/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Chuyện họa sĩ “điên” và những bức tranh “tỉnh”

2593 08:54, 25/04/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Chuyện họa sĩ “điên” và những bức tranh “tỉnh”
Họa sĩ Đoàn Nguyên sống ở Sài Gòn và luôn muốn giấu đi thân phận, nơi chốn của mình. Công chúng biết anh nhiều trên mạng xã hội với cách vẽ tranh kì dị nhưng lại tạo nên những tác phẩm tươi sáng, ngập tràn sắc màu hy vọng.

- Vóc dáng lạ lùng

Hỏi anh về “nơi chốn đi về”, anh xua tay “quan trọng làm gì, hãy nhìn vào tranh của tôi”. Hỏi anh rằng tranh của anh sắc màu rất đẹp, vàng rực, tươi sáng, anh chia sẻ: “Tôi dùng những ánh sáng đó để con em chúng ta nhìn thấy rõ hơn, vươn vào trong ánh sáng của vũ trụ đó”.

Trong trang phục rách nát, mái tóc dài dính bết và những vệt sơn loang lổ từ trang phục đến cơ thể, họa sĩ Đoàn Nguyên có một vẻ ngoài khá “điên” như cách anh tự gọi mình. Thậm chí, khi nhận được đề nghị phỏng vấn, họa sĩ hỏi ngược lại: “Tại sao bạn lại muốn hỏi chuyện một người điên như tôi?”. Các đoạn clip vẽ tranh của họa sĩ Đoàn Nguyên đang trở thành hiện tượng mạng xã hội bởi chất “điên” dễ thấy của anh.

Hỏi tại sao phải sống trong căn phòng chật hẹp, họa sĩ Đoàn Nguyên bộc bạch với một thái độ mà nhiều người có thể xem là lập dị: “Vì cái thế giới này không hợp với tôi và tôi không muốn vào nhóm bè phái trong hội họa, tôi chọn sống cô lập để đổi lấy sự bình yên. Chỉ có bình yên và tĩnh thì làm nghệ thuật mới xuất thần, thăng hoa được. Chân dung chân thực của tôi là nó ở trong cái tâm hồn, mà cái tâm hồn của tôi nó không ở cõi này”.

Tranh của Đoàn Nguyên hiện đang rất được công chúng ủng hộ và trả giá cao, nhưng theo anh cho biết không phải có tiền là mua được tranh của anh, vì nhiều khi anh không muốn bán. Việc bán tranh tuỳ thuộc vào cảm xúc chứ không chốt ở giá cả.

“Tranh của tôi được rất nhiều người yêu thích, ủng hộ, đặc biệt là các cháu sinh viên và các cháu nhỏ hơn nữa đều gửi lời nhắn là “yêu thích tranh của chú”. Tranh tôi hiện thực bức cao nhất là có giá 3.000 USD, nhưng không phải bức nào tôi cũng bán giá cao, nhiều người rất muốn mua của tranh tôi nhưng không đủ tiền mà phải mượn tiền bạn bè. Khi tôi biết được điều đó, tôi chỉ lấy một nửa số tiền” - Đoàn Nguyên cho biết.

Với mức giá như vậy, chăm chỉ vẽ tranh anh sẽ trở thành đại gia chứ không phải là “kẻ điên vẽ tranh” trên gác xếp bừa bộn, nhưng Đoàn Nguyên cho rằng “nghệ thuật có hứng mới làm được”.

“Rất lâu tôi mới vẽ được một bức, không phải lúc nào cũng có thể vẽ ra được. Tôi sống và chìm đắm vào trong hội họa để đưa ra những thứ mà số ít ai nhìn được. Tôi không muốn triển lãm mà muốn những người yêu nghệ thuật cùng xem và thưởng lãm”, họa sĩ tâm sự.

Hoạ sĩ Đoàn Nguyên cho biết việc vẽ tranh theo phong cách kì dị như vậy không phải ai cũng ủng hộ, nhiều người đã chửi mắng anh trên mạng xã hội. “Rất nhiều người trên trang mạng đã chửi rủa tôi, không ủng hộ tôi cũng như làm ảnh hưởng đến sáng tác của tôi. Nhưng đó chỉ là ảnh hưởng nhỏ, giờ tôi đã không quan tâm về những lời nói đó nữa, mà chỉ quan tâm đến việc mà mình làm. Mình làm nghệ thuật mà quan tâm đến lời chửi rủa, trách mắng mình thì sẽ không bao giờ sáng tác được một tác phẩm có hồn hoàn chỉnh”, Đoàn Nguyên chia sẻ.

Khi hỏi lý do tại sao ông không sống nơi rộng rãi hơn và có điều kiện tốt để sáng tác, hoạ sĩ Đoàn Nguyên cho rằng khi mình được sáng tác là hạnh phúc và không quan tâm quá nhiều những thứ xung quanh: “Tôi sống trong căn phòng nhỏ này vì nơi này nó rất yên tĩnh để cho tôi sáng tạo ra được nhiều tác phẩm. Về điều kiện như vậy tôi thấy rất bình thường, nhưng tôi vẫn còn hơn rất nhiều người lang thang ngoài đường họ còn không có chỗ ngủ. Quanh năm ngồi góc nhà để vẽ những bức tranh làm bạn những lúc cô đơn. Như vậy với tôi như là sự tồn tại”.

- Tôn thờ sự tự do sáng tạo

Hoạ sĩ Đoàn Nguyên sống trong một căn nhà với đầy dụng cụ vẽ và các lọ màu. Cứ mỗi khi vẽ, hoạ sĩ lại uống thật say rồi “quằn quại” bên tấm giấy vẽ với từng nét cọ. Có lần, anh đã uống cả lọ sơn rồi phải nhập viện. Tuy nhiên, anh chia sẻ lên trang cá nhân rằng: “Sơn màu của hội họa nó cũng gắn liền vào da thịt và máu, nên không thể nói nó là dơ bẩn được, tôi thấy nó rất thơm nên thử nuốt vào”.

Đặc biệt, đã từng có một đơn vị muốn ký hợp đồng quản lý trang của anh với yêu cầu anh không được phép chia sẻ trên mạng. Anh đã không đồng ý và sau đó đã kể lại việc này: “Một đơn vị đã liên lạc với tôi muốn ký hợp đồng và quản lý tất cả số tranh sau này của kẻ điên này vẽ ra và yêu cầu tôi không được đăng lên mạng. Việc này rất khó đối với tôi vì tôi là kẻ sống tự do, không thích tiếp xúc với thế giới bên ngoài, có cảm xúc mới vẽ, không thích vẽ thì uống rượu ngủ, sống tự do tự tại, làm nghệ thuật tôi không muốn bị công ty quản lý”.

Ai Huỳnh, một người mê tranh của Đoàn Nguyên nhận xét về tranh của anh đó là “sự thăng hoa trong hội hoạ của người “hoạ sĩ điên”.

“Xem những bức tranh của anh, tự hỏi con người phải đạt đến bậc tinh hoa nào mới có thể mang đến những nét hoa thăng hoa như thế. Cứ mỗi khi vẽ, ông lại uống thật say rồi “múa” từng đường cọ, đường màu. Có chăng, men rượu giúp ông thoát khỏi trần tục để tranh của ông có thể thăng hoa đến thế? Cùng là “múa cọ vẽ”, nhưng sao một người tạo nên kiệt tác, một người khác lại khiến cộng đồng thấy qua chỉ biết phì cười.

Anh biến chiếc xe hay chạy thành một tác phẩm với các đường nét rực rỡ, màu mè. Anh sống trong một căn nhà với đầy dụng cụ vẽ và các lọ màu. Một đơn vị muốn ký hợp đồng để quản lý tất cả tranh của anh - người hoạ sĩ này không đoái hoài tới. Hai nhà sưu tầm giằng co một bức tranh của anh - anh đốt để tác phẩm đó chẳng thuộc về ai. Anh tự nhận bản thân là điên, nhưng có chăng anh lại là người tỉnh táo nhất?

Chúng ta chạy theo những quy luật đời thường của guồng quay cuộc sống cơm áo, gạo tiền. Và chúng ta được xem là người bình thường. Nhưng người bình thường như chúng ta có phải là “người tỉnh” khi một người tự nhận bản thân điên (và hay say mèm) lại có thể thoát khỏi quy luật đó để thăng hoa cùng đam mê hay nghệ thuật? Thật nhiều điều để chiêm nghiệm…”, theo Ai Huỳnh.

Người đời nói gì thì nói, Đoàn Nguyên vẫn tiếp tục làm công việc “kỳ dị” của mình và không quá bận tâm đến chuyện thiên hạ. Với anh, tác phẩm là nơi cư trú tuyệt vời nhất.

“Có lẽ với Đoàn Nguyên, ngoài cái đẹp của sơn mài, anh không còn sự quan tâm nào khác, đặc biệt là tiền bạc anh lại càng không quan tâm. Trong buổi khai trương triển lãm “Nước thời gian”, họa sĩ chia sẻ: “Tôi không mở triển lãm để bán tranh. Đây là cuộc chơi vì nghệ thuật, người sưu tập và khán giả nếu đồng cảm thì mua. Không bán được bức nào cũng không sao cả”. Anh từng bị nhiều người xem là điên. Vì sao thế? Xin thưa, dòng tranh sơn mài mà Đoàn Nguyên theo đuổi dùng chất liệu Việt, cách làm Việt, biểu đạt rõ nhất tâm hồn Việt với chiều sâu thăm thẳm mà không chất liệu nào thể hiện được. Sơn mài quý ở chỗ vẽ nhiều lớp, khi mài hiện lên màu sắc ẩn hiện mới đẹp, riêng khâu ủ ẩm và mài nhẵn đã chiếm rất nhiều thời gian. Và đặc biệt, để tạo những gam màu sáng cho tranh, họa sĩ phải vẽ bằng vàng, bằng bạc, các loại son… Điều đó khiến tranh sơn mài ngày càng ít lôi cuốn giới họa sĩ.

Cũng dễ hiểu, giữa thời đại này, không ai có thể chạy theo một thứ đầu tư tốn kém nhiều như vậy. Khi được hỏi lấy gì nuôi sơn mài, người họa sĩ điên ấy đã bật cười: “Tôi có lương hưu. Hết lương thì tôi bán số tranh lụa tôi có…” (Trích đánh giá của Indochine House về họa sĩ Đoàn Nguyên)

Uống Trà Thôi
Theo baophapluat
Chuyện họa sĩ “điên” và những bức tranh “tỉnh”
Chuyện họa sĩ “điên” và những bức tranh “tỉnh”
Chuyện họa sĩ “điên” và những bức tranh “tỉnh”
0 0 4,488 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Nhành hoa hé lộ mối nguy của người mẫu trong bức tranh ‘Tháng sáu cháy bỏng’
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3217 08:55, 11/03/2024
1 0 2,709 0.0
Người mẫu nằm ngủ trưa ngỡ đang được thư giãn nhưng họa sĩ Frederic Leighton dường như gửi gắm một cảnh báo ngầm phía sau.

Khi Frederic Leighton trưng bày bức Tháng sáu cháy bỏng vào năm 1895 tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Anh ở London, các nhà phê bình đánh giá đây là một trong những tác phẩm xuất sắc của ...
Kinh thành nhà Thanh dưới thời Càn Long
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3211 09:38, 07/03/2024
0 0 2,437 0.0
Tranh của họa sĩ cung đình ghi lại cảnh Càn Long thỉnh an mẫu hậu, đại thần vào cung, phố mua sắm.

Bức "Kinh sư sinh xuân thi ý" (Ý thơ ở kinh thành khi xuân tới) của Từ Dương hiện được triển lãm tại Bảo tàng Cố Cung, Bắc Kinh. Tranh lụa hoàn thành mùa xuân năm 1767, chiều dọc 256 cm, chiều ngang 233 cm. Theo DPM, tác ...
Tranh Kim Hoàng – sự hồi sinh một dòng tranh dân gian
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3206 08:56, 04/03/2024
0 0 2,610 0.0
Tranh dân gian miền Bắc, nếu thiếu đi tranh Kim Hoàng, sẽ thiếu đi một nốt nhạc hay trong bản nhạc, cũng thiếu đi một vị lạ trong ngũ vị, và thiếu đi một màu độc đáo trong phổ màu.

Làng Kim Hoàng (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) từng là một làng quê nổi tiếng với nghề làm tranh, nhưng không may trong một trận lụt ...
Lý giải dòng chữ kỳ quặc trong bức tranh ‘Tiếng thét’ nổi tiếng toàn cầu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3203 09:44, 29/02/2024
0 0 2,538 0.0
Ở góc trên bên trái của bức tranh ‘Tiếng thét’ do Edvard Munch sáng tác là dòng chữ “Chỉ có thể do một kẻ điên vẽ!”.

Bức tranh Tiếng thét năm 1893 của Edvard Munch đã có tác động lớn đến văn hóa đại chúng, từng gợi cảm hứng cho các bộ phim như Ở nhà một mình hay Tiếng thét.

Đây vẫn là một trong những ...
Thanh minh thượng hà đồ - Bức tranh được mệnh danh Mona Lisa của Trung Quốc
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3200 08:25, 26/02/2024
1 0 2,411 0.0
Bức tranh "Thanh minh thượng hà đồ" cổ xưa dài hơn 5 mét là một trong những báu vật quý giá nhất của Trung Quốc.

Theo Ancient Origins, bức tranh "Thanh minh thượng hà đồ" hay "tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh" là một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất của Trung Quốc, vào thế kỷ thứ 12. Nó mô tả ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!