/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Chức danh nghề nghiệp của nghệ nhân tử sa

2590 11:19, 23/04/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Chức danh nghề nghiệp của nghệ nhân tử sa
Những ai yêu và sưu tầm ấm tử sa đều biết rằng nghệ nhân tử sa có trình độ càng cao thì những tác phẩm làm ra càng chuẩn và giá trị cao.

Vì để đạt được sự công nhận này, người nghệ nhân phải bỏ ra rất nhiều công sức, tâm huyết và thời gian để rèn luyện, nghiên cứu cũng như cống hiến cho ngành nghệ thuật tử sa.

Quá trình chế tác ấm trà tử sa tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế phải trải qua hàng chục công đoạn nhào nặn phức tạp. Ngoài kỹ năng thủ công nghệ thuật tử sa, việc tuân thủ pháp luật và uy tín công dân thông qua các hoạt động công khai thuế, tham gia các hoạt động phúc lợi công cộng, sự đóng góp cho nghệ thuật tử sa cũng được đưa vào các điều kiện cần thiết để thăng chức danh kỹ thuật của nghệ nhân.

Mỗi khi nghệ nhân muốn tăng chức danh nghề nghiệp, họ cũng sẽ phải tăng số người thấp hơn mình một bậc hoặc cùng bậc hoặc cao hơn mình một bậc theo tỉ lệ số lượng các chức danh một cách hợp lý, điều này đòi hỏi phải có sự khắt khe trong việc đánh giá sự đóng góp và nghĩa vụ đối với xã hội để đảm bảo tính kế thừa, phát huy và cạnh tranh nghề nghiệp.

Nghệ nhân tử sa sẽ được đánh giá dựa trên trình độ chế tác ấm tử sa, số năm họ đã làm việc và số lượng giải thưởng đạt được.

Các cấp độ như sau:

Cấp độ 1: Thợ thủ công

Trình độ học vấn: Trung học phổ thông trở lên
Hơn 7 năm kinh nghiệm chế tác đồ tử sa
Có trình độ sơ cấp về nghệ thuật và thủ công
Có khả năng chế tác ấm thủ công.

Cấp độ 2: Trợ lý công nghệ mỹ thuật sư

Trình độ học vấn: cao đăng trở lên
Hơn 15 năm kinh nghiệm chế tác tử sa
Có trình độ trung cấp thủ công mỹ nghệ
Có khả năng chế tác ấm toàn thủ công
Đạt hơn 2 HCV cấp tỉnh và hơn 1 HCV cấp quốc gia

Cấp độ 3: Công nghệ mỹ thuật sư (CNMTS)

Trình độ học vấn: Cao đăng trở lên
Hơn 20 năm kinh nghiệm chế tác tử sa
Có trình độ nghệ thuật và thủ công hoàn hảo
Có khả năng chế tác các loại ấm hoàn toàn thủ công
Có hơn 3 HCV quốc gia
Xuất bản hai bài báo trên các báo chuyên ngành tử sa
Có khả năng thiết kế sáng tạo

Cấp độ 4: Cao cấp công nghệ mỹ thuật sư (Cao Công)

Trình độ học vấn: trình độ cao đăng trở lên
Hơn 25 năm kinh nghiệm chế tác tử sa
Có thể thuyết trình về lý thuyết kỹ thuật và mỹ thuật tử sa
Tham gia các hoạt động nghệ thuật và thủ công cấp quốc gia
Thiết kế, chế tác và sàng tạo đã giành được hơn 2 HCV cấp quốc gia
Có 5 HCV quốc gia và 1 HCV quốc tế về tử sa
Nghiên cứu và viết nhiều bài báo về các khái niệm thiết kế, vật liệu, sản xuất, nung…tử sa

Cấp độ 5: Công nghệ mỹ thuật đại sư (Đại Sư)

Trình độ học vấn: Cao đăng trở lên
Hơn 30 năm kinh nghiệm chế tác tử sa
Có thể đưa ra các bài giảng cấp chuyên gia về lý thuyết nghệ thuật và thủ công tử sa
Có khả năng thực hiện các kỹ thuật đòi hỏi độ khó cao
Có hơn 5 HCV quốc gia và 3 HCV quốc tế trong các lĩnh vực liên quan.

Tất nhiên, chức danh nghề nghiệp không phải là tiêu chí duy nhất để đo lường khả năng của nghệ nhân ấm tử sa, điều quan trọng là trình độ thẩm mỹ và khả năng cảm nhận của nghệ nhân cũng như đời sống nghệ thuật mà họ đưa vào các tác phẩm của mình. Đối với những nghệ nhân tử sa, quá trình làm ra những chiếc ấm tử sa thực sự thể hiện tình yêu của họ đối với nghệ thuật tử sa, cũng như sự theo đuổi đam mê, tâm huyết nghệ thuật, sự bền bỉ, cống hiến và là di sản văn hóa của nghệ nhân trong việc đưa nghệ thuật tử sa vào cuộc sống.

Bên cạnh đó phải kể đến một nhóm riêng gọi là Thực Lực phái, họ là những người yêu nghệ thuật tử sa, nhưng không dành thời gian để phát triển nghề nghiệp dựa trên chức danh, mà dựa trên thực tế tác phẩm. Các tác phẩm của họ vẫn đảm bảo đầy đủ các yếu tố sáng tạo, kỹ thuật chất lượng và được đông đảo thị trường đón nhận. Đó cũng là làn gió mới đối với nghệ thuật tử sa, góp phần làm cho các tác phẩm tử sa vượt ra khỏi khuôn khổ cứng nhắc truyền thống và mang nhiều hơi hướng nghệ thuật thời đại hơn.

Dù là Thực lực phái hay hệ thống chức danh truyền thống, cũng đều là sự đóng góp cho nghệ thuật tử sa, giúp cho nghệ thuật tử sa trở nên đa dạng, phong phú muôn màu muôn vẻ hơn, nhưng cũng góp phần để bảo tồn nghệ thuật truyền thống. hồn cốt của nghệ thuật tử sa.

Uống Trà Thôi
Theo tita
Chức danh nghề nghiệp của nghệ nhân tử saĐại sư Cố Cảnh Chu
1 0 2,549 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

HAI VẤN ĐỀ VỀ QUẶNG KHOÁNG CHẾ TÁC ẤM TỬ SA
1271 10:53, 12/10/2021
0 0 3,635 10.0
Trong giới gốm nghệ thuật nói chung và giới trà thuật nói riêng, không ai không biết đến Tử sa Nghi Hưng nổi tiếng trên thế giới nhưng những loại quặng khoáng ít nổi tiếng hơn thì không phải ai cũng biết. Những quặng này thông dụng hơn quặng Tử sa và được dùng cho việc chế tạo các loại đồ gốm dùng hàng ngày ...
Ấm Tokoname Yaki và khả năng thay đổi hương vị trà
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1180 12:07, 22/09/2021
0 0 3,035 10.0
Nếu nói về ấm trà ở Việt Nam thì không thể không nhắc đến ấm tử sa, loại ấm được đông đảo người yêu trà sưu tầm và sử dụng hằng ngày. Một trong những công năng của ấm tử sa là làm thay đổi hương vị trà, tất nhiên là theo chiều hướng tốt hơn. Nếu Trung Quốc có ấm tử sa, thì Nhật Bản có loại ...
Ấm Nhật - Bizen Houhin Rồng của Lò Konishi Touko ( 250ml)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1077 10:32, 10/09/2021
2 0 3,927 2.0
Thông tin về Nghệ nhân Konishi Tozo, người giám sát trực tiếp Lò Konishi Touko:

- Nghệ nhân Konishi Tozo sinh 1947 ở Ibe, thành phố Bizen, Tỉnh Okayama. Triển lãm đầu tiên năm 1971 tại Triển Lãm Thủ Công truyền thống Nhật Bản lần thứ 18. Các năm sau đó Ông được rất nhiều giải thưởng danh giá của vùng.

- Năm 2013, Konishi ...
TỬ SA - TRI KỶ CỦA TRÀ
1076 14:09, 09/09/2021
0 0 4,096 0.0
Có lẽ không một loại hình nghệ thuật chế tác nào gắn bó với trà và văn hóa của trà hơn những chiếc ấm tử sa từ vùng đất Nghi Hưng – ‘Thành phố của Gốm’. Những chiếc ấm trà sản xuất ở đây không những lưu giữ được những nét thanh nhã và mộc mạc của thiền trà mà còn làm bừng lên những cảm ngộ ...
TÌM HIỂU 3 HIỆU ẤM TRÀ: THẾ ĐỨC, LƯU BỘI, MẠNH THẦN
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1056 16:09, 05/09/2021
1 0 2,947 9.5
Có câu truyền miệng:
"Thứ nhất Thế Đức gan gà
Thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần"
Đầu tiên cần xác định, đây không phải là thành ngữ điển tích của người Trung Hoa, mà là câu thiệu bằng thơ lục bát cho dễ nhớ của các cụ ta (V.N) ngày xưa, vì vậy “vai vế” thứ nhất, thứ nhì, thứ ba trong câu chỉ là tượng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!