/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Bốn đặc tính của Trà đạo: Thanh, Thực, Hòa, Không

2562 08:34, 10/04/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Bốn đặc tính của Trà đạo: Thanh, Thực, Hòa, KhôngTrà đạo có thể dùng 4 từ để miêu tả đặc tính: Thanh, Thực, Hòa, Không.
Trà là tặng phẩm của thiên nhiên, phải dùng nước làm chất vận chuyển, giúp cho người thưởng trà dễ dàng cảm nhận. Vậy trà đạo thực sự là gì? Một lời khó giải thích hết. Nó ẩn mình trong hương vị của trà, đầu tiên là vị “Thanh”, sau là vị đắng, rồi lại đến vị ngọt, cuối cùng mới đến hương thơm.

- "Thanh" trong Trà đạo:

“Thanh” tức là không có lẫn tạp, trà không khó để có mùi thơm, có hương vị, nhưng rất khó để “thanh”. Hương thơm thanh nhã thuần khiết, vị ngọt thanh khiết nơi đầu lưỡi, nhưng không hề ảm đạm.

- "Thực" trong Trà đạo:

Trong trà đạo luôn phải bàn đến chữ “Thực” (thật), Trà phải là trà thật, hương thật, vị thật. Khung cảnh thưởng trà phải là núi thật sông thật, thư họa phải do danh họa thực sự chắp bút, đồ dùng phải là gốm sứ thật. Cuối cùng, người uống trà phải dùng sự chân thật, chân tình và sự ung dung thực sự.

- “Hòa hợp” trong trà đạo

Nước và lửa hòa hợp với làm nên ấm trà. Trà đạo chính là sự hòa hợp mộc mạc nhất giữa đất và trời. Trong khi thưởng trà còn có sự hòa hợp giữa người với người, người với vạn vật, Uống trà có thể làm cho con người và trái tim giao hòa, và mọi thứ đều thể hiện ý nghĩa của sự hòa hợp

- Tính “Không” trong trà đạo

Nước trà trong và hài hòa, gần như cạn. Khi đưa vào trong miệng, hương thơm ngào ngạt phảng phất, rồi tất cả biến mất tựa hồ gió thoảng trên mặt nước, không để lại dấu vết gì. Đây chính là cái tính “không" của trà đạo.

Chính vì những ý nghĩ này, người ta uống trà đạo để trấn tĩnh tâm trí, giúp bồi đắp tình cảm, xóa bỏ những suy nghĩ vẩn vơ, tạp niệm. Điều này phù hợp với triết lý phương Đông chủ trương “tĩnh tâm tĩnh lặng”, đồng thời cũng phù hợp với tư tưởng “nội tâm tu hành” của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo.

Uống Trà Thôi
Theo toiyeutra
Bốn đặc tính của Trà đạo: Thanh, Thực, Hòa, KhôngNgười ta uống trà để trấn tĩnh tâm trí, giúp bồi đắp tình cảm, xóa bỏ những suy nghĩ vẩn vơ, tạp niệm.
0 0 5,722 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Bạch trà - trà hiếm hoi nhất trên thế giới có gì đặc biệt?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1982 09:49, 16/07/2022
0 0 8,172 10.0
Tất cả các loại trà thật sự đều cùng loài Camellia sinensis. Tuy nhiên, do điều kiện trồng, phương pháp chế biến và địa điểm khác nhau đã khiến trà phát triển thành những loại khác nhau. Ngoài trà đen và trà xanh, còn 4 loại trà khác.

Loại hiếm hoi nhất là trà trắng (bạch trà), chủ yếu được sản xuất ở Trung ...
Trà và Thiền trong văn hóa Phật giáo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1971 09:21, 13/07/2022
0 0 8,522 0.0
Hương vị của trà đã thấm sâu vào trong cuộc sống thường nhật, vị chát rồi ngọt của trà đã đi vào tâm thức của bao lớp người trong kiếp nhân sinh. Rồi trà như cam lộ nhuận thắm cửa thiền sâu lắng, gợi lên khúc đại từ sắc sắc không không.

Không biết từ khi nào mà trà trở thành một trong những thứ không ...
Một tách trà là niềm vui thanh đạm, giữa phồn hoa ta thấy được thuần chân
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1965 09:08, 11/07/2022
1 1 7,798 0.0
Thuở nhỏ tôi rất sợ uống trà, vừa nhìn thấy liền nhăn mặt, đến khi cổ họng khát khô mới chịu vớ lấy chiếc chén mà nhắm mắt nhắm mũi uống, ực một cái là xong hết! Sau này lớn lên mới biết, thì ra, hoa có hương sắc của hoa, nước có ý vị của nước, ấm có tâm tình của ấm, mà trà lại có đạo lý của ...
Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1958 09:02, 08/07/2022
1 0 8,918 0.0
Nhiều tài liệu cho rằng, trà Trung Quốc lần đầu tiên được ghi chép trong triều đại nhà Chu, ban đầu người ta ca ngợi trà chỉ vì giá trị y học của nó. Ngay cả Khổng Tử (551 - 479 trước CN) cũng chưa từng thưởng thức trà.

Nhiều thời gian sau… Khổng Tử, trà mới thật sự trở thành thức uống ở Trung Quốc, rồi ...
Trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1953 09:00, 06/07/2022
0 0 11,132 0.0
Trà "cắm tăm" là cách pha trà đặc biệt. Chén trà đậm đặc đến nỗi nếu cắm que tăm vào vẫn có thể đứng thẳng trong chén.

Trà xanh gắn bó với đủ mọi tầng lớp nhân dân từ cao sang vương giả đến các tầng lớp bình dân lao động. Thưởng trà có nhiều cách, người thích vị trà nhẹ nhàng, có chút đắng nhẹ ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!