/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Nhân sinh là một bình thiền trà

2624 08:58, 15/05/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Nhân sinh là một bình thiền tràThưởng trà cũng là tu Thiền, cho dù là hồng trần huyên náo, hay là núi non tĩnh lặng, đều có thể trở thành đạo tràng tu hành.
Sau này mới biết, trong lòng chúng sinh, trà có mùi vị khác nhau. Thứ trà mới dùng nước tinh khiết đun sôi trong bình đó, quẩn quanh giữa răng và môi của trà khách, uống xong, có người cảm thấy đắng như sinh mệnh, cũng có người thấy nhạt như gió mát.

Trà có đậm nhạt, có nóng lạnh, cũng có buồn vui. Dùng một trái tim trần tục để thưởng trà, khó tránh khỏi chỉ chăm chăm vào sắc, hương, vị, mà thiếu đi một phần thanh đạm và chất phác. Trà có ngàn vạn vị, thậm chí hòa lẫn với thế sự và tình cảm. Dùng một trái tim siêu thoát để thưởng trà, thì có thể ung dung tận hưởng sự tĩnh lặng tuyệt mỹ của mây bay ngang trời, nước biếc không gợn sóng.

Trà, bắt nguồn từ tự nhiên, trải tinh hoa năm tháng, tắm thử thách xuân thu, từ đó mà có linh tính như hồn phách non nước. Trà có thể dùng để gột bỏ bụi trần, gạn lọc tâm tình, rộng kết thiện duyên. Cho nên, người biết cách thưởng trà, cũng là một người tình nguyện để bản thân sống một cách giản đơn và thuần khiết. Luôn tin rằng, thiền là một cảnh ý, có những người dùng cả đời cũng không thể rũ bỏ chấp nhiệm, ngộ được bồ đề. Mà có những người chỉ dùng thời khắc của một chén trà, cũng có thể bước ra từ vạn tượng hỗn tạp, hé nở như hoa sen.

Đời người có bảy nỗi khổ[1], chúng sinh lưu lạc trong nhân gian, nếm hết mọi đắng cay, đổi lấy vị ngọt ngào. Phồn hoa ba ngàn, nhưng cuối cùng đậu lại trần ai, giống như màn đêm trút bỏ lớp trang sức của ban ngày, trầm tĩnh mà yên lắng. Thời gian trôi qua như một cái búng tay, năm nào còn quan tâm được mất, tính toán thành bại, đều đã thành khói mây qua mắt. Bất cứ khi nào, bờ bên kia đều chỉ cách một bước chân, lạc lối biết quay lại, trời đất đều bao la.

“Tâm kinh” viết: “Vô quải ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đải mộng tưởng. Nhất thiết tùy duyên, nhất sinh tùy duyên, phương đắc tự tại” (Tâm không uế chướng, nên không sợ hãi, vượt khỏi sai lầm. Tất cả tùy duyên, một đời tùy duyên, luôn được tự tại). Một người ngoan cố níu giữ cả đời không buông, không thích hợp tu hành. Một người si mê nhân quả, cũng không thích hợp tu hành. Trà có Phật tính, giống như mây biếc tịnh thủy, vài chén trôi xuống ruột, đầu óc liền thảnh thơi. Cho nên người tu hành thường thích cả ngày chìm đắm trong trà, vứt bỏ tạp niệm, chứng ngộ tâm bồ đề.

Trời đất mênh mông, chúng ta nhỏ như cọng cỏ. Không khiến bản thân kinh động thế giới, cũng không khiến thế giới kinh động bản thân. Khi con người chào đời, vốn chẳng có hành lý, cứ đi thêm một con đường, lại mang thêm một tay nải. Mà chúng ta gói ghém thế tục thế nào, để chuyển thành hành lý Thiền. Chỉ có dùng một trái tim thanh tịnh, nhìn ngàn vạn thế thái, mới có thể xóa bỏ thiên kiến, vui vẻ giữa bình lặng.

Trà có bốn đức, từ bi hỉ xả. Cái gọi là “Vân thủy Thiền tâm”, tức là trong một chén trà trong, thưởng được chân ý có sinh ắt có tử, có tụ ắt có tán, có tươi ắt có héo. Nên biết bất cứ bi thương nào đều là vui sướng, bất cứ mất mát nào đều là có được. Một người từ bi với chính mình, mới có thể từ bi với vạn vật.

Thời gian như nước, im lặng là cái đẹp to lớn. Ngày tháng như sen, bình dị tức cực kỳ tao nhã. Thưởng trà cũng là tu Thiền, cho dù là hồng trần huyên náo, hay là núi non tĩnh lặng, đều có thể trở thành đạo tràng tu hành. Khắc chế dục vọng, đánh đuổi phiền nhiễu, không bi quan, không trốn tránh, chỉ là một cách sống giản đơn. Lập tức ở yên, cho dù là một trái tim chật hẹp, cũng có thể chuyên chở vạn vật khởi diệt[2].

Tất cả tình duyên thế gian, đều có số cả. Kẻ có tình chưa chắc có duyên, kẻ có duyên chưa chắc có tình. Tùy duyên là an, có thể ngộ đạo. Nước trà rửa tâm, tâm như gương sáng, một người chỉ cần nhìn rõ bản thân, là có thể nhận biết thế giới vô thường. Khi ý loạn tình mê, chưa đến mức hoảng loạn. Tĩnh tâm ngồi Thiền, ngày mai sẽ như hẹn mà đến. Hoa xuân vẫn đẹp như xưa, trăng thu vẫn tròn như thế.

“Kinh kim cương” viết: “Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc” (Tâm quá khứ không thể có, tâm hiện tại không thể có, tâm tương lai cũng không thể có)[3]. Chúng ta không nên vì một bi kịch định mệnh, mà lựa chọn đau thương. Nhưng cũng không thể vì sự viên mãn của tương lai, mà bỏ việc tu hành. Thưởng trà, là để tu tâm, hiểu thấu thiền ý trong tịnh thủy không bụi trần. Để chúng ta không bị biểu tượng mê hoặc, tránh khỏi sự trôi dạt vô nghĩa kia, kịp thời đến bờ bên thanh tịnh.

Thưởng trà có thể khiến người ta tha thứ lỗi lầm, có được sự thanh thản trong mỗi chén trà. Đời người thực sự hoàn mỹ khi chừa lại khoảng trống, khoảng trống, tức là “không minh” mà Phật gia nhắc tới. Nhân gian là một sân khấu thể hiện cái tôi tốt nhất, nếu như có một ngày kịch đến hồi kết, lựa chọn siêu thoát, nhất định cần thực sự từ bỏ, mà không phải bị đẩy vào con đường cụt. Phải tin rằng, khi không có lựa chọn khác, sẽ có lựa chọn tốt nhất.

Vô pháp vô thường, duyên khởi tính không. Vạn vật vì duyên hòa hợp mà sinh, cũng vì duyên mà diệt. “Vãn vân thu” (mây chiều ngưng lại), tức là lúc chim mỏi quay về tổ. Phật nói bể khổ vô biên, quay đầu là bờ, mỗi một lần quay lại đều là quay đầu, mỗi một lần qua sông đều là chèo thuyền. Cho dù con đường phía trước có bao xa, xóa bỏ ngã chấp, sau đó ăn gió uống sương, biển trời mênh mông, đều là chốn về.

Nước lặng chảy sâu, người đơn giản nội tâm thanh thản, càng dễ dàng thẩm thấu Thiền lý. Tu Phật cũng như thưởng trà, uống một chén trà từ đắng đến không có vị, đó là cảnh giới của Thiền. Đời người cũng nên bỏ phức tạp lấy giản đơn, nương theo thế sự, tâm trước sau như sen, yên tĩnh hé nở. Lại giống như ngàn vạn khe suối, cuối cùng đều đổ về một dòng sông, róc rách trong vắt, giản dị yên bình.

Uống trà, cần một trái tim thanh đạm, trái tim buồn thương. Cho dù là ở chốn phố chợ ngựa xe sầm uất, cũng có thể cảm nhận được sự thanh nhã của gió xuân lướt qua tai, nước thu gột bụi trần. Mây trôi ngoài cửa, chim bay qua thềm. Hương khói xoay vòng, như có như không, giải nghĩa nhân sinh hư thực tương sinh. Trên bàn, một chiếc mõ gỗ, vài quyển kinh thư nằm yên, còn có tràng hạt vương vãi, dưới ánh trăng nhàn nhạt, xa cách lạnh lẽo.

Mây gió thế gian, biến ảo khôn lường. Phật gia chú trọng nhân quả luân hồi, cho dù là vật chuyển sao dời, cát bay đá chạy, cũng có một ngày đều khói tan mây tán, trở về cát bụi. Như trà, chất chứa tinh hồn của vạn vật, rót vào trong chén, trước sau một sắc, trong vắt thấu tỏ.

Siêu thoát không cần dũng khí và quyết tâm, mà cần thiện ý và thanh tỉnh. Ngày ngày những dòng chảy hối hả, vinh nhục phàm trần mà chúng ta nhìn thấy, kỳ thực đều chỉ là một vở kịch. Một nhà tu hành chỉ có đủ thiền định, mới có thể ra khỏi con đường nhân sinh tù túng, ngắm rừng mây đồng xanh, nhạn đậu cát bằng.

Phật nói, cắt bỏ chính là đạt được, tàn khuyết chính là viên mãn. Chúng ta thường dùng vô số thời gian nhưng vẫn không thể thuộc được kinh văn, đến khi ngộ đạo, lại có thể đọc lướt không quên. Rất nhiều người cho rằng Thiền tinh thâm uyên bác, kỳ thực nó tồn tại trong thời gian một lần đọc, trong mỗi một ngày đi qua, trong mỗi một giọt nước, trong mỗi một đóa hoa, trong thế giới Sa Bà[4].

Thưởng trà, có thể dùng đồ gốm, tách sứ, chén ngọc, cũng có thể dùng chung tre, bát gỗ. Chúng sinh thưởng trà, đa phần là để xua đi thời gian nhàn rỗi, tịch liêu. Mùi vị hay sự nóng lạnh của trà, dường như không quan trọng. Còn thiền trà của tăng giả uống, cũng không cần lễ tiết, chỉ uống một cách thoải mái, mùi vị chính là vị Bát Nhã.

Thời gian lưu chuyển, mây nước ngàn năm. Trà thành thói quen trong cuộc sống, thành một tri âm không thể thiếu của người tu hành. Chỉ là bao nhiêu người, có thể đem năm tháng sôi sục bất an, uống đến mức nước lặng không gợn sóng. Bao nhiêu người có thể đem thế tượng vẩn đọc liên miên, uống đến trong vắt tinh khiết. Có lẽ chúng ta có thể lựa chọn một ngày bất kỳ, cho dù mưa nắng, không quản xuân thu, uống hết một bình thiền trà nhân sinh, quay về bản chân, tìm được chính mình thưở ban đầu.

Có lẽ sẽ có một ngày nào đó, tôi sẽ uống cạn một chén trà cuối cùng của hồng trần, rời bỏ ba ngàn thế giới, đổi lấy một đời bình an. Là lạc lối quay lại, là thiền định ngộ đạo, cũng không quan trọng. Sau đó, núi lạnh đường đá, cưỡi ngựa trắng mà đi, uống hết nước ngàn sông, thưởng thiền trà đến mây gió nhẹ bay.
---------
[1] Phật gia thất khổ: sinh, lão, bệnh, khổ, oán hận mà phải ở cạnh nhau, yêu nhau mà phải ly biệt, cầu mà không được.
[2] Khởi diệt: Thuật ngữ Phật giáo, chỉ nhân duyên hòa hợp mà sinh ra, và vì duyên hết mà tiêu diệt.
[3]
[4] Thế giới Sa Bà: Theo kinh điển Phật giáo thì các loài chúng sinh hữu tình hiện sinh luân hồi trong thế giới Sa Bà (Ta Bà, Samsara) hay còn gọi là Tam Giới: Cõi dục giới, Cõi sắc giới và Cõi vô sắc giới.

Bạch Lạc Mai (Dịch: Lục Bích)
Uống Trà Thôi (Theo toiyeutra)
Nhân sinh là một bình thiền tràNước lặng chảy sâu, người đơn giản nội tâm thanh thản, càng dễ dàng thẩm thấu Thiền lý.
0 0 6,198 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Bạch trà - trà hiếm hoi nhất trên thế giới có gì đặc biệt?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1982 09:49, 16/07/2022
0 0 7,172 10.0
Tất cả các loại trà thật sự đều cùng loài Camellia sinensis. Tuy nhiên, do điều kiện trồng, phương pháp chế biến và địa điểm khác nhau đã khiến trà phát triển thành những loại khác nhau. Ngoài trà đen và trà xanh, còn 4 loại trà khác.

Loại hiếm hoi nhất là trà trắng (bạch trà), chủ yếu được sản xuất ở Trung ...
Trà và Thiền trong văn hóa Phật giáo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1971 09:21, 13/07/2022
0 0 7,042 0.0
Hương vị của trà đã thấm sâu vào trong cuộc sống thường nhật, vị chát rồi ngọt của trà đã đi vào tâm thức của bao lớp người trong kiếp nhân sinh. Rồi trà như cam lộ nhuận thắm cửa thiền sâu lắng, gợi lên khúc đại từ sắc sắc không không.

Không biết từ khi nào mà trà trở thành một trong những thứ không ...
Một tách trà là niềm vui thanh đạm, giữa phồn hoa ta thấy được thuần chân
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1965 09:08, 11/07/2022
1 1 6,529 0.0
Thuở nhỏ tôi rất sợ uống trà, vừa nhìn thấy liền nhăn mặt, đến khi cổ họng khát khô mới chịu vớ lấy chiếc chén mà nhắm mắt nhắm mũi uống, ực một cái là xong hết! Sau này lớn lên mới biết, thì ra, hoa có hương sắc của hoa, nước có ý vị của nước, ấm có tâm tình của ấm, mà trà lại có đạo lý của ...
Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1958 09:02, 08/07/2022
1 0 7,464 0.0
Nhiều tài liệu cho rằng, trà Trung Quốc lần đầu tiên được ghi chép trong triều đại nhà Chu, ban đầu người ta ca ngợi trà chỉ vì giá trị y học của nó. Ngay cả Khổng Tử (551 - 479 trước CN) cũng chưa từng thưởng thức trà.

Nhiều thời gian sau… Khổng Tử, trà mới thật sự trở thành thức uống ở Trung Quốc, rồi ...
Trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1953 09:00, 06/07/2022
0 0 9,481 0.0
Trà "cắm tăm" là cách pha trà đặc biệt. Chén trà đậm đặc đến nỗi nếu cắm que tăm vào vẫn có thể đứng thẳng trong chén.

Trà xanh gắn bó với đủ mọi tầng lớp nhân dân từ cao sang vương giả đến các tầng lớp bình dân lao động. Thưởng trà có nhiều cách, người thích vị trà nhẹ nhàng, có chút đắng nhẹ ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!