/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Hiểu rõ về 9 thuật ngữ miêu tả hương và vị của Trà

2651 08:32, 27/05/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Hiểu rõ về 9 thuật ngữ miêu tả hương và vị của Trà
Khi được hỏi về hương vị của tách trà xanh vừa uống, bạn có cảm thấy bối rối khi muốn diễn đạt chính xác những gì mình cảm nhận? Câu trả lời chắc hẳn sẽ khác nhau ở mỗi người như: hương thơm thanh khiết, tươi mới, vị chát nhẹ hoặc ngọt dịu, lắng sâu,... Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từng nốt hương, mùi vị của trà để có thể diễn đạt chuẩn xác hương vị của thức trà yêu thích.

1. Khám phá những yếu tố chính làm nên hương vị của trà
Hương vị của từng thức trà được quyết định bởi rất nhiều yếu tố, từ giống trà, thành phần dưỡng chất đến kỹ thuật sản xuất, phương pháp lên men, độ tươi của lá và cách pha trà. Ngoài ra, điều kiện bảo quản và chất lượng nước pha trà cũng có ảnh hưởng lớn đến hương vị của ấm trà mà bạn vừa pha. Chính vì thế, cùng một loại trà có thể cho ra nhiều hương vị khác nhau. Đó cũng là lý do bạn cần hiểu rõ hơn về hương vị để chọn được loại trà phù hợp và có thể cảm nhận được những tầng hương nhỏ nhất.

2. Các thuật ngữ miêu tả hương vị trà chuẩn chỉnh
Hương vị của trà có thể được mô tả theo nhiều cách. Nội dung bài viết đề cập chủ yếu đến hương vị của các loại trà được làm từ cây Camellia Sinensis và không luận bàn nhiều về trà thảo mộc. Bởi lẽ, các loại trà thảo mộc thường được làm từ nhiều loài hoa/cây khác nhau và phần lớn đều có hương vị tương tự như nguyên liệu của chúng. Với trà thì khác, cùng là lá và búp của cây Camellia Sinensis nhưng có thể tạo nên hàng trăm hương vị khác nhau.

Dưới đây là đặc điểm của 9 hương vị trà phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

2.1 Vegetal (hương cỏ cây, tươi mới)

Thuật ngữ về hương vị tươi mới thường được dùng để diễn tả cho sắc xanh, hương thơm thoảng nhẹ và vị thanh tao của trà xanh. Tuy nhiên, chúng có thể được dùng để diễn đạt cho các loại trà có hương vị nhẹ nhàng như: trà vàng, trà trắng và cả trà thảo mộc.

2.2 Savoury (vị mặn)

Trà cũng có vị mặn, tương tự như vị của rong biển. Thuật ngữ về trà gọi vị này là umani, thường có ở các loại trà xanh hấp Sencha hay trà xanh Gyokuro Nhật Bản. Đó là hương vị mặn nồng của đại dương, kèm dư vị béo nhẹ, để lại cảm giác tròn đầy.

2.3 Nutty/Toasty (vị ngọt bùi hạt dẻ, hương khói)

Hương vị đặc biệt này thường được tìm thấy ở trà cổ thụ Tà Xùa và trà Oolong rang. Đây là những thức trà có mùi thơm đặc trưng, tựa như hương khói đốt đồng kèm vị ngọt bùi như hạt dẻ nướng.

2.4 Floral (hương hoa)

Khá nhiều loại trà mang trong mình hương hoa, từ nhẹ nhàng đến nồng nàn sâu lắng. Mùi hương ngọt ngào hấp dẫn này phổ biến nhất ở dòng trà Oolong và các loại hồng trà, trà đen.

2.5 Earthy (mùi đất)

Mùi đất là hương vị đặc trưng thường có ở các thức trà lên men sẫm màu như trà đen và trà Phổ Nhĩ. Mỗi thức trà sở hữu mùi đất ở những cấp độ khác nhau và có thể hòa quyện cùng các hương vị khác, cụ thể như: trà Phổ Nhĩ có mùi đất hoặc rêu mạnh và trà đen nổi bật với hương gỗ thông.

2.6 Fruity (hương trái cây)

Một số loại trà sở hữu hương vị trái cây tự nhiên vô cùng cuốn hút như: hương mận chín ở Hồng trà cổ thụ Redshan, hương trái cây chín mọng ở trà Đông Phương Mỹ Nhân, hương hoa và trái cây hòa quyện ở trà Oolong Kim Tuyên hay hương trái vải rõ nét trong Măng Trà Rồng Vàng,... Hương vị độc đáo này thường có ở các thức trà sẫm màu và có hàm lượng nội chất dồi dào.

2.7 Sweet (hương vị ngọt ngào)

Rất nhiều loại trà có vị ngọt tự nhiên như: ngọt thanh, êm đằm có mùi mạch nha ở trà đen hay vị mật ong rõ rệt ở trà Oolong Đông Phương Mỹ Nhân. Hậu vị ngọt sâu còn xuất hiện ở các danh trà như: trà Phổ Nhĩ, trà Long Tỉnh, trà Thiết Quan âm, trà Oolong Tứ Quý,...

2.8 Mineral (vị khoáng)

Hương vị khoáng chất hiếm hoi xuất hiện trong một số ít loại trà Oolong. So với các hương vị khác thì mùi vị khoáng thường dễ bị lấn át và ít được phát hiện hơn.

2.9 Spicy (vị cay)

Vị cay tự nhiên hiếm khi xuất hiện trong các loại trà được làm từ cây Camellia Sinensis. Thông thường, các loại trà Ấn như masala chai nổi bật với vị cay nồng do được kết hợp với nhiều gia vị và thảo mộc.

Trên đây là những thuật ngữ miêu tả hương và vị của các loại trà phổ biến. Hương vị ở mỗi loại trà là tổng hòa của các nốt hương, mùi vị khác nhau. Một số loại trà có hương vị thanh thuần đơn giản chỉ chứa đựng 2, 3 nốt hương nhưng một số khác lại có hương vị vô cùng phức tạp. Sự phong phú này sẽ mang đến cho bạn nhiều khám phá và cảm nhận thú vị bên những tách trà.

Uống Trà Thôi
Theo Plantrip Cha
0 0 7,106 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Mỗi quốc gia - Một thức trà - Một nền văn hóa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1988 08:37, 21/07/2022
0 0 6,902 0.0
Cùng với cà phê, trà là thức uống quen thuộc được yêu thích. Đối với mỗi quốc gia trên thế giới, tùy từng nền văn hóa và điều kiện tự nhiên mà cách uống trà, loại trà yêu thích của từng nước cũng khác nhau, ẩn chứa những nét văn hóa đặc sắc, niềm tự hào của các quốc gia này.

- Vương quốc Anh

Văn ...
Bạch trà - trà hiếm hoi nhất trên thế giới có gì đặc biệt?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1982 09:49, 16/07/2022
0 0 7,678 10.0
Tất cả các loại trà thật sự đều cùng loài Camellia sinensis. Tuy nhiên, do điều kiện trồng, phương pháp chế biến và địa điểm khác nhau đã khiến trà phát triển thành những loại khác nhau. Ngoài trà đen và trà xanh, còn 4 loại trà khác.

Loại hiếm hoi nhất là trà trắng (bạch trà), chủ yếu được sản xuất ở Trung ...
Trà và Thiền trong văn hóa Phật giáo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1971 09:21, 13/07/2022
0 0 7,635 0.0
Hương vị của trà đã thấm sâu vào trong cuộc sống thường nhật, vị chát rồi ngọt của trà đã đi vào tâm thức của bao lớp người trong kiếp nhân sinh. Rồi trà như cam lộ nhuận thắm cửa thiền sâu lắng, gợi lên khúc đại từ sắc sắc không không.

Không biết từ khi nào mà trà trở thành một trong những thứ không ...
Một tách trà là niềm vui thanh đạm, giữa phồn hoa ta thấy được thuần chân
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1965 09:08, 11/07/2022
1 1 6,956 0.0
Thuở nhỏ tôi rất sợ uống trà, vừa nhìn thấy liền nhăn mặt, đến khi cổ họng khát khô mới chịu vớ lấy chiếc chén mà nhắm mắt nhắm mũi uống, ực một cái là xong hết! Sau này lớn lên mới biết, thì ra, hoa có hương sắc của hoa, nước có ý vị của nước, ấm có tâm tình của ấm, mà trà lại có đạo lý của ...
Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1958 09:02, 08/07/2022
1 0 8,004 0.0
Nhiều tài liệu cho rằng, trà Trung Quốc lần đầu tiên được ghi chép trong triều đại nhà Chu, ban đầu người ta ca ngợi trà chỉ vì giá trị y học của nó. Ngay cả Khổng Tử (551 - 479 trước CN) cũng chưa từng thưởng thức trà.

Nhiều thời gian sau… Khổng Tử, trà mới thật sự trở thành thức uống ở Trung Quốc, rồi ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!