/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

ĐẤT GIÁNG BA NÊ

2561 16:26, 09/04/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

ĐẤT GIÁNG BA NÊ
Không giống như các loại đất khác như Tử nê và Hồng nê, việc sử dụng Giáng ba nê để làm ấm trà không có lịch sử hàng trăm năm. Sự thật Giáng ba nê là một loại nê liệu mới, chỉ được phát hiện cách đây và thập kỷ.

Loại đất mới này được phát hiện vào năm 1990 trong khi đang xây dựng một con đường giữa 2 núi Hoàng Long Sơn và Thanh Long Sơn ở Nghi Hưng. Trong khi đào đất để hạ thấp độc dốc của con đường, các công nhân đã phát hiện ra một lớp quặng tử sa lạ.

Việc phát hiện ra tử sa không có gì mới ở Nghi Hưng, vì các quặng đất tử sa thường được phát hiện khi xây dựng các công trình ở Nghi Hưng rất nhiều, và cũng có rất nhiều ấm tử sa được làm từ các nguồn đất này. Tuy nhiên trong lần làm đường này người ta đã phát hiện ra một lớp quặng tử sa độc đáo hơn, nên thu hút được nhiều sự chú ý.

Lớp quặng này có nhiều màu sắc trộn lẫn tự nhiên của 3 loại đất tử sa là: Hồng nê (màu đỏ), Tử nê (màu tím) và Đoạn nê (màu vàng).

Sau đó có vài nghệ nhân làm ấm đã lấy đất về và luyện đất, để xem chất lượng như thế nào, sau đó họ đã làm thử vài chiếc ấm, và thấy màu sắc rất đẹp cũng như rất thích hợp với một số loại trà. Người ta đã đặt tên cho loại đất mới này là Giáng Ba Nê (降坡泥), loại đất mới ở dốc chân núi khi được phát hiện ra.

ĐẤT MÀU CẦU VỒNG

Giáng ba nê khi nung thành phẩm có nhiều màu từ vàng nâu đến đỏ nâu tím. Màu của Giáng ba nê phụ thuộc vào tỷ lệ phần trăm của các loại đất tử sa trong quặng khai thác được.
Quặng được khai thác ở gần núi Hoàng Long Sơn có tỷ lệ Hồng nê cao hơn nên khi nung ra có màu đỏ hơn đất được khai thác ở xa hơn. Loại quặng này có khi được gọi là Giáng Ba Hồng Nê và là một loại đất rất được yêu thích.

Giáng ba nê được khai thác gần Thanh Long Sơn lại có tỷ lệ Đoạn nê cao hơn và cát nhiều hơn, nên khó nung hơn và thường được xem là chất lượng thấp hơn. Giáng ba nê được nung ở nhiệt độ cao hơn một chút so với Hồng nê, nhiệt độ khoản 1150 đến 1200 độ C. Tỷ lệ co ngót khoản 12%.

Sự pha trộn của Hồng nê và Tử nê có thể nhìn thấy qua màu đỏ tím hoặc nâu của da ấm. Các hạt Đoạn nê màu vàng xuất hiện trên da ấm, giống như những ngôi sao nhỏ trên bầu trời đêm. Đây là một nét đẹp và cũng là dấu hiệu để nhận biết của Giáng ba nê.

PHA TRÀ VỚI ẤM GIÁNG BA NÊ

Đất Giáng ba nê xốp thích hợp với trà phổ nhĩ, trà đen và các loại trà olong cao cấp. Giáng ba nê rất nhanh lên nước, ấm chỉ sau một tháng sử dụng thường xuyên đã bóng đẹp tinh tế.

Uống Trà Thôi
Theo trucvanlau
ĐẤT GIÁNG BA NÊ
ĐẤT GIÁNG BA NÊ
ĐẤT GIÁNG BA NÊ
0 0 3,428 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Lịch sử của Nhữ Diêu (Ru ware)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2677 09:14, 08/06/2023
0 0 1,280 0.0
Gốm Nhữ không những được xếp hạng là “anh cả” trong Ngũ đại danh diêu thời Tống mà còn được đánh giá là một trong những dòng gốm có địa vị cao nhất trong lịch sử hay là đỉnh cao gốm sứ nhân loại.

Trong những năm 1100, gốm Nhữ được làm chỉ dành riêng cho Hoàng gia. Được cho là lấy cảm hứng từ giấc ...
Tử sa rạn là như nào? Cách nhận biết Tử sa rạn
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2660 08:58, 01/06/2023
0 0 1,238 0.0
Chúng ta thường thấy đồ sứ có men rạn, chứ ít khi có tử sa. Bài viết này nhằm giới thiệu đến các anh chị loại tử sa không phủ men nhưng lại có vệt rạn tự nhiên.

Đây là loại tử sa được công nghệ mỹ thuật sư cao cấp Mã Tuấn Hoa phát minh ra, đã đăng ký sở hữu trí tuệ vào năm 2009. Loại ấm tử sa này ...
Đất Thiên Thanh Nê trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ” của Lưu Ngọc Lâm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2648 08:53, 24/05/2023
0 0 3,352 0.0
Xin gửi đến độc giả bài dịch về nội dung đất Thiên Thanh Nê trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ” của Lưu Ngọc Lâm. Có thể thấy quan điểm trong cuốn này khác nhiều so với cuốn “Nghi Hưng Tử Sa Khoáng Liệu”. Mời các độc giả tham khảo!

Thiên Thanh Nê “đứng đầu trong các loại đất”, nhưng giờ đã khó ...
Ấm sứ – Ấm tử sa – Ấm bạc
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2616 08:40, 10/05/2023
0 1 2,146 0.0
1. Ấm sứ

Ấm sứ làm từ chất liệu gốm có hàm lượng cao kaolin (một loại khoáng sét trắng), có tráng men. Được nung ở nhiệt độ rất cao từ 1.200 đến 1.400°C.

Đồ sứ được phát minh ở Trung Quốc và có từ thời nhà Thương (1600–1046 trước Công nguyên). Đến đầu triều đại nhà Đường (618–907 sau Công Nguyên), ...
4 dáng kinh điển của Kiến diêu từ thời Tống
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2603 08:19, 03/05/2023
0 0 4,591 0.0
Hồn cốt chính là cái gốc cho mọi vẻ đẹp cũng như giá trị. Với một con người đó là khung xương, dáng người, tinh thần, sau đó mới là nền tảng cho vẻ đẹp cơ bắp, đường cong, vẻ đẹp da

Với một tác phẩm nội thất, đó là chất gỗ, kết cấu mộng, sau đó mới là họa tiết đục, sau cùng là nước da hoàn ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!