng thêm vào một lực vẽ tương đối, thay đổi theo các cơ gân trên cơ thể ngựa để thể hiện cảm giác chắc đặc, cộng với kết xuất hài hòa, tạo thành hình ảnh 3D trên thân ngựa vô cùng rõ ràng, gân cốt và các cơ đều lộ rõ. Thủ pháp tả thực tinh tế như vậy đã có ở Trung Quốc từ một ngàn năm trước rồi.

Con ngựa thứ tư là Chiếu Dạ Bạch. Như chúng ta đều đã biết, Hàn Can cũng từng vẽ Chiếu Dạ Bạch, ông cũng là danh họa lưu danh thiên cổ. Nhưng ngựa mà Hàn Can vẽ là Chiếu Dạ Bạch đang giận dữ, còn chúng ta nhìn thấy trong này là con Chiếu Dạ Bạch vô cùng dịu dàng.

Nhóm người ngựa này có khoảng cách gần gũi nhất trong số năm nhóm người ngựa, người và ngựa gần như là dựa vào nhau, mà thái độ cũng rất tự nhiên, giống như vốn dĩ là phải như vậy. Thủ pháp bạch miêu vẽ người và ngựa đều giống nhau, áo bào trắng phối với ngựa trắng, các đường nét mỏng nhẹ nhàng, không có sự bực tức, không có buồn phiền, cho chúng ta nhìn thấy được sự thỏa hiệp giữa người và ngựa, cũng cảm nhận được sự ấm áp từ bên trong thể hiện ra bên ngoài.

Người chăm ngựa cầm roi ngựa trên tay đang nhìn con Mãn Xuyên Hoa bằng ánh mắt khá là nghiêm túc. Còn Mãn Xuyên Hoa thì giống như một đứa bé, ngại ngùng nghiêng đầu về một bên, không dám nhìn thẳng người chăm ngựa. Các đường nếp gấp trên trang phục của người chăm ngựa vô cùng dứt khoát, các đường ngắn và dài đan xen nhau, các đường nét sắc bén như lưỡi kiếm, tạo cảm giác rất nhịp nhàng. Viền áo của người chăm ngựa lộ ra hình sóng uốn lượn lên xuống, thể hiện được chất vải của trang phục. Thủ pháp dứt khoát vẽ một mạch là thành của họa sĩ, cũng khiến người chăm ngựa toát lên vẻ điển trai. Còn phần thân của Mãn Xuyên Hoa cũng giống như bốn con ngựa khác, đều là dùng đường nét đơn nhẹ nhàng tự nhiên nhưng chính xác để hoàn thành.

Mãn Xuyên Hoa, nghĩa là trên mặt hồ phủ đầy hoa, tràn ngập ý thơ trong đó! Mặt sông phản chiếu cơ thể chắc chắn và láng mịn của nó, hoa chính là những đốm nhỏ trên thân ngựa. Những đốm nhỏ này cũng rất tinh tế, từ nhạt đến đậm, được chấm vào từng chút một, đốm trước chưa khô đã chấm tiếp đốm sau, màu trước và màu sau dao động với nhau, hình thành hiện tượng lốm đốm tự nhiên trong cái này có cái kia, trong cái kia có cái này.

Lúc đầu vẽ ngựa Lý Công Lân học phong cách của Hàn Can, kết quả người sau còn giỏi hơn người trước. Cách vẽ bạch miêu trong “Ngũ Mã Đồ” có phong cách chặt chẽ cô đọng của Cố Khải Chi, cũng có kỹ thuật biến hóa đường nét biểu hiện tính chất vật thể của Ngô Đạo Tử, và sử dụng đường nét đậm nhạt để nói lên tính cách của người và ngựa.

Lý Công Lân bắt tay vào vẽ ngựa, đã tổng hợp được kỹ thuật tinh yếu của các danh họa trong nhiều đời, phát triển tài năng hội họa toàn diện của mình, và dùng mực vẽ móc nối các đường nét đã mở ra một phương pháp “vẽ phác thảo” mới, vô cùng xuất chúng, trở thành người đứng đầu trong hội họa nhà Tống.

Uống Trà Thôi
Theo DKN
‘Ngũ Mã Đồ’ – đỉnh cao của phong cách tranh bạch miêu Lý Công Lân(“Ngũ Mã Đồ” của Lý Công Lân vang danh thiên hạ. (Ảnh: Epochtimes).
‘Ngũ Mã Đồ’ – đỉnh cao của phong cách tranh bạch miêu Lý Công LânChân dung Lý Công Lân, lấy từ “Cổ thánh hiền tượng truyện lược” được vẽ vào năm Đạo Quang thứ mười do Cố Nguyên của nhà Thanh biên soạn. (Ảnh: Epochtimes).
‘Ngũ Mã Đồ’ – đỉnh cao của phong cách tranh bạch miêu Lý Công Lân(Phượng Đầu Thông trong “Ngũ Mã Đồ” của Lý Công Lân. Ảnh: Epochtimes).
‘Ngũ Mã Đồ’ – đỉnh cao của phong cách tranh bạch miêu Lý Công Lân(Cẩm Bác Thông trong “Ngũ Mã Đồ” của Lý Công Lân. Ảnh: Epochtimes).
‘Ngũ Mã Đồ’ – đỉnh cao của phong cách tranh bạch miêu Lý Công Lân(Chiếu Dạ Bạch trong “Ngũ Mã Đồ” của Lý Công Lân. Ảnh: Epochtimes)
‘Ngũ Mã Đồ’ – đỉnh cao của phong cách tranh bạch miêu Lý Công Lân(Mãn Xuyên Hoa trong “Ngũ Mã Đồ” của Lý Công Lân thời nhà Tống. Ảnh: Epochtimes).
‘Ngũ Mã Đồ’ – đỉnh cao của phong cách tranh bạch miêu Lý Công Lân(Hảo Đầu Xích trong “Ngũ Mã Đồ” của Lý Công Lân. Ảnh: Epochtimes).
0 0 4,715 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.3): Khi khoa học huỷ hoại đức tin
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2362 08:30, 20/12/2022
0 0 7,348 0.0
Cùng với sự lan truyền càng ngày càng rộng của những tư tưởng phản Thần và phản truyền thống, đạo đức của con người đã bị hủy hoại một cách vô tình, không ý thức được, không cảm nhận được…

Sở dĩ tôi muốn nói về khoa học, là vì trong lịch sử nghệ thuật, bất luận là phát minh nhan liệu mới, hay ...
Tranh những bình hoa giá hàng chục triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2350 08:47, 16/12/2022
0 0 5,844 0.0
Tranh vẽ bình hoa cúc, loa kèn của họa sĩ Sanyu được bán với giá lên tới giá 24,6 triệu USD (582 tỷ đồng).

Sanyu hiện là cái tên được nhắc đến nhiều trên các mạng xã hội Trung Quốc khi 163, Sohu đăng tải bài viết về cuộc đời, sự nghiệp của ông. CNN từng gọi họa sĩ là "Người định giá thị trường nghệ ...
TRANH CỦA ĐƯỜNG BÁ HỔ ĐƯỢC BÁN VỚI GIÁ CAO NGẤT; CHUYÊN GIA: PHÓNG TO LÊN THÌ KHÔNG PHẢI LÀ TRANH
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2343 13:01, 13/12/2022
0 0 7,147 0.0
Những bức tranh gốc của Đường Bá Hổ được bán đấu giá với giá cao ngất ngưởng. Khi phóng đại bức tranh lên rồi quan sát các chuyên gia phải thốt lên rằng: đây cơ bản không phải là tranh vẽ…
‘Đường Bá Hổ Điểm Thu Hương’ là một bộ phim nổi tiếng, hẳn rất nhiều người đã từng xem qua. Bộ phim này ...
Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.2): Chủ nghĩa cổ điển và trường phái Baroque
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2331 08:55, 09/12/2022
0 0 5,920 0.0
Mỹ thuật chủ nghĩa cổ điển lấy nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại làm hình mẫu, sùng thượng lý tính, tuân theo các quy phạm, và tìm kiếm chân lý trong sự điền nhã và hài hòa của nghệ thuật. Còn các nghệ sĩ trường phái Baroque coi trọng các yếu tố màu sắc, sáng tối, động thế, kích tình… đã cố gắng mọi ...
BỨC TRANH VẼ CON VE SẦU CỦA TỀ BẠCH THẠCH BỊ CHẾ GIỄU VÌ VẼ SAI
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2312 11:06, 01/12/2022
0 0 5,695 0.0
BỨC TRANH VẼ CON VE SẦU CỦA TỀ BẠCH THẠCH BỊ CHẾ GIỄU VÌ VẼ SAI, CHUYÊN GIA: BỨC TRANH TRỊ GIÁ 3,000 TỶ ĐỒNG

Trong suốt chiều dài lịch sử, dù là thời cổ đại, thời cận đại hay hiện đại, có rất nhiều họa sĩ nổi tiếng, và những bức tranh do những họa sĩ này tạo ra thì lại vô cùng đáng quý.

Từ bức ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!