/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Đất Thiên Thanh Nê trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ” của Lưu Ngọc Lâm

2648 08:53, 24/05/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Đất Thiên Thanh Nê trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ” của Lưu Ngọc Lâm
Xin gửi đến độc giả bài dịch về nội dung đất Thiên Thanh Nê trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ” của Lưu Ngọc Lâm. Có thể thấy quan điểm trong cuốn này khác nhiều so với cuốn “Nghi Hưng Tử Sa Khoáng Liệu”. Mời các độc giả tham khảo!

Thiên Thanh Nê “đứng đầu trong các loại đất”, nhưng giờ đã khó tìm lại được nó. Các quan điểm về “Thiên Thanh Nê” trong lịch sử cũng khác nhau.

Đầu tiên: là sự khác nhau trong quan điểm “Thế nào là Thiên Thanh Nê”: một quan điểm cho rằng, Thiên Thanh Nê có màu sắc như bầu trời sau cơn mưa (ảnh 4-7), nên mới được gọi như vậy; một quan điểm cho rằng, màu Thiên Thanh là màu giống như thuốc nhuộm màu thiên thanh, nên mới gọi như vậy. Về thuốc nhuộm màu thiên thanh, trang 371 cuốn “Từ Nguyên” đã nói: Thiên Thanh, tên thuốc nhuộm. Đen thẫm mà hơi đỏ, có nghĩa là màu xanh đậm lai chút đỏ.

Thứ hai: Thiên Thanh nê, là chỉ màu sắc của quặng gốc, hay là chỉ màu sắc của ấm thành phẩm? Đa số quan điểm cho rằng, Thiên Thanh Nê thời Minh Thanh, có nghĩa chỉ màu sắc của quặng gốc, vì thời xưa hầu hết những người phu mỏ đều không biết chữ, thường đặt tên dựa theo sự vật tự nhiên, nên có lẽ họ chỉ đặc trưng bề ngoài của quặng; một số ít quan điểm cho rằng, Thiên Thanh Nê thời Minh Thanh là chỉ màu sắc của ấm tử sa sau khi nung, vì người làm ấm và các nhà sưu tầm khá chuyên nghiệp, nên có thể chỉ ra đặc điểm bản chất của sự vật. Rốt cuộc ai sai ai đúng đây? Có thể là người đào đất và người làm ấm có quan điểm khác nhau, nên ví von khác nhau.

“Dương Tiện Minh Hồ Hệ” của Chu Cao Khởi thời Minh đã đề cập: “Thiên Thanh Nê, xuất phát từ Biệt Dã, sau nung có màu gan sậm”. Thiên Thanh Nê được nói đến trong tác phẩm cổ này có lẽ là chỉ màu sắc sau khi nung của ấm tử sa. Nghe nói rằng, chiếc ấm đề lương của nghệ nhân nổi tiếng Thiệu Húc Mậu, thời Càn Long, nhà Thanh được làm bằng “Thiên Thanh Nê” (ảnh 4-8).

Vậy, liệu có một loại đất nào quặng màu như bầu trời sau cơn mưa, mà nung xong lại có màu “gan sậm” hay không? Loại đất khá phù hợp với hai đặc điểm đó là đất tử nê đáy tào thanh và một số loại tử nê khác. Đế tào thanh và một số loại tử nê có vị trí khá sâu, chịu ảnh hưởng lâu dài bởi độ ẩm của đất, nên một số quặng vừa đào được đã có màu “thiên thanh”. Như ảnh 4-9, đó là quặng đế tào thanh, màu sắc của nó màu tím xanh, trong tím có ánh xanh (lam), có đặc điểm màu giống bầu trời sau cơn mưa, sau khi hơi nước bốc đi lại có màu tím đỏ hoặc tím nâu, trong một trường nhiệt nhất định, màu sắc sau nung của nó cũng thích hợp với đặc điểm “màu gan sậm” mà sách cổ ghi lại. Nhưng phần lợn quặng loại này không đáp ứng được đặc điểm đó, nên không thể nói rằng Thiên Thanh Nê được nhắc đến trong lịch sử, chính là đế tào thanh.

Rất nhiều loại quặng có màu sắc quặng giống giống như màu bầu trời sau mưa, nhưng sau khi nung lại không có màu đen thẫm lai đỏ, nên có người nói Thiên Thanh Nê đã tuyệt tích. Đất Thiên Thanh Nê mà những người trong ngành tử sa đưa ra, hoặc là có màu sắc quặng gốc giống như màu bầu trời sau mưa (như ảnh 4-10), hoặc là màu sắc của ấm sau nung giống màu bầu trời, hai trường phái này rất khó đạt tới sự trọn vẹn.

Rốt cuộc loại đất Thiên Thanh Nê mà sách cổ nói tới là gì, không ai khẳng định được, ai cũng có quan điểm của riêng mình. Nhưng có 2 điểm có thể khẳng định là: 1- Thiên Thanh Nê là tử nê, có thể được hình thành trong một tầng quặng đặc biệt nào đó; 2- Sau khi nung, nó có màu “gan sậm”.

Thiên Thanh Nê ghi chép trong lịch sử, chủ yếu được tìm thấy ở khu mỏ Hoàng Long Sơn. “Dương Tiện Minh Hồ Hệ” nói rằng “Thiên Thanh Nê có ở Biệt Dã” (Thời xưa, Biệt Dã thuộc mỏ Hoàng Long Sơn). Nghe nói, Đại Thủy Đàm – Đinh Sơn trước kia cũng là khu vực khai thác tử sa, Thiên Thanh Nê được tìm thấy ở đây. Sau này người ta đào mạch nước ngầm và nơi này bị ngập, trở thành một cái hồ lớn. Những năm gần đây, chính phủ xây dựng Đại Thủy Đàm thành công viên để người dân nghỉ ngơi. Những năm 70 thế kỷ trước, xưởng 1 đã từng dùng cách phối trộn đất để tái hiện lại Thiên Thanh Nê, nhưng chưa thành công bởi các vấn đề như lựa chọn và công thức phối nguyên liệu.

Hiện giờ đã không thể chắc chắn loại đất Thiên Thanh Nê trong lịch sử là đất gì. Hiện tại phần lớn người trong ngành cho rằng, Thiên Thanh Nê là một loại quặng tử sa mà màu bề ngoài của quặng gốc và ấm thành phẩm đều có màu thanh (là một màu nằm giữa màu xanh lam và màu tím) ánh xanh lục (như ảnh 4-11), loại quặng này được tìm thấy ở tầng quặng giữa tử nê và và ô nê ở Hoàng Long Sơn, dính sát vào ô nê, màu quặng là màu thanh xám, cứng chắc, rất giống với đất thanh khôi nê, nhưng lại không có màu tím của đất thanh khôi nê. Thành phần quặng là hydromica, mica trắng, cao lanh, thạch anh, hematit. Tỷ lệ thành phần chủ yếu của mẫu đem đi phân tích là: SiO2, 62.05%, Al2O3 24.62%, Fe2O3 8.27%, CaO 0.68%, MgO 0.60%, K2O 1.77%, Na2O 0.24%, LOI 0.07%.

Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng Fe2O3 gần với các loại tử nê khác, xác định đây là tử nê. Hàm lượng SiO2 và Al2O3 khá cao, vì thế nhiệt độ nung của Thiên Thanh Nê tương đối cao, phạm vi thiêu kết rộng, nhiệt độ thích hợp để thể hiện ra màu thanh là khoảng 1210oC. Ở nhiệt độ 1170oC, sẽ có màu nâu vàng, hơi ánh thanh (như ảnh 4-12), giống màu của lão đoạn nê, mặt cắt thô ráp, tiếng khá trầm. Ở nhiệt độ 1190oC, có màu thanh hơi ánh xanh lục (như ảnh 4-12), mặt cắt thô ráp, tiếng trầm. Ở nhiệt độ 1210oC, màu xanh ánh lục, mặt cắt thô ráp, tiếng đanh. Tính ổn định của Thiên Thanh Nê rất tốt, vì thế LOI (tổn thất do cháy) rất nhỏ, chỉ có 0.07%. Sự thay đổi màu sắc sau nung của Thiên Thanh Nê giống lão đoàn nê và thanh khôi nê, từ màu nâu chuyển sang màu thanh. Lão đoàn nê là vàng ánh thanh, trong thanh có xám, thanh khôi nê thì đầu tiên là xám ánh đỏ, chuyển sang nâu xám ánh thanh. Thiên Thanh Nê đến cuối là màu thanh ánh lục. Màu sắc của Thiên Thanh Nê có liên quan đến chất lượng đất và nhiệt độ nung. Tác phẩm Thiên Thanh Nê thuần chính sẽ có cảm giác rõ nét, màu thanh ánh lục, càng dùng càng rõ màu lục, tươi mới và sinh động, được gọi là “phỉ thúy của tử sa”, tính thấu khí tốt, được các nhà sưu tầm yêu thích. Sự biến đổi màu sắc sau nung và nuôi ấm có thể nhìn từ ảnh 4-13, 4-14. 4-15.

Trần Thùy An - Theo che-sach
Uống Trà Thôi sưu tầm
Đất Thiên Thanh Nê trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ” của Lưu Ngọc Lâm
Đất Thiên Thanh Nê trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ” của Lưu Ngọc Lâm
Đất Thiên Thanh Nê trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ” của Lưu Ngọc Lâm
Đất Thiên Thanh Nê trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ” của Lưu Ngọc Lâm
0 0 4,312 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

GIẢI HOÀNG NÊ - 蟹黄泥
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2737 11:55, 05/07/2023
0 0 1,533 0.0
Giải Hoàng Nê (Bùn vàng cua), còn được gọi là "bùn xoài", là một loại khoáng sản được sản xuất ở núi Hoàng Long, Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô. Quặng thô của nó có màu gần như trắng, với đốm xanh đậm. Ngoài việc sử dụng làm phôi bùn trong sản xuất đồ gốm, nó cũng có thể được nghiền và sàng thành hạt mịn ...
Lịch sử của Kiến Diêu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2720 13:51, 24/06/2023
0 0 1,651 0.0
Kiến diêu (Jianzhan) là tên gọi của dòng gốm sứ cổ xuất hiện vào khoảng thời nhà Đường, và được chế tác ở lò gốm thuộc phủ Kiến Ninh, Kiến An, nay thuộc trấn Thủy Cát, Kiến Dương, Phúc Kiến, Trung Quốc. Điểm nổi bật của Kiến Diêu là chất men đen được nung ở nhiệt độ rất cao (khoảng 1300 độ C).

Do ...
Ấm trà Tri kỷ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2696 16:24, 15/06/2023
0 0 1,788 0.0
Truyền thuyết kể rằng đã lâu lắm rồi, có một vị tài chủ cực kỳ thích uống trà. Bất cứ ai đến uống trà ở nhà ông, bất luận giàu hay nghèo, chỉ cần đến, ông sẽ ngay lập tức gọi gia nhân phục vụ.

Một ngày, một người ăn mày áo quần rách rưới đến cửa nhà tài chủ. Ông ta chẳng xin thức ăn, chỉ nói ...
Lịch sử của Nhữ Diêu (Ru ware)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2677 09:14, 08/06/2023
0 0 1,719 0.0
Gốm Nhữ không những được xếp hạng là “anh cả” trong Ngũ đại danh diêu thời Tống mà còn được đánh giá là một trong những dòng gốm có địa vị cao nhất trong lịch sử hay là đỉnh cao gốm sứ nhân loại.

Trong những năm 1100, gốm Nhữ được làm chỉ dành riêng cho Hoàng gia. Được cho là lấy cảm hứng từ giấc ...
Tử sa rạn là như nào? Cách nhận biết Tử sa rạn
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2660 08:58, 01/06/2023
0 0 1,688 0.0
Chúng ta thường thấy đồ sứ có men rạn, chứ ít khi có tử sa. Bài viết này nhằm giới thiệu đến các anh chị loại tử sa không phủ men nhưng lại có vệt rạn tự nhiên.

Đây là loại tử sa được công nghệ mỹ thuật sư cao cấp Mã Tuấn Hoa phát minh ra, đã đăng ký sở hữu trí tuệ vào năm 2009. Loại ấm tử sa này ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!