/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Những bức tranh trừu tượng đắt nhất thế giới

2627 08:41, 16/05/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Những bức tranh trừu tượng đắt nhất thế giớiĐứng đầu là Interchange của họa sĩ Willem de Kooning với giá 300 triệu USD (7,04 nghìn tỷ đồng)
"Interchange" của Willem de Kooning vẽ phụ nữ theo phong cách trừu tượng có giá 300 triệu USD (hơn bảy nghìn tỷ đồng).

Từ đầu tháng 5, loạt tranh trừu tượng được đưa ra đấu giá trong các phiên của Sotheby's, Christie's với giá cao. Trang Masterworks thống kê 10 tác phẩm trừu tượng đắt nhất thế giới.

Đứng đầu là Interchange của họa sĩ Willem de Kooning với giá 300 triệu USD (7,04 nghìn tỷ đồng). Tác phẩm được nhà sưu tập, ông trùm quỹ đầu cơ Ken Griffin mua lại từ tỷ phú David Geffen hồi tháng 9/2015. Tranh ra đời năm 1955, kích thước 200,7x175,3 cm, chất liệu sơn dầu trên vải, mô tả một phụ nữ đang ngồi trên ghế theo phong cách trừu tượng. Theo Artnet, tác phẩm là một kiệt tác mang tính đột phá và có ảnh hưởng lớn tới chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng. Họa sĩ bán tranh cho một phòng trưng bày ngay sau khi hoàn thành với giá 4.000 USD (93 triệu đồng), sau đó qua nhiều lần đổi chủ.

Willem De Kooning (1904-1997) là họa sĩ người Hà Lan, đại diện của trường phái Biểu hiện trừu tượng. Ông đứng thứ chín trong "Top 10 họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20" do tạp chí The Times công bố năm 2009. Ảnh: Artnet

Đứng thứ hai là bức Số 17A của họa sĩ người Mỹ Jackson Pollock với giá 200 triệu USD (4,7 nghìn tỷ đồng). Tranh được nhà sưu tập, ông trùm quỹ đầu cơ Ken Griffin mua cùng lúc với tác phẩm Interchange.

Số 17A ra đời năm 1948, kích thước 112x86,5 cm, là tranh sơn dầu trên ván sợi, sử dụng kỹ thuật drift painting (vảy sơn). Theo Artnews, kỹ thuật vẽ của họa sĩ giúp tạo ra dòng xoáy màu phức tạp, không thể phân biệt được lớp trên và lớp dưới.

Jackson Pollock (1912-1956) là nghệ sĩ nổi bật của trường phái Biểu hiện trừu tượng. Ông xếp thứ bảy trong "10 họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20" do tạp chí The Times công bố năm 2009. Pollock qua đời ở tuổi 44 do tai nạn giao thông. Ảnh: Artnews

Vị trí thứ ba thuộc về Số 6 (Violet, Green và Red) của Mark Rothko với giá 186 triệu USD (4,3 nghìn tỷ đồng). Tranh được tỷ phú người Nga Rybolovlev mua lại từ vợ chồng ông chủ sản xuất rượu vang người Pháp Christian Moueix năm 2014, thông qua người môi giới Bouvier.

Tranh vẽ năm 1951, gồm ba vệt màu tím, xanh lục và đỏ không đồng đều, xếp chồng lên nhau với phần mép mềm mại. Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật trừu tượng của Mark Rothko. Theo Arthive, kỹ thuật vẽ đặc biệt của danh họa giúp tác phẩm đạt hiệu ứng về chiều sâu và phát ra ánh sáng từ bên trong. Phần mép mờ dần tạo cảm giác bức tranh không có ranh giới.

Mark Rothko (1903-1970), họa sĩ người Mỹ gốc Latvia. Ông nổi tiếng với phong cách nghệ thuật color field (tranh tường màu) và có nhiều tác phẩm đắt giá. Ảnh: Artnews

Xếp thứ tư là Số 5 của Jackson Pollock, với giá 140 triệu USD (3,2 nghìn tỷ đồng), được ấn định trong phiên giao dịch tư nhân hồi tháng 11/2006. Người mua là David Martinez - chuyên gia tài chính Mexico.

Theo The Historyofart, họa sĩ vẽ tranh năm 1948, trên một tấm ván sợi ép bằng cách vẩy sơn nhựa tổng hợp lên. Tác phẩm là những vệt màu xám, nâu, trắng, vàng loang lổ, đan xen như một chiếc tổ chim. Tháng 1/1949, tranh được trưng bày tại triển lãm cá nhân của Pollock ở phòng trưng bày Betty Parsons, được nghệ sĩ Alfonso A. Ossorio mua với giá 1.500 USD (35 triệu đồng), sau đó trải qua nhiều lần đổi chủ. Ảnh: Singulart

Woman III của họa sĩ Willem de Kooning đứng thứ năm với giá 137,5 triệu USD (3,2 nghìn tỷ). Tỷ phú Steven A Cohen mua lại bức tranh từ ông trùm giải trí, nhà sưu tập David Geffen vào năm 2006.

Bức vẽ ra đời năm 1953, chất liệu sơn dầu trên vải, kích thước 1,73x1,23 m, nằm trong chuỗi tác phẩm lấy chủ đề phụ nữ được họa sĩ thực hiện từ 1951 đến 1953. Kooning bắt đầu vẽ phụ nữ vào đầu những năm 1940, thường miêu tả theo phong cách trừu tượng, tương tự graffiti bằng cách cường điệu các bộ phận cơ thể như đôi mắt, bộ ngực, bàn tay. Ảnh: Arthive.

Vị trí thứ sáu thuộc về Anna's Light với giá 105,7 triệu USD (2,48 nghìn tỷ đồng). Tranh kích thước 2,7x6 m - lớn nhất trong sự nghiệp của họa sĩ Barnett Newman. Theo Masterworks, tập đoàn DIC Nhật Bản bán bức tranh cho người mua ẩn danh vào tháng 10/2013.

Tranh gồm mặt phẳng màu đỏ cadmium được phân tách bằng bốn vạch trắng, đen có kích thước và độ đậm nhạt khác nhau. Bảo tàng Nghệ thuật Tưởng niệm Kawamura nhận định tranh khổ lớn khiến người xem bị choáng ngợp, màu đỏ gợi cảm giác ấm áp, bình yên. Tiêu đề tranh được lấy theo tên của mẹ họa sĩ - bà Anna - qua đời ba năm trước khi tác phẩm ra đời. "Bức họa thoạt nhìn có vẻ là sản phẩm thuần túy của lý trí, nhưng thực tế nó chứa đựng chiều sâu trí tuệ và cảm xúc của họa sĩ", bảo tàng nhận xét.

Barnett Newman (1905-1970) là họa sĩ trừu tượng nổi tiếng người Mỹ, gốc Do Thái. Suốt sự nghiệp, ông chỉ vẽ khoảng 120 bức, sáu lần triển lãm. Ảnh: Artsy

Xếp thứ bảy là bức Orange, Red, Yellow (Cam, đỏ, vàng) của Mark Rothko với mức 86,8 triệu USD (2,03 nghìn tỷ đồng) trong phiên của Christie's tháng 5/2012. Tranh ra đời năm 1961, kích thước 236,2 x 206,4 cm, mô tả những vệt màu không đồng đều. Theo Guardian, họa sĩ dùng các mảng màu, chiều sâu không gian để thu hút người xem đối thoại với tác phẩm. Khi giảng tại trường Mỹ thuật California năm 1947, họa sĩ nhận định: "Bức tranh thú vị nhất là giúp người ta nghĩ nhiều hơn những gì nhìn thấy". Ảnh: Christie's

Thứ tám là bức Black Fire I với giá 84 triệu USD (1,97 nghìn tỷ đồng). Một nhà sưu tập nghệ thuật ẩn danh đã mua tranh qua điện thoại, trong phiên của Christie's New York năm 2014. Tranh sơn dầu trên vải, kích thước 289,5x213,3 cm, ký tên tác giả ở phía dưới bên trái.

Newman vẽ tranh năm 1961, khi đang đau buồn vì cái chết của em trai. Sự tương phản màu sắc thể hiện rõ rệt trong tranh, tượng trưng cho ánh sáng và bóng tối, sự sống và cái chết. Ảnh: Christie's

Vị trí thứ chín là bức Số 10 với mức đấu giá 81,9 triệu USD (1,9 nghìn tỷ đồng) vào tháng 5/2015. Tác phẩm ra đời năm 1958, kích thước 239,4 x 175,9 cm, gồm dải màu không bằng nhau, được phân biệt bởi các sắc thái mờ ảo. Theo Christie's, Mark Rothko thể hiện tài năng của mình khi kết hợp sống động bảng màu đỏ, vàng, hồng, nâu sẫm, tạo nên một bức tranh dường như đang phát sáng. Ảnh: Christie's

False Start của Jasper Johns đứng thứ 10 với giá 80 triệu USD (1,87 nghìn tỷ đồng), do doanh nhân Kenneth Griffin mua trong một đợt bán riêng vào năm 2006. Tranh sơn dầu trên vải, kích thước 1,7x1,37m, ra đời năm 1959, vẽ những vệt màu đỏ, vàng, xanh dương, nâu đan xen. Theo Masterworks, mặt tranh có những từ ngữ chỉ màu sắc tạo sự độc đáo, tựa các câu đố, cần người xem tìm lời giải.

Jasper Johns sinh năm 1930, là họa sĩ, nhà điêu khắc và thợ in nổi tiếng của Mỹ. Ông là một trong những nghệ sĩ còn sống có giá tranh cao nhất thế giới. Ảnh: Artsy

Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
Những bức tranh trừu tượng đắt nhất thế giớiĐứng thứ hai là bức Số 17A của họa sĩ người Mỹ Jackson Pollock với giá 200 triệu USD (4,7 nghìn tỷ đồng).
Những bức tranh trừu tượng đắt nhất thế giớiVị trí thứ ba thuộc về Số 6 (Violet, Green và Red) của Mark Rothko với giá 186 triệu USD (4,3 nghìn tỷ đồng).
Những bức tranh trừu tượng đắt nhất thế giớiXếp thứ tư là Số 5 của Jackson Pollock, với giá 140 triệu USD (3,2 nghìn tỷ đồng)
Những bức tranh trừu tượng đắt nhất thế giớiWoman III của họa sĩ Willem de Kooning đứng thứ năm với giá 137,5 triệu USD (3,2 nghìn tỷ)
Những bức tranh trừu tượng đắt nhất thế giớiVị trí thứ sáu thuộc về Anna's Light với giá 105,7 triệu USD (2,48 nghìn tỷ đồng).
Những bức tranh trừu tượng đắt nhất thế giớiXếp thứ bảy là bức Orange, Red, Yellow (Cam, đỏ, vàng) của Mark Rothko với mức 86,8 triệu USD (2,03 nghìn tỷ đồng)
Những bức tranh trừu tượng đắt nhất thế giớiThứ tám là bức Black Fire I với giá 84 triệu USD (1,97 nghìn tỷ đồng)
Những bức tranh trừu tượng đắt nhất thế giớiVị trí thứ chín là bức Số 10 với mức đấu giá 81,9 triệu USD (1,9 nghìn tỷ đồng) vào tháng 5/2015
Những bức tranh trừu tượng đắt nhất thế giớiFalse Start của Jasper Johns đứng thứ 10 với giá 80 triệu USD (1,87 nghìn tỷ đồng)
0 0 6,958 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Mấy suy nghĩ về hội họa hiện đại trước Cách mạng tháng Tám
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1586 13:21, 10/02/2022
0 0 5,191 0.0
Tôi có mấy nhận xét về hội họa hiện đại kể cả một phần trước Cách mạng. Hiện giờ có nhiều người còn cho rằng nghệ thuật hội hoạ dưới thời thuộc Pháp là hoàn toàn vứt đi cả, bọn hoạ sĩ thời đó học theo trường tư sản đồi truỵ Âu châu tư tưởng tự do chủ nghĩa, nghệ thuật vị nghệ thuật, đồi ...
Hổ Nhâm Dần qua nét vẽ của các họa sĩ đương đại
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1578 08:45, 03/02/2022
0 0 5,896 0.0
Mấy năm nay, cứ dịp xuân về, lại thấy các họa sĩ đương đại vẽ tranh con giáp. Cái lệ năm nào vẽ con giáp đó đã có từ lâu.

Nhiều người vẫn kể chuyện khi xưa họa sĩ Bùi Xuân Phái thường vẽ tranh con giáp tặng bạn bè. Hay họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm đã dành nhiều thời gian nghiên cứu để hình thành một mảng ...
Đem tranh quý đi thẩm định bị chê đồ ɢιả, người phụ nữ cười nhẹ hỏi: “Có biết tôi là ai không?”
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1573 10:29, 29/01/2022
0 0 8,052 0.0
Đem tranh quý đi thẩm định bị chê đồ ɢιả, người phụ nữ cười nhẹ hỏi: “Có biết tôi là ai không?”
Chương trình ᴛʀuyền hình Kiểm định bảo vật là ᴍột trong những show thẩm định đồ cổ, bảo vật ɴổi tiếng nhất xứ Trung. ᴍột trong những điểm tạo nên tên тυổι cho nó chính là nhà sản xuất ...
“NGƯỜI VIẾT QUỐC CA” VẼ TRANH CHÂN DUNG “NGƯỜI VẼ QUỐC KỲ”
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1572 08:37, 29/01/2022
0 0 6,555 0.0
Một lần, rất tình cờ tôi được anh Ngô Quỳnh Dũng, con trai họa sĩ Ngô Mạnh Quỳnh tặng cho cuốn sách “Văn nghệ và kháng chiến qua ống kính Trần Văn Lưu” do tác giả Nguyễn Huy Thắng và Trần Chính Nghĩa (con trai ông Trần Văn Lưu), NXB Kim Đồng, xuất bản năm 2018. Sách tập hợp nhiều ảnh tư liệu quý về hoạt động ...
NGUYỄN GIA TRÍ – “TÔI LÀ NHÀ TIÊN TRI”
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1569 09:09, 25/01/2022
0 0 5,376 0.0
Bố tôi – thi sĩ Lê Đại Thanh là bạn học ngồi cùng bàn với bác Nguyễn Gia Trí hồi còn học tiểu học và trung học thời Pháp thuộc. Bố tôi kể: “Ngay hồi đó, tới giờ vẽ bố chỉ vẽ được một con mèo, trong khi đó ông ấy đã vẽ minh họa được truyện ‘Con yêu râu xanh’. Tranh được treo ở trường. Một thời ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!