/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Chức danh nghề nghiệp của nghệ nhân tử sa

2590 11:19, 23/04/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Chức danh nghề nghiệp của nghệ nhân tử sa
Những ai yêu và sưu tầm ấm tử sa đều biết rằng nghệ nhân tử sa có trình độ càng cao thì những tác phẩm làm ra càng chuẩn và giá trị cao.

Vì để đạt được sự công nhận này, người nghệ nhân phải bỏ ra rất nhiều công sức, tâm huyết và thời gian để rèn luyện, nghiên cứu cũng như cống hiến cho ngành nghệ thuật tử sa.

Quá trình chế tác ấm trà tử sa tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế phải trải qua hàng chục công đoạn nhào nặn phức tạp. Ngoài kỹ năng thủ công nghệ thuật tử sa, việc tuân thủ pháp luật và uy tín công dân thông qua các hoạt động công khai thuế, tham gia các hoạt động phúc lợi công cộng, sự đóng góp cho nghệ thuật tử sa cũng được đưa vào các điều kiện cần thiết để thăng chức danh kỹ thuật của nghệ nhân.

Mỗi khi nghệ nhân muốn tăng chức danh nghề nghiệp, họ cũng sẽ phải tăng số người thấp hơn mình một bậc hoặc cùng bậc hoặc cao hơn mình một bậc theo tỉ lệ số lượng các chức danh một cách hợp lý, điều này đòi hỏi phải có sự khắt khe trong việc đánh giá sự đóng góp và nghĩa vụ đối với xã hội để đảm bảo tính kế thừa, phát huy và cạnh tranh nghề nghiệp.

Nghệ nhân tử sa sẽ được đánh giá dựa trên trình độ chế tác ấm tử sa, số năm họ đã làm việc và số lượng giải thưởng đạt được.

Các cấp độ như sau:

Cấp độ 1: Thợ thủ công

Trình độ học vấn: Trung học phổ thông trở lên
Hơn 7 năm kinh nghiệm chế tác đồ tử sa
Có trình độ sơ cấp về nghệ thuật và thủ công
Có khả năng chế tác ấm thủ công.

Cấp độ 2: Trợ lý công nghệ mỹ thuật sư

Trình độ học vấn: cao đăng trở lên
Hơn 15 năm kinh nghiệm chế tác tử sa
Có trình độ trung cấp thủ công mỹ nghệ
Có khả năng chế tác ấm toàn thủ công
Đạt hơn 2 HCV cấp tỉnh và hơn 1 HCV cấp quốc gia

Cấp độ 3: Công nghệ mỹ thuật sư (CNMTS)

Trình độ học vấn: Cao đăng trở lên
Hơn 20 năm kinh nghiệm chế tác tử sa
Có trình độ nghệ thuật và thủ công hoàn hảo
Có khả năng chế tác các loại ấm hoàn toàn thủ công
Có hơn 3 HCV quốc gia
Xuất bản hai bài báo trên các báo chuyên ngành tử sa
Có khả năng thiết kế sáng tạo

Cấp độ 4: Cao cấp công nghệ mỹ thuật sư (Cao Công)

Trình độ học vấn: trình độ cao đăng trở lên
Hơn 25 năm kinh nghiệm chế tác tử sa
Có thể thuyết trình về lý thuyết kỹ thuật và mỹ thuật tử sa
Tham gia các hoạt động nghệ thuật và thủ công cấp quốc gia
Thiết kế, chế tác và sàng tạo đã giành được hơn 2 HCV cấp quốc gia
Có 5 HCV quốc gia và 1 HCV quốc tế về tử sa
Nghiên cứu và viết nhiều bài báo về các khái niệm thiết kế, vật liệu, sản xuất, nung…tử sa

Cấp độ 5: Công nghệ mỹ thuật đại sư (Đại Sư)

Trình độ học vấn: Cao đăng trở lên
Hơn 30 năm kinh nghiệm chế tác tử sa
Có thể đưa ra các bài giảng cấp chuyên gia về lý thuyết nghệ thuật và thủ công tử sa
Có khả năng thực hiện các kỹ thuật đòi hỏi độ khó cao
Có hơn 5 HCV quốc gia và 3 HCV quốc tế trong các lĩnh vực liên quan.

Tất nhiên, chức danh nghề nghiệp không phải là tiêu chí duy nhất để đo lường khả năng của nghệ nhân ấm tử sa, điều quan trọng là trình độ thẩm mỹ và khả năng cảm nhận của nghệ nhân cũng như đời sống nghệ thuật mà họ đưa vào các tác phẩm của mình. Đối với những nghệ nhân tử sa, quá trình làm ra những chiếc ấm tử sa thực sự thể hiện tình yêu của họ đối với nghệ thuật tử sa, cũng như sự theo đuổi đam mê, tâm huyết nghệ thuật, sự bền bỉ, cống hiến và là di sản văn hóa của nghệ nhân trong việc đưa nghệ thuật tử sa vào cuộc sống.

Bên cạnh đó phải kể đến một nhóm riêng gọi là Thực Lực phái, họ là những người yêu nghệ thuật tử sa, nhưng không dành thời gian để phát triển nghề nghiệp dựa trên chức danh, mà dựa trên thực tế tác phẩm. Các tác phẩm của họ vẫn đảm bảo đầy đủ các yếu tố sáng tạo, kỹ thuật chất lượng và được đông đảo thị trường đón nhận. Đó cũng là làn gió mới đối với nghệ thuật tử sa, góp phần làm cho các tác phẩm tử sa vượt ra khỏi khuôn khổ cứng nhắc truyền thống và mang nhiều hơi hướng nghệ thuật thời đại hơn.

Dù là Thực lực phái hay hệ thống chức danh truyền thống, cũng đều là sự đóng góp cho nghệ thuật tử sa, giúp cho nghệ thuật tử sa trở nên đa dạng, phong phú muôn màu muôn vẻ hơn, nhưng cũng góp phần để bảo tồn nghệ thuật truyền thống. hồn cốt của nghệ thuật tử sa.

Uống Trà Thôi
Theo tita
Chức danh nghề nghiệp của nghệ nhân tử saĐại sư Cố Cảnh Chu
1 0 2,580 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

GIẢI HOÀNG NÊ - 蟹黄泥
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2737 11:55, 05/07/2023
0 0 1,552 0.0
Giải Hoàng Nê (Bùn vàng cua), còn được gọi là "bùn xoài", là một loại khoáng sản được sản xuất ở núi Hoàng Long, Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô. Quặng thô của nó có màu gần như trắng, với đốm xanh đậm. Ngoài việc sử dụng làm phôi bùn trong sản xuất đồ gốm, nó cũng có thể được nghiền và sàng thành hạt mịn ...
Lịch sử của Kiến Diêu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2720 13:51, 24/06/2023
0 0 1,704 0.0
Kiến diêu (Jianzhan) là tên gọi của dòng gốm sứ cổ xuất hiện vào khoảng thời nhà Đường, và được chế tác ở lò gốm thuộc phủ Kiến Ninh, Kiến An, nay thuộc trấn Thủy Cát, Kiến Dương, Phúc Kiến, Trung Quốc. Điểm nổi bật của Kiến Diêu là chất men đen được nung ở nhiệt độ rất cao (khoảng 1300 độ C).

Do ...
Ấm trà Tri kỷ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2696 16:24, 15/06/2023
0 0 1,827 0.0
Truyền thuyết kể rằng đã lâu lắm rồi, có một vị tài chủ cực kỳ thích uống trà. Bất cứ ai đến uống trà ở nhà ông, bất luận giàu hay nghèo, chỉ cần đến, ông sẽ ngay lập tức gọi gia nhân phục vụ.

Một ngày, một người ăn mày áo quần rách rưới đến cửa nhà tài chủ. Ông ta chẳng xin thức ăn, chỉ nói ...
Lịch sử của Nhữ Diêu (Ru ware)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2677 09:14, 08/06/2023
0 0 1,736 0.0
Gốm Nhữ không những được xếp hạng là “anh cả” trong Ngũ đại danh diêu thời Tống mà còn được đánh giá là một trong những dòng gốm có địa vị cao nhất trong lịch sử hay là đỉnh cao gốm sứ nhân loại.

Trong những năm 1100, gốm Nhữ được làm chỉ dành riêng cho Hoàng gia. Được cho là lấy cảm hứng từ giấc ...
Tử sa rạn là như nào? Cách nhận biết Tử sa rạn
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2660 08:58, 01/06/2023
0 0 1,745 0.0
Chúng ta thường thấy đồ sứ có men rạn, chứ ít khi có tử sa. Bài viết này nhằm giới thiệu đến các anh chị loại tử sa không phủ men nhưng lại có vệt rạn tự nhiên.

Đây là loại tử sa được công nghệ mỹ thuật sư cao cấp Mã Tuấn Hoa phát minh ra, đã đăng ký sở hữu trí tuệ vào năm 2009. Loại ấm tử sa này ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!