/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Bốn đặc tính của Trà đạo: Thanh, Thực, Hòa, Không

2562 08:34, 10/04/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Bốn đặc tính của Trà đạo: Thanh, Thực, Hòa, KhôngTrà đạo có thể dùng 4 từ để miêu tả đặc tính: Thanh, Thực, Hòa, Không.
Trà là tặng phẩm của thiên nhiên, phải dùng nước làm chất vận chuyển, giúp cho người thưởng trà dễ dàng cảm nhận. Vậy trà đạo thực sự là gì? Một lời khó giải thích hết. Nó ẩn mình trong hương vị của trà, đầu tiên là vị “Thanh”, sau là vị đắng, rồi lại đến vị ngọt, cuối cùng mới đến hương thơm.

- "Thanh" trong Trà đạo:

“Thanh” tức là không có lẫn tạp, trà không khó để có mùi thơm, có hương vị, nhưng rất khó để “thanh”. Hương thơm thanh nhã thuần khiết, vị ngọt thanh khiết nơi đầu lưỡi, nhưng không hề ảm đạm.

- "Thực" trong Trà đạo:

Trong trà đạo luôn phải bàn đến chữ “Thực” (thật), Trà phải là trà thật, hương thật, vị thật. Khung cảnh thưởng trà phải là núi thật sông thật, thư họa phải do danh họa thực sự chắp bút, đồ dùng phải là gốm sứ thật. Cuối cùng, người uống trà phải dùng sự chân thật, chân tình và sự ung dung thực sự.

- “Hòa hợp” trong trà đạo

Nước và lửa hòa hợp với làm nên ấm trà. Trà đạo chính là sự hòa hợp mộc mạc nhất giữa đất và trời. Trong khi thưởng trà còn có sự hòa hợp giữa người với người, người với vạn vật, Uống trà có thể làm cho con người và trái tim giao hòa, và mọi thứ đều thể hiện ý nghĩa của sự hòa hợp

- Tính “Không” trong trà đạo

Nước trà trong và hài hòa, gần như cạn. Khi đưa vào trong miệng, hương thơm ngào ngạt phảng phất, rồi tất cả biến mất tựa hồ gió thoảng trên mặt nước, không để lại dấu vết gì. Đây chính là cái tính “không" của trà đạo.

Chính vì những ý nghĩ này, người ta uống trà đạo để trấn tĩnh tâm trí, giúp bồi đắp tình cảm, xóa bỏ những suy nghĩ vẩn vơ, tạp niệm. Điều này phù hợp với triết lý phương Đông chủ trương “tĩnh tâm tĩnh lặng”, đồng thời cũng phù hợp với tư tưởng “nội tâm tu hành” của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo.

Uống Trà Thôi
Theo toiyeutra
Bốn đặc tính của Trà đạo: Thanh, Thực, Hòa, KhôngNgười ta uống trà để trấn tĩnh tâm trí, giúp bồi đắp tình cảm, xóa bỏ những suy nghĩ vẩn vơ, tạp niệm.
0 0 5,678 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Lược Sử Của Trà (P5): Trà Thời Nhà Tống – Điểm Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3167 21:13, 02/02/2024
0 0 4,364 0.0
Dưới thời nhà Tống, Thiền tông trở thành tông phái Phật giáo lớn nhất và có mối quan hệ sâu rộng với chính quyền. Đạo giáo cũng trở thành tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn, đặc biệt đối với tầng lớp tu sĩ muốn tu tiên để cầu trường sinh. Cả hai tôn giáo này đều coi trọng trà, vì thế vai trò và tầm quan ...
Lý do không nên uống trà khi đói bụng
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3164 18:54, 31/01/2024
0 0 4,506 0.0
Trà có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng uống khi đói dễ gây kích ứng dạ dày, đau đầu, cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng.

Tất cả chúng ta đều biết đồ uống ấm vào buổi sáng có thể có lợi cho quá trình trao đổi chất và hệ tiêu hóa. Nhưng điều đó có đúng với tất cả các loại đồ uống không? ...
Lược Sử Của Trà (P4): Trà Thời Nhà Đường – Tiên Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3157 21:30, 28/01/2024
0 0 4,421 0.0
Thời Đường được coi là thời đại mà lần đầu tiên văn hóa trà được chính thức ghi nhận, cùng với sự ra đời của “Trà Kinh” của Lục Vũ. Từ “Trà Kinh”, trà cũng mới được thống nhất gọi là “trà” (“茶”, chá), sau nhiều tên gọi khác nhau trước đó như “đồ” (“荼”, tú), “mính” (“茗”, ...
Bạch trà Shan tuyết Hà Giang - Niềm tự hào của Việt Nam
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3152 09:27, 25/01/2024
0 0 3,620 0.0
Sự xuất hiện của Bạch trà Shan tuyết Hà Giang trong tiệc trà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã góp phần giới thiệu đến bạn bè quốc tế về nét đẹp văn hóa trà của Việt Nam, đồng thời khẳng định vị thế của Bạch trà Shan tuyết Hà Giang trên bản đồ ...
Lược Sử Của Trà (P3): Trà Trước Thời Nhà Đường – Chử Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3149 08:55, 23/01/2024
0 0 3,645 0.0
Vào thời kỳ đầu của lịch sử uống trà, người cổ đại có thể đã nhai lá chè tươi trực tiếp như một cách giải khát. Sau đó thì họ chuyển sang nấu lá chè tươi với nước và gia vị như món canh, tiếp theo là học cách phơi khô lá chè để dùng dần. Thời kỳ này, các loại cây chè hoang dã được khai thác, đến ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!