/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

ĐẤT GIÁNG BA NÊ

2561 16:26, 09/04/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

ĐẤT GIÁNG BA NÊ
Không giống như các loại đất khác như Tử nê và Hồng nê, việc sử dụng Giáng ba nê để làm ấm trà không có lịch sử hàng trăm năm. Sự thật Giáng ba nê là một loại nê liệu mới, chỉ được phát hiện cách đây và thập kỷ.

Loại đất mới này được phát hiện vào năm 1990 trong khi đang xây dựng một con đường giữa 2 núi Hoàng Long Sơn và Thanh Long Sơn ở Nghi Hưng. Trong khi đào đất để hạ thấp độc dốc của con đường, các công nhân đã phát hiện ra một lớp quặng tử sa lạ.

Việc phát hiện ra tử sa không có gì mới ở Nghi Hưng, vì các quặng đất tử sa thường được phát hiện khi xây dựng các công trình ở Nghi Hưng rất nhiều, và cũng có rất nhiều ấm tử sa được làm từ các nguồn đất này. Tuy nhiên trong lần làm đường này người ta đã phát hiện ra một lớp quặng tử sa độc đáo hơn, nên thu hút được nhiều sự chú ý.

Lớp quặng này có nhiều màu sắc trộn lẫn tự nhiên của 3 loại đất tử sa là: Hồng nê (màu đỏ), Tử nê (màu tím) và Đoạn nê (màu vàng).

Sau đó có vài nghệ nhân làm ấm đã lấy đất về và luyện đất, để xem chất lượng như thế nào, sau đó họ đã làm thử vài chiếc ấm, và thấy màu sắc rất đẹp cũng như rất thích hợp với một số loại trà. Người ta đã đặt tên cho loại đất mới này là Giáng Ba Nê (降坡泥), loại đất mới ở dốc chân núi khi được phát hiện ra.

ĐẤT MÀU CẦU VỒNG

Giáng ba nê khi nung thành phẩm có nhiều màu từ vàng nâu đến đỏ nâu tím. Màu của Giáng ba nê phụ thuộc vào tỷ lệ phần trăm của các loại đất tử sa trong quặng khai thác được.
Quặng được khai thác ở gần núi Hoàng Long Sơn có tỷ lệ Hồng nê cao hơn nên khi nung ra có màu đỏ hơn đất được khai thác ở xa hơn. Loại quặng này có khi được gọi là Giáng Ba Hồng Nê và là một loại đất rất được yêu thích.

Giáng ba nê được khai thác gần Thanh Long Sơn lại có tỷ lệ Đoạn nê cao hơn và cát nhiều hơn, nên khó nung hơn và thường được xem là chất lượng thấp hơn. Giáng ba nê được nung ở nhiệt độ cao hơn một chút so với Hồng nê, nhiệt độ khoản 1150 đến 1200 độ C. Tỷ lệ co ngót khoản 12%.

Sự pha trộn của Hồng nê và Tử nê có thể nhìn thấy qua màu đỏ tím hoặc nâu của da ấm. Các hạt Đoạn nê màu vàng xuất hiện trên da ấm, giống như những ngôi sao nhỏ trên bầu trời đêm. Đây là một nét đẹp và cũng là dấu hiệu để nhận biết của Giáng ba nê.

PHA TRÀ VỚI ẤM GIÁNG BA NÊ

Đất Giáng ba nê xốp thích hợp với trà phổ nhĩ, trà đen và các loại trà olong cao cấp. Giáng ba nê rất nhanh lên nước, ấm chỉ sau một tháng sử dụng thường xuyên đã bóng đẹp tinh tế.

Uống Trà Thôi
Theo trucvanlau
ĐẤT GIÁNG BA NÊ
ĐẤT GIÁNG BA NÊ
ĐẤT GIÁNG BA NÊ
0 0 3,780 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Nghệ nhân Tử sa Xưa và Nay
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2215 08:57, 14/10/2022
0 0 2,303 0.0
Cho đến bây giờ, các tài liệu sách vở đọc được đều cho biết, Cung Xuân là người sống qua hai triều vua Gia Tĩnh, Chính Đức đời Minh đã khắc dấu ấn tên mình lên chiếc ấm Tử sa đầu tiên. Thành công này đã tạo tiền đề cho một thế hệ nghệ nhân nổi lên vào triều Vạn Lịch nối tiếp, gồm có: Đổng Hàn, ...
Các dạng lỗ lọc của Ấm Tử Sa và yếu tố quyết định độ mạnh dòng nước
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2190 08:52, 07/10/2022
2 0 3,960 0.0
Nói đến Ấm Tử Sa là chúng ta đang nói đến một “tác phẩm” tuyệt vời trong nghệ thuật trà đạo. Những chiếc Ấm Tử Sa hấp dẫn trà nhân bằng một vẻ đẹp đặc biệt, có nét trầm mặc nhưng lại vô cùng tinh tế, cùng với đó là sự kỳ diệu khi pha trà. Ấm có kiểu dáng phong phú với các dạng lỗ lọc khác ...
Sự ra đời của đất phối đất - Cách nghệ nhân phối trộn đất tử sa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2170 08:51, 30/09/2022
1 0 2,391 0.0
Ấm Tử Sa vang danh được chế tạo bởi loại đất Tử Sa huyền thoại từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân. Đất Tử Sa có nhiều loại khác nhau, vì thế một trong các cách phối trộn đất của Tử Sa phải kể đến phương pháp đất phối đất, hiện đang được sử dụng khá phổ biến. Cụ thể cách phối trộn ...
Lịch sử ấm tử sa – Một trong 4 quốc bảo của Trung Quốc
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2148 09:17, 22/09/2022
1 0 3,585 0.0
Lịch sử hình thành ấm trà tử sa Nghi Hưng

Lịch sử làm tử sa thì dài đến cả vài ngàn năm, kĩ thuật làm tử sa được kế thừa và phát triển từ kĩ thuật làm đồ gốm. Từ xa xưa người Trung Quốc đã lấy đất tử sa làm đồ dùng, nhưng làm thành ấm sử tử sa trung quốc được mọi người công nhận phải đến ...
Ấm tử sa trải qua mấy lần nung? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại có những hạt màu khác so với thân ấm?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2116 08:47, 13/09/2022
0 0 6,970 10.0
Trong giới trà đạo hẳn không ai là không biết đến ấm đất Tử Sa – dụng cụ pha trà hoàn hảo nhất hiện nay. Vậy để tạo nên chiếc ấm Tử Sa trứ danh, người nghệ nhân sẽ phải nung ấm bao nhiêu lần? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại thường có những màu hạt khác so với thân ấm? Nếu bạn cũng đang không biết ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!