/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Hành thiện cả đời không thấy phúc báo, chớ vội trách đời, nhìn lại bản thân trước đã

2613 13:00, 08/05/2023
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

Hành thiện cả đời không thấy phúc báo, chớ vội trách đời, nhìn lại bản thân trước đã
Cổ nhân có câu: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, có thể hiểu rằng làm việc tốt ắt được điềm lành, làm việc sai sẽ phải trả giá. Nhưng một số người có thể thắc mắc: “Tại sao trên thực tế, có những người tốt không được đền đáp xứng đáng, lại có kẻ làm nhiều việc xấu, vẫn luôn thuận buồm xuôi gió. Vì sao có những người cả đời hành thiện nhưng vẫn chưa thấy được phúc báo?".

Có câu chuyện như sau: Vào thời Minh, ở Hồ Châu Triết Giang có một vị tiên sinh tên là Tô Thiệu, Một ngày nọ, một người bạn tốt của ông tặng ông một vài cuốn sách, tài liệu khuyên con người hướng thiện. Tôn Thiệu sau khi đọc xong cảm thấy tin tưởng, từ đó trở đi ngày ngày hành thiện, không bao giờ vi phạm các quy phạm đạo đức, rất dụng tâm làm việc tốt, hành thiện.

Tôn Thiệu kiên trì làm việc thiện đã hơn 40 năm, năm đó ông đăng kí thi khoa cử, vất vả lắm mới lấy được chức huyện lệnh. Tuy nhiên, vì sơ ý làm mất lòng quan cấp trên nên bị bãi chức. Hơn nữa, không chỉ chốn quan trường ông không được như ý, mà của cải trong nhà cũng không được coi là giàu có nữa, ông hoàn toàn trở thành một thường dân.

Tôn Thiệu có ý thức tự giác, cả đời luôn thận trọng trong lời nói và việc làm, chưa bao giờ làm điều xấu. Thế nhưng, ông lại rơi bước đường thảm cảnh như thế này. Như vậy thì đạo lý “thiện ác hữu báo”, sao có thể tin nổi đây? Vì vậy, một ngày nọ, trong tâm trạng uất ức, bất bình, ông đã viết một bài thơ và dán lên cột miếu Thành Hoàng để bày tỏ sự chán nản của mình.

Bài thơ viết như sau:

“Quả quá đa niên bất ký công, lão thiên hà khổ lệnh dư cùng?

Hữu đàm báo ứng tân tân giả, thử hậu thính như quá nhĩ phong.”

Có thể hiểu là:

“Nhạt nhẽo, vô vị bởi nhiều năm không ghi công, vì cớ gì ông Trời lại làm cho nghèo khó, rơi vào cảnh cơ cực?

Lời báo ứng ấy chỉ trên miệng thôi, từ nay về sau nghe như gió thổi qua tai.”

Vài ngày sau, Tôn Thiệu đột nhiên đổ bệnh. Trong khi hôn mê, nguyên thần của ông rời khỏi thân thể, nhìn thấy có hai người lính đến dẫn ông gặp Minh Quan, Minh Quan nói với ông: “Kiếp trước ngươi không tích đức, hành thiện, đáng lẽ đời này ngươi phải chịu cảnh nghèo khổ cơ cực. Bởi vì đời này ngươi chịu khó hành thiện, nên mới được hưởng phúc phận hiện tại, đây đã là ông Trời ưu ái ban cho, đức của tổ tiên tích lại, ngươi còn oán than gì chứ?”

Sau đó, Quan Minh hạ lệnh cho quan lại đứng bên cạnh đưa sổ sách cho Tôn Thiệu xem. Sau khi đọc xong, ông phát hiện ra rằng tất cả những việc thiện ác mà ông làm trong đời này đều được ghi lại hết, không thiếu sót một điều nào. Lúc đó ông mới biết: Hóa ra, những chuyện không hay xảy ra là “ác báo” do đời trước tích lại, phúc phận mà ông đang hưởng đều là do đời này ông tích đức hành thiện mà có.

Lúc đó, Tôn Thiệu mới tin rằng quả báo không sai chệch chút nào, chỉ có đến sớm hay muộn mà thôi. Quan Minh lại nói với ông: “Cần ước thúc và khích lệ bản thân hành thiện rộng khắp, luôn nhớ rằng trên đời này còn nhiều mảnh đời bất hạnh, gặp phải hoàn cảnh cay đắng hơn ngươi.

Sau này, ngươi cần phải chăm chỉ hành thiện tích đức hơn nữa, chớ lười biếng và phóng túng bản thân. Cách tốt nhất là quy y cửa Phật, nghe Kinh Phật đi. Chớ suy đoán linh tinh, cho rằng ông trời bất công, Trời Phật không từ bi, nếu không sẽ bị trách phạt.”

Quan Minh nói xong liền phẩy tay một cái, nguyên thần của Tôn Thiệu lại trở về thân thể. Ông đã tỉnh lại sau cơn mê. Kể từ đó trở đi, Tôn Thiệu tự xét lại mình, làm nhiều việc thiện hơn, ông sống đến hơn tám mươi tuổi, tận mắt đích thân chứng kiến hai cậu con trai trở thành quan lớn.

Thiện ác hữu báo, tuy nhiên mỗi người một tình huống, đều không hề giống nhau. Đức của mỗi người nhiều ít khác nhau, có người tích được đại đức, có người chỉ vì danh lợi, dục vọng mà không điều ác nào mà không làm, từ đó tổn đức, duyên phận của mỗi người cũng không giống nhau. Hơn nữa, Thần sắp đặt đường đời cho mỗi người lại không cùng một dạng. Do vậy, đừng thấy rằng tạm thời chưa nhìn thấy thiện báo hoặc ác báo liền không tin vào luật nhân quả báo ứng nữa. “Thiện ác hữu báo” là bất biến, chỉ có điều là đến sớm hay muộn mà thôi.

Team Uống Trà Thôi sưu tầm
2 0 8,145 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Rαu càng cuα – Xúc động một câu chuγện ý nghĩα giàu tính nhân văn
1023 19:59, 30/08/2021
0 0 14,829 0.0
Ở một làng nọ, có một giα đình nghèo, đông con, người chα, chủ giα đình thì không mαγ mất sớm, mọi việc trong ngoài đều do người mẹ đảm đương, lo toαn. Do không có đất cαnh tάc, người mẹ hàng ngàγ ρhải chạγ vạγ, muα gάnh, Ьάn Ьưng ngoài chợ để kiếm tiền, kiếm gạo đấρ đổi quα ngàγ với ...
Người đàn ông ở siêu thị
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1019 13:12, 30/08/2021
1 0 13,176 5.5
Người đàn ông ở siêu thị

Khi nhân viên thu ngân tính tiền cho tôi, tôi bị thiếu mất 12$. Tôi bắt đầu bỏ bớt đồ trong túi ra, bỗng có một người đàn ông bước đến và đòi thanh toán cái hóa đơn 20$ đó cho tôi. "Ông không cần phải làm thế đâu", tôi nói với ông ta.

"Để tôi kể cậu nghe một câu chuyện thế ...
Miếng bánh mỳ cháy
1016 21:06, 29/08/2021
0 0 16,503 0.0
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi ...
Đạo và đức
1000 20:03, 26/08/2021
1 0 14,351 10.0
Nếu bạn đang theo một tôn giáo nào đó, thì bạn được xem là người có đạo. Nhưng đạo và đức là hai điều hoàn toàn khác nhau. Vì một người có đạo, thường xuyên đi nhà thờ, đi chùa chưa chắc rằng họ đã sống có đức.

Vì đức thường được xuất phát từ cái TÂM và sự nhận thức của một người mà ra, ...
Câu chuyện 3 lần mẹ Mạnh Tử chuyển nhà vì con
995 16:08, 26/08/2021
1 0 18,788 10.0
Mạnh Tử từng là một người xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia…

Thời kỳ đó, Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử với chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Ông cũng là người ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!