/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Chức danh nghề nghiệp của nghệ nhân tử sa

2590 11:19, 23/04/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Chức danh nghề nghiệp của nghệ nhân tử sa
Những ai yêu và sưu tầm ấm tử sa đều biết rằng nghệ nhân tử sa có trình độ càng cao thì những tác phẩm làm ra càng chuẩn và giá trị cao.

Vì để đạt được sự công nhận này, người nghệ nhân phải bỏ ra rất nhiều công sức, tâm huyết và thời gian để rèn luyện, nghiên cứu cũng như cống hiến cho ngành nghệ thuật tử sa.

Quá trình chế tác ấm trà tử sa tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế phải trải qua hàng chục công đoạn nhào nặn phức tạp. Ngoài kỹ năng thủ công nghệ thuật tử sa, việc tuân thủ pháp luật và uy tín công dân thông qua các hoạt động công khai thuế, tham gia các hoạt động phúc lợi công cộng, sự đóng góp cho nghệ thuật tử sa cũng được đưa vào các điều kiện cần thiết để thăng chức danh kỹ thuật của nghệ nhân.

Mỗi khi nghệ nhân muốn tăng chức danh nghề nghiệp, họ cũng sẽ phải tăng số người thấp hơn mình một bậc hoặc cùng bậc hoặc cao hơn mình một bậc theo tỉ lệ số lượng các chức danh một cách hợp lý, điều này đòi hỏi phải có sự khắt khe trong việc đánh giá sự đóng góp và nghĩa vụ đối với xã hội để đảm bảo tính kế thừa, phát huy và cạnh tranh nghề nghiệp.

Nghệ nhân tử sa sẽ được đánh giá dựa trên trình độ chế tác ấm tử sa, số năm họ đã làm việc và số lượng giải thưởng đạt được.

Các cấp độ như sau:

Cấp độ 1: Thợ thủ công

Trình độ học vấn: Trung học phổ thông trở lên
Hơn 7 năm kinh nghiệm chế tác đồ tử sa
Có trình độ sơ cấp về nghệ thuật và thủ công
Có khả năng chế tác ấm thủ công.

Cấp độ 2: Trợ lý công nghệ mỹ thuật sư

Trình độ học vấn: cao đăng trở lên
Hơn 15 năm kinh nghiệm chế tác tử sa
Có trình độ trung cấp thủ công mỹ nghệ
Có khả năng chế tác ấm toàn thủ công
Đạt hơn 2 HCV cấp tỉnh và hơn 1 HCV cấp quốc gia

Cấp độ 3: Công nghệ mỹ thuật sư (CNMTS)

Trình độ học vấn: Cao đăng trở lên
Hơn 20 năm kinh nghiệm chế tác tử sa
Có trình độ nghệ thuật và thủ công hoàn hảo
Có khả năng chế tác các loại ấm hoàn toàn thủ công
Có hơn 3 HCV quốc gia
Xuất bản hai bài báo trên các báo chuyên ngành tử sa
Có khả năng thiết kế sáng tạo

Cấp độ 4: Cao cấp công nghệ mỹ thuật sư (Cao Công)

Trình độ học vấn: trình độ cao đăng trở lên
Hơn 25 năm kinh nghiệm chế tác tử sa
Có thể thuyết trình về lý thuyết kỹ thuật và mỹ thuật tử sa
Tham gia các hoạt động nghệ thuật và thủ công cấp quốc gia
Thiết kế, chế tác và sàng tạo đã giành được hơn 2 HCV cấp quốc gia
Có 5 HCV quốc gia và 1 HCV quốc tế về tử sa
Nghiên cứu và viết nhiều bài báo về các khái niệm thiết kế, vật liệu, sản xuất, nung…tử sa

Cấp độ 5: Công nghệ mỹ thuật đại sư (Đại Sư)

Trình độ học vấn: Cao đăng trở lên
Hơn 30 năm kinh nghiệm chế tác tử sa
Có thể đưa ra các bài giảng cấp chuyên gia về lý thuyết nghệ thuật và thủ công tử sa
Có khả năng thực hiện các kỹ thuật đòi hỏi độ khó cao
Có hơn 5 HCV quốc gia và 3 HCV quốc tế trong các lĩnh vực liên quan.

Tất nhiên, chức danh nghề nghiệp không phải là tiêu chí duy nhất để đo lường khả năng của nghệ nhân ấm tử sa, điều quan trọng là trình độ thẩm mỹ và khả năng cảm nhận của nghệ nhân cũng như đời sống nghệ thuật mà họ đưa vào các tác phẩm của mình. Đối với những nghệ nhân tử sa, quá trình làm ra những chiếc ấm tử sa thực sự thể hiện tình yêu của họ đối với nghệ thuật tử sa, cũng như sự theo đuổi đam mê, tâm huyết nghệ thuật, sự bền bỉ, cống hiến và là di sản văn hóa của nghệ nhân trong việc đưa nghệ thuật tử sa vào cuộc sống.

Bên cạnh đó phải kể đến một nhóm riêng gọi là Thực Lực phái, họ là những người yêu nghệ thuật tử sa, nhưng không dành thời gian để phát triển nghề nghiệp dựa trên chức danh, mà dựa trên thực tế tác phẩm. Các tác phẩm của họ vẫn đảm bảo đầy đủ các yếu tố sáng tạo, kỹ thuật chất lượng và được đông đảo thị trường đón nhận. Đó cũng là làn gió mới đối với nghệ thuật tử sa, góp phần làm cho các tác phẩm tử sa vượt ra khỏi khuôn khổ cứng nhắc truyền thống và mang nhiều hơi hướng nghệ thuật thời đại hơn.

Dù là Thực lực phái hay hệ thống chức danh truyền thống, cũng đều là sự đóng góp cho nghệ thuật tử sa, giúp cho nghệ thuật tử sa trở nên đa dạng, phong phú muôn màu muôn vẻ hơn, nhưng cũng góp phần để bảo tồn nghệ thuật truyền thống. hồn cốt của nghệ thuật tử sa.

Uống Trà Thôi
Theo tita
Chức danh nghề nghiệp của nghệ nhân tử saĐại sư Cố Cảnh Chu
1 0 2,416 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Nghệ nhân Tử sa Xưa và Nay
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2215 08:57, 14/10/2022
0 0 2,284 0.0
Cho đến bây giờ, các tài liệu sách vở đọc được đều cho biết, Cung Xuân là người sống qua hai triều vua Gia Tĩnh, Chính Đức đời Minh đã khắc dấu ấn tên mình lên chiếc ấm Tử sa đầu tiên. Thành công này đã tạo tiền đề cho một thế hệ nghệ nhân nổi lên vào triều Vạn Lịch nối tiếp, gồm có: Đổng Hàn, ...
Các dạng lỗ lọc của Ấm Tử Sa và yếu tố quyết định độ mạnh dòng nước
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2190 08:52, 07/10/2022
2 0 3,940 0.0
Nói đến Ấm Tử Sa là chúng ta đang nói đến một “tác phẩm” tuyệt vời trong nghệ thuật trà đạo. Những chiếc Ấm Tử Sa hấp dẫn trà nhân bằng một vẻ đẹp đặc biệt, có nét trầm mặc nhưng lại vô cùng tinh tế, cùng với đó là sự kỳ diệu khi pha trà. Ấm có kiểu dáng phong phú với các dạng lỗ lọc khác ...
Sự ra đời của đất phối đất - Cách nghệ nhân phối trộn đất tử sa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2170 08:51, 30/09/2022
1 0 2,370 0.0
Ấm Tử Sa vang danh được chế tạo bởi loại đất Tử Sa huyền thoại từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân. Đất Tử Sa có nhiều loại khác nhau, vì thế một trong các cách phối trộn đất của Tử Sa phải kể đến phương pháp đất phối đất, hiện đang được sử dụng khá phổ biến. Cụ thể cách phối trộn ...
Lịch sử ấm tử sa – Một trong 4 quốc bảo của Trung Quốc
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2148 09:17, 22/09/2022
1 0 3,580 0.0
Lịch sử hình thành ấm trà tử sa Nghi Hưng

Lịch sử làm tử sa thì dài đến cả vài ngàn năm, kĩ thuật làm tử sa được kế thừa và phát triển từ kĩ thuật làm đồ gốm. Từ xa xưa người Trung Quốc đã lấy đất tử sa làm đồ dùng, nhưng làm thành ấm sử tử sa trung quốc được mọi người công nhận phải đến ...
Ấm tử sa trải qua mấy lần nung? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại có những hạt màu khác so với thân ấm?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2116 08:47, 13/09/2022
0 0 6,893 10.0
Trong giới trà đạo hẳn không ai là không biết đến ấm đất Tử Sa – dụng cụ pha trà hoàn hảo nhất hiện nay. Vậy để tạo nên chiếc ấm Tử Sa trứ danh, người nghệ nhân sẽ phải nung ấm bao nhiêu lần? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại thường có những màu hạt khác so với thân ấm? Nếu bạn cũng đang không biết ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!