/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Câu chuyện học vẽ của ‘đệ nhất tài tử Giang Nam’ Đường Bá Hổ

2633 09:06, 18/05/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Câu chuyện học vẽ của ‘đệ nhất tài tử Giang Nam’ Đường Bá Hổ
Đường Dần là người thời Minh triều, tự là Bá Hổ, một trong “Minh tứ gia”, ông được mọi người xưng là “đệ nhất tài tử Giang Nam”. Câu chuyện của Đường Dần học vẽ sau đây sẽ cho ta thấy việc học vẽ tranh Trung Hoa cổ điển đòi hỏi rất nhiều công phu cùng sự nghiêm túc.

Đường Dần bái Trầm Chu làm thầy

Tương truyền Đường Dần thuở thiếu thời bái Trầm Chu làm thầy, cùng Trầm Chu học vẽ tranh. Thời gian thấm thoát qua đi, thoáng cái đã qua một năm, Đường Dần tự cảm thấy mình vẽ tranh không tệ, ít nhất so với tranh của thầy cũng không kém quá nhiều. Đường Dần càng nhìn tranh mình vẽ càng cảm thấy hài lòng, trong đầu nghĩ, ta chắc có thể “xuất sư” được rồi, có thể từ biệt thầy, về nhà cùng người nhà đoàn tụ.

Trầm Chu nghe xong không nói gì, chỉ làm theo thông lệ, mua rượu và thức ăn về để từ biệt Đường Dần, rượu và thức ăn được sắp xếp trong một căn nhà không có người ra vào. Đường Dần sau khi tiến vào phát hiện ra căn nhà này hết sức quái dị, không có cửa sổ, lại có những bốn cái cửa lớn, xuyên qua lớp cửa gỗ ngoài cùng mà nhìn thông ra ngoài, phía ngoài là một vườn hoa nhỏ rất xinh đẹp, gồm có hoa hồng, liễu xanh, suối đá, núi non, cái gì cần có đều có. Đường Dần bị cảnh sắc trước mắt hấp dẫn, không tự chủ mà đi đến ngoài cửa ngắm nhìn, không ngờ khi đi đến từng cái cửa đều bị đụng vách tường, lúc này Đường Dần mới nhận ra, nguyên lai từng chiếc cửa kia đều là từng bức họa thầy Trầm Chu vẽ!

Đường Dần chợt tỉnh ngộ, biết năng lực của mình kém thầy cả ngàn dặm, xấu hổ vô cùng, lập tức quyết định muốn ở lại tiếp tục học vẽ. Trải qua phen này, Đường Dần bấy giờ khiêm tốn, luôn hướng thầy lĩnh giáo, cố gắng học vẽ, ba năm sau, hội họa của Đường Dần đã trưởng thành thực sự. Trầm Chu cũng cảm thấy hắn vẽ không tệ, có thể ra ngoài, tự lập môn hộ (ý rằng có thể tự lập chỗ đứng riêng cho bản thân).

Lần này đổi lại, Đường Dần làm rượu và thức ăn tới tạ ân sư, hắn cũng học thầy vẽ tranh tường, vẽ mấy bức “cửa sổ” trong nhà, cũng ở trong đây mà mở tiệc mời thầy. Sau khi chuẩn bị xong rượu cùng thức ăn, mời thầy tới, hai thầy trò chưa ngồi xuống bỗng nhiên từ đâu xông vào một con mèo, nhảy phốc lên bàn rượu, Đường Dần giật mình liền hất con mèo đi, mèo kia phút chốc định nhảy ra cửa sổ trốn, nhưng khi nhảy ra đều bị bắn trở lại, con mèo kêu gào thảm thiết.

Lúc này, Trầm Chu hết sức cao hứng nói: “Không tồi, không tồi, ngươi có thể xuất sư được được, có thể trở về nhà!”

Trường phái hội họa cổ điển

Bất kể đó là hội họa Trung Hoa hay hội họa phương Tây, trong quá trình chuyển đổi phong cách hội họa và thể loại hội họa, đã có những trường phái với phong cách cổ điển, cấu trúc chặt chẽ, hình ảnh tinh tế, chủ đề rõ ràng và hình dáng chính xác. Phong cách hội họa này tồn tại trong cả tranh Trung Hoa và phương Tây, nó có một vị trí quan trọng trong thế giới nghệ thuật.

Những bức tranh tỉ mỉ trong hội họa Trung Hoa có đặc điểm này, sau đó tự thành hệ thống chính là thể vẽ trong họa viện cung đình. Hầu hết các nét tỉ mỉ trước tiên phác thảo hình dạng của vật thể hoặc cơ thể người và cấu trúc của từng bộ phận, sau đó áp dụng lớp sắc tố tương ứng. Thể vẽ trong họa viện cũng là sử dụng phương pháp vẽ tỉ mỉ, nhưng có nhiều quy phạm hơn, bởi vì nghệ thuật gia phải vẽ tranh theo ý tưởng và để phục vụ cho hoàng đế.

Vào cuối triều đại Bắc Tống, thể loại vẽ trong họa viện đạt đến đỉnh cao nhất. Lý do là hoàng đế yêu thích nghệ thuật Tống Huy Tông đã có một nghiên cứu lớn về thư pháp và hội họa vào thời trị vì của mình, ông cũng tuyển chọn các họa gia xuất sắc vào kinh đảm nhiệm chức vụ, trở thành họa gia chuyên nghiệp.

Trong lịch sử nghệ thuật phương Tây, Trường phái hội họa cổ điển (được nhắc đến trong thế kỷ 14 và 16 của thời Phục hưng châu Âu) cũng là một cách tiếp cận hiện thực, bức tranh tổng thể đòi hỏi một sự mượt mà và cân đối, không để lại nét vẽ, hình dạng nhân vật, tỷ lệ yêu cầu là chính xác và thực tế, để thể hiện các kết cấu khác nhau, việc bố trí ánh sáng và bóng tối đòi hỏi phải tự nhiên, cần sử dụng phối cảnh chính xác để tạo ra cảm giác hoàn hảo về không gian, để đạt được một nghệ thuật tinh tế và phù hợp với cuộc sống thực và mang tính nhân văn.

Trong câu chuyện của Đường Dần, các kỹ thuật của Trầm Chu và Đường Dần thuộc về phương pháp vẽ tỉ mỉ nói trên. Mặc dù những nét vẽ tỉ mỉ không giống với kỹ thuật vẽ tranh cổ điển phương Tây, nhưng nó cũng đòi hỏi đối tượng của bức tranh phải thật sống động.

Bởi câu chuyện về tác phẩm của Đường Dần và Trầm Chu này không thể xác định được này là đúng hay sai, cũng không có bức vẽ tương ứng làm tài liệu nghiên cứu, nhưng nó cũng cho chúng ta biết một điều rằng các bậc thầy cổ xưa nghiêm túc và khôn ngoan như thế nào, từ việc truyền thừa kỹ năng thâm hậu sâu sắc cho đến công lực vẽ tranh, cho nên tác phẩm có thể đạt tới “dĩ giả loạn chân” (Lấy giả làm thật).

Uống Trà Thôi
Theo DKN
Câu chuyện học vẽ của ‘đệ nhất tài tử Giang Nam’ Đường Bá HổĐường Dần – Đường Bá Hổ (Ảnh: twitter)
Câu chuyện học vẽ của ‘đệ nhất tài tử Giang Nam’ Đường Bá Hổ“Chế tác tân giá y” – Đường Bá Hổ, thời Minh (Ảnh: xuehua)
Câu chuyện học vẽ của ‘đệ nhất tài tử Giang Nam’ Đường Bá HổTrầm Chu (Ảnh: Zi.media)
Câu chuyện học vẽ của ‘đệ nhất tài tử Giang Nam’ Đường Bá HổTrong tranh là hình ảnh chú mèo cuộn tròn do Trầm Chu họa (Ảnh: epochtimes)
Câu chuyện học vẽ của ‘đệ nhất tài tử Giang Nam’ Đường Bá Hổ“Tùng khê phóng ẩn đồ” – Đường Bá Hổ (Ảnh: zggjysw)
0 0 10,155 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Tinh túy truyền thống: Khi kỹ thuật hội họa Phục Hưng được tỏa sáng trong nghệ thuật hiện đại
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2715 08:41, 22/06/2023
0 0 2,990 0.0
Santos nói rằng, vào thời kỳ Phục Hưng của Ý, các tri ​​thức và thẩm mỹ học chuẩn mực đã thực sự được hồi sinh; nhưng nó không như vậy trong thế giới nghệ thuật ngày nay, khi mà ‘con lắc chuẩn’ đã đi lệch khỏi vị trí ban đầu. Khi nó được đưa trở lại, nghệ thuật hội họa đỉnh cao ấy tỏa sáng ...
Tinh túy truyền thống: Khám phá nghệ thuật tranh thủy mặc
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2702 11:37, 18/06/2023
0 0 3,560 0.0
Tranh thủy mặc hay tranh thủy mạc, là một loại tranh hội họa khởi nguồn từ Trung Hoa. Nó được coi là Quốc họa Trung Hoa thời xưa. Sự kết hợp hài hòa đạt trình độ tinh vi và tao nhã nhất bởi 2 yếu tố; “Thủy” (水) là nước, “mặc” (墨) là mực nên tranh thủy mặc chủ yếu chỉ là mực mài ra, pha với nước, ...
Lịch sử mỹ thuật qua các thời kỳ: Khi con người tự mình vẽ nên lịch sử thế giới (phần 2)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2688 08:27, 13/06/2023
0 0 3,811 0.0
Từ trong lòng đất, trong bảo tàng, hay trên vách đá… đều ẩn tàng dấu tích, bí mật hay những kỳ diệu mà nhân loại đã tác tạo. Con người đã được Thần trao cho cây bút để tự vẽ nên lịch sử hào hùng của mình: những thành tựu và con đường họ trải qua đều hiện lên ở đó, trong sự nâng niu mà Thần hữu ...
Lịch sử mỹ thuật qua các thời kỳ: Khi con người tự mình vẽ nên lịch sử thế giới (Phần 1)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2681 09:19, 09/06/2023
0 0 4,655 0.0
Từ trong lòng đất, trong bảo tàng, hay trên vách đá… đều ẩn tàng dấu tích, bí mật hay những kỳ diệu mà nhân loại đã tác tạo. Con người đã được Thần trao cho cây bút để tự vẽ nên lịch sử hào hùng của mình: những thành tựu và con đường họ trải qua đều hiện lên ở đó, trong sự nâng niu mà Thần hữu ...
Thưởng thức hội họa: Nghệ thuật vẽ tranh hoa và chim cao siêu của xứ Thần Châu xưa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2672 08:52, 06/06/2023
0 0 3,916 0.0
Tranh vẽ hoa và chim ở Trung Quốc cổ đại quả là một khoảng sáng trong dòng chảy rộng dài của nền văn hoá và triết học truyền thống Trung Hoa. Từ triều đại nhà Tống đến triều đại nhà Thanh, loại tranh này là một chủ đề ưa thích của nghệ thuật cổ truyền Trung Hoa và làm nổi bật giá trị của việc coi trọng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!