/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Victor Tardieu - người mở đầu nền mỹ thuật và kiến trúc hiện đại Việt Nam

2570 08:36, 14/04/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Victor Tardieu - người mở đầu nền mỹ thuật và kiến trúc hiện đại Việt NamVictor Tardieu ((30 /4 /1870 - 12/ 6/ 1937)
Kinhtedothi - Victor Tardieu là họa sĩ, nhà sư phạm tài năng đã có công sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, đào tạo nên đội ngũ các họa sĩ, kiến trúc sư đầu tiên để mở đầu cho nền mỹ thuật và kiến trúc hiện đại Việt Nam.

Tác phẩm để đời ở Việt Nam

Victor Tardieu sinh ngày 30/4/1870 tại Lyon (Pháp). Từ khi còn rất trẻ ông đã theo học Trường Mỹ thuật Lyon. Sau đó, từ 1889 đến 1891, ông học Trường Mỹ thuật Paris, trong xưởng họa của Gustave Moreau (1826 - 1898).

Năm 1892, ông sang học tại xưởng họa của Léon Bonnat (1833 - 1922).

Thời gian ở Paris, Victor Tardieu đã có những tác phẩm lớn, trong đó tác phẩm đầu tay là bức họa làm bằng kính màu tại Tòa thị chính tỉnh Dunkerque nhưng tiếc rằng công trình này đã bị phá năm 1940.

Nhiều tác phẩm của ông hiện được trưng bày ở các Bảo tàng Lyon, Rennes và Bảo tàng Quân đội tại Paris (Musée de l’Armée à Paris).

Năm 32 tuổi, Tardieu giành giải thưởng hội họa quốc gia với tác phẩm mang tên Cần lao (Travail) có kích thước lớn (4,05 x 4,80m).

Nhờ giải thưởng này, ông có dịp đi du lịch và sáng tác ở nhiều nước châu Âu trong suốt hai năm. Sau đó, ông đã nhận vẽ trang trí cho một số công trình lớn của Tòa thị chính Lilas và Montrouge cùng một số nhà thờ ở Pháp.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Tardieu tham gia quân ngũ. Sau chiến tranh, ông trở lại với hội họa. Năm 1920, ông giành giải thưởng Indochine (Prix de l'Indochine) và phần thưởng là chuyến du lịch Đông Dương trong vòng một năm.

Đây là cơ duyên gắn bó ông với Đông Dương, với Việt Nam suốt đời. Từ Pháp, ông đến Sài Gòn vào ngày 2/2/1921.

Tiếp đó, ông ra Hà Nội. Tại đây ông nhận lời vẽ trang trí cho giảng đường lớn của tòa nhà Đại học Đông Dương và đã dồn hết tài năng và công sức cho tác phẩm này trong 3 năm ròng (1922 - 1924).

Ông đã tái hiện khung cảnh xã hội Việt Nam trên bức sơn dầu rộng 77m2 với những người làm mẫu bản xứ.

Với gam màu tươi sáng, ấm áp, ông thể hiện gần 200 nhân vật đủ các thành phần xã hội đương thời, có mặt cả bốn vị Toàn quyền Đông Dương: Paul Doumer, Jean Baptiste Paul Beau, Albert Sarraut, Maurice Long, một số nhân vật từng lãnh đạo và giảng dạy tại Đại học Đông Dương với những trạng thái cảm xúc khác nhau trong một bố cục rất ngẫu hứng.

Ở vị trí trung tâm là một cổng làng truyền thống nằm dưới tán cây cổ thụ, có bốn chữ Nho ở trán cổng: Thăng đường nhập thất nghĩa là "chỉ dạy tới nơi tới chốn". Trên hai hàng cột chính thì có đôi câu đối: Nhân tài quốc gia chi nguyên khí/ Đại học giáo hóa chi bản nguyên (Nhân tài là nguyên khí quốc gia/ Đại học là gốc của giáo hóa).

Ẩn hiện mờ ảo giữa cổng tam quan là Allégorie du Progrès - một nhân vật tượng trưng cho trí tuệ, tay cầm sách biểu tượng cho việc dùng trí tuệ để tiến hóa, phát triển.

Với tác phẩm này, Victor Tardieu thể hiện thông điệp phải hiện đại hóa nền giáo dục Việt Nam từ chính gốc rễ văn hóa của người Việt Nam.

Ngoài bức tranh này, ông còn vẽ trang trí trên tường tiền sảnh và mái vòm của tòa nhà, tổng cộng gần 270m2.

Tiếp đến, trong 16 năm ở Việt Nam, ông còn có nhiều tác phẩm với các đề tài về thiên nhiên và con người Việt Nam như: Chợ trên sông, Mẹ và con, Cô gái Hà Nội, Phụ nữ Bắc kỳ với cái rổ…

Sự am hiểu sâu sắc về mỹ thuật Việt Nam

Trong báo cáo đệ trình lên Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin, viết vào tháng 4/1924, về việc kiến nghị thành lập một trường mỹ thuật tại Đông Dương, ông viết: “Vào đầu thế kỷ 12, sự tái sinh dân tộc An Nam dường như đã mang lại cảm hứng đặc biệt và ban sơ cho các nghệ sĩ của đất nước này.

"Họ không còn đơn giản sao chép các hình thức Trung Quốc. Khái niệm nghệ thuật dường như vẫn mang bản chất Trung Hoa, nhưng nghệ thuật An Nam, đôi khi do dự, thường quyến rũ, luôn tò mò, lại có một đặc điểm riêng, nếu lưu giữ lâu dài, sẽ thể hiện thiên tài của giống nòi An Nam.

"Nghệ thuật này phát triển một cách bình thường nhưng thú vị trong khoảng từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18. Nhiều tác phẩm trong thời kỳ này đánh dấu những khoảnh khắc thành công của đời sống nghệ thuật An Nam.

"Vào đầu thế kỷ 19, người An Nam dường như đã tìm ra những hình thức nghệ thuật hoàn hảo nhất... Trên thực tế, về cơ bản nó luôn là An Nam và các tác phẩm đặc trưng vẫn phát triển một cách độc lập.

"Rõ ràng là người An Nam rất có năng khiếu về nghệ thuật, với những người thợ thủ công khéo léo và chăm chỉ. Họ chỉ thiếu trình độ mà thôi”.

Ông cũng chỉ ra rằng, sự ảnh hưởng của văn hóa và mỹ thuật phương Tây đối với Việt Nam là rõ ràng nhưng người Pháp chưa chú ý đến việc giáo dục thẩm mỹ, đến việc đào tạo một đội ngũ nghệ sĩ đích thực người bản địa.

Chính quyền thuộc địa vẫn chỉ dừng lại ở việc đào tạo các thợ thủ công mỹ nghệ.

Ông cho rằng: “Cần phải hướng dẫn khiếu thưởng thức nghệ thuật, để họ không đi chệch hướng, không quên lãng hoặc bài xích các hình thức nghệ thuật quá khứ, trái lại cần làm cho họ hiểu cái đẹp xưa cũ và chứng minh rằng họ hài hòa với chính mình. Từ đó, nếu thực hành một cách thông minh, chúng ta có thể hy vọng rằng thế hệ mới sẽ cho ra đời những tác phẩm xứng đáng với nghệ thuật tiền nhân.

Sự cần thiết của một nền giáo dục mỹ thuật ở Đông Dương từ lâu đã được hiểu rõ, nhưng chưa được đánh giá đúng mức”. Và ông “đề nghị xem xét việc thành lập một Trường Cao đẳng Mỹ thuật, hoặc, nếu tên gọi này có vẻ quá đáng, thì có thể gọi là một trung tâm dạy vẽ”.

Sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương

Từ kiến nghị của Victor Tardieu, Blanchard de la Brosse - quyền Giám đốc Nha Học chính Đông Dương, ngày 10/10/1924, đã ký Tờ trình đề nghị Toàn quyền Đông Dương phê chuẩn “Dự thảo Nghị định” thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương.

Ngày 27/10/1924, Toàn quyền Đông Dương đã ký Nghị định thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương (L`Ecole des Beaux-Arts de L'Indochine ) ở Hà Nội. Victor Tardieu là vị hiệu trưởng đầu tiên. Họa sĩ Nam Sơn (Nguyễn Vạn Thọ) là cộng sự đắc lực và tâm huyết của Victor Tardieu trong sự kiện này. Trường khai giảng khóa đầu tiên vào tháng 11/1925.

Sứ mệnh của trường là đào tạo và bồi dưỡng về kỹ thuật và kiến thức cho các nghệ sĩ Đông Dương; hướng các nghệ sĩ bản địa tìm hiểu những kỹ thuật cũng như giá trị thẩm mỹ mới của phương Tây và hỗ trợ họ phát huy những bản sắc và giá trị nghệ thuật truyền thống của đất nước mình.

Trường tiếp nhận sinh viên người bản xứ Đông Dương thông qua kỳ thi tuyển, các sinh viên tự do người châu Âu và các nước khác. Niên hạn đào tạo 5 năm, giống như mô hình của Trường Mỹ thuật Quốc gia Paris với đa số là các giáo sư, nghệ sĩ nổi tiếng người Âu.

Giai đoạn từ năm 1925 đến năm 1937, dưới sự dẫn dắt của Victor Tardieu, các sinh viên, họa sĩ tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương đã tạo được một phong cách nghệ thuật riêng, mang đậm nét bản sắc dân tộc.

Từ rất sớm, các sinh viên của trường đã có tác phẩm tham gia các triển lãm ở Pháp, Ý, Bỉ, Mỹ, Nhật Bản… và được dư luận đánh giá cao. Mỹ thuật Việt Nam đã đi ra thế giới từ Trường Mỹ thuật Đông Dương.

Năm 1938, nhà điêu khắc Evarite Jonchère được bổ nhiệm là hiệu trưởng thay Victor Tardieu (mất năm 1937) với quan điểm đào tạo chuyển hướng trọng tâm sang mỹ thuật ứng dụng. Theo đó, Nghị đinh của Toàn quyền Đông Dương ký ngày 25/4/1938, Trường Mỹ thuật Đông Dương thành

Trường Cao đẳng Mỹ thuật và Nghệ thuật ứng dụng (L’Ecole supérieure des Beaux-Arts et des Arts appliqués de l’Indochine).

Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đóng cửa. Riêng khoa Kiến trúc (sơ tán ở Đà Lạt từ năm 1943) vẫn tiếp tục đào tạo đến năm 1948.

Uống Trà Thôi
Theo kinhtedothi
Victor Tardieu - người mở đầu nền mỹ thuật và kiến trúc hiện đại Việt NamBức tranh của Victor Tardieu ở Giảng đường lớn Đại học Đông Dương.
0 0 4,388 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Kinh ngạc những tác phẩm nghệ thuật ghép từ đá
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1345 11:39, 04/11/2021
0 0 5,654 0.0
Dưới đây sẽ là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của Justin Bateman.

Nghệ sĩ Justin Bateman đến từ Vương quốc Anh đã tạo ra một số tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời nhất mà bạn từng thấy - những bức tranh ghép phức tạp được tạo thành từ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn viên sỏi nhiều màu sắc.

Nhìn vào ...
Phóng to bộ tranh thiếu nữ, người xem không tin vào mắt mình: Họa sĩ đã giết chết máy ảnh!
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1337 10:55, 02/11/2021
0 0 5,438 0.0
Những bức tranh của vị họa sĩ người Brazil giống như một bữa tiệc thị giác thịnh soạn cho người xem.

Khi ngành quay phim, nhiếp ảnh nở rộ vào cuối thế kỷ 20, nhiều người vội vàng nhận định rằng hội họa sẽ sớm đi tới giai đoạn lụi tàn và sớm thôi sẽ chẳng ai còn xem tranh nữa. Thế nhưng nhiều năm trôi ...
Những bức tranh thấm đẫm mồ hôi, nắng gió, khói bụi của một thời kỳ gian khổ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1329 10:30, 31/10/2021
0 0 5,686 0.0
Cố họa sĩ Hoàng Công Luận có 20 năm gắn bó với mảnh đất Quảng Ninh từ thời thanh niên sôi nổi, ngay sau khi tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Việt Nam khóa Tô Ngọc Vân 1955-1957. Sống và làm việc tại vùng mỏ, ông đã có nhiều tác phẩm phản ánh về hoạt động của công nhân, sinh hoạt của vùng mỏ bằng nhiều chất ...
Người phụ nữ có biệt tài 'biến' đất sét thành tranh vẽ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1324 13:38, 29/10/2021
0 0 6,509 0.0
Với sự tỉ mí, khéo léo, chị Phạm Thị Giáng Sinh (39 tuổi, TP HCM) đã “thổi hồn” biến những gôm đất sét thành tranh vẽ sống động y như thật.

Nghệ thuật là lĩnh vực mà ở đó con người có thể thỏa sức thể hiện sự sáng tạo bằng những ý tưởng độc đáo. Chị Sinh đã thỏa mong muốn của mình khi "thổi ...
Phố Phái, gái Liên
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1319 08:57, 27/10/2021
0 0 5,135 0.0
Họa sỹ Dương Bích Liên nổi tiếng với những bức tranh sơn dầu về phụ nữ Việt Nam. Bức tranh ông vẽ một phụ nữ mà tôi rất thích vì bức tranh thực sự đẹp (theo tôi) và xuất xứ bức tranh cũng thật đẹp.

Người mẫu trong tranh nguyên là Phụ trách lễ tân của khách sạn Thắng Lợi (thủa xưa). Họa sỹ đã tặng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!